Ðây là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế phân tích thời sự nói với báo
Ham hố có thành tích tăng trưởng cao với hệ thống quốc doanh làm đầu tầu chủ lực cho cả nền kinh tế “nhiều thành phần” mà “buông lỏng quản lý” đã để ra một hệ thống doanh nghiệp lời giả lỗ thật. Bằng chứng hiển nhiên là sự sụp đổ của tập đoàn đóng tàu Vinashin nay đang phải điều đình khất nợ kỳ trả tiền đầu tiên $60 triệu đáo hạn ngày 20 tháng 12, 2010.
Vinashin không đào đâu ra tiền dù để trả lương hàng ngàn thầy thợ suốt nhiều tháng trời. Ngày Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam cho hay: “Thủ tướng vừa có quyết định cho doanh nghiệp, người lao động thuộc Vinashin và Vinalines được vay vốn với lãi suất ưu đãi” với lãi suất bằng không (0). Số tiền tổng cộng là bao nhiêu không thấy nêu ra nhưng được biết là “chỉ trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tạo việc làm và học nghề.”
Theo quyết định nói trên, “các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin, doanh nghiệp thuộc Vinalines được chuyển giao từ Vinashin đang nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động, nếu có nhu cầu sẽ được vay từ Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam để trả nợ.”
Ðây là hành động chống lưng thứ hai, tiếp theo tin hồi tuần trước cho biết nhà cầm quyền Hà Nội cho Vinashin hoãn thuế một năm đối với thuế nhập cảng các trang bị, bộ phận đóng tàu. Nhờ hoãn thuế, số tiền này được dùng vào các việc khác.
Là một đại công ty quốc doanh kiệt quệ tài chính, Hà Nội từ chối trả nợ theo đúng nguyên tắc “con dại cái mang” nên các tổ chức lượng giá tư vấn đầu tư đã hạ thấp điểm trên bảng thang điểm của không những Vinashin và hệ thống ngân hàng quốc doanh, mà ngay cả mức độ khả tín của nhà cầm quyền Hà Nội để vay nợ quốc tế cũng bị hạ điểm.
Theo sự nhận định của một chuyên gia phân tích thị trường của công ty đầu tư UBS AG ở
“Họ càng trì hoãn cải cách bao lâu, họ càng khó khăn nhiều bấy nhiêu đến khi thị trường buộc họ phải thay đổi. Nhưng cái khó là thói quen cũ khó bỏ.” Kevin Grice, kinh tế gia của công ty Capital
Tương tự như ý kiến của ông Grice, ông Ju Wang, kế hoạch gia về thị trường tín dụng của UBS AG không tin rằng chế độ Hà Nội sẽ đưa ra một chương trình cải cách toàn diện để chống lạm phát.
Tuy chế độ Hà Nội sẽ có cuộc “Ðại hội đảng” diễn ra từ ngày 12 tháng 1, 2011 tới để trình diện lãnh tụ mới, các chuyên gia quốc tế đều nhìn thấy đó chỉ là dịp “đổi ngựa giữa đường,” chứ không phải dịp người ta nhìn thấy cơ hội thay đổi chính sách của đảng CSVN. Cũng vẫn chỉ là một nhóm người bảo thủ, giáo điều, thay nhau nắm quyền lực để tiếp tục chia nhau rúc rỉa, hoành hành.
Một người thân cận với các cuộc thảo luận ở chóp bu đảng được WSJ giấu tên nói rằng những người cầm đầu đảng CSVN không muốn đi khác con đường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao.
“Sự thay đổi (lãnh tụ) ở tầng cao nhất sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có sự thay đổi chính sách.” Nhân vật đó nói.
Nhiều người cho rằng chế độ Hà Nội đang đi vào vết xe đổ của một số nước Á Châu khác hồi thập niên 1990. Những nước này đã đuổi theo tăng trưởng bất chấp hệ quả nên đã bị sụp đổ tài chính dây chuyền và theo nhau khốn đốn.
“Tăng trưởng là cái duy nhất mà (các lãnh tụ) đảng hiểu, nên tất cả mọi người đều đuổi theo.” Một viên chức cao cấp của Hà Nội được WSJ giấu tên phát biểu: “Sẽ chẳng có gì thay đổi trừ phi có một thế hệ lãnh đạo mới (cải cách) xuất hiện, nhưng cái đó chưa thấy tới.”
Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng của Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS tư nhân đầu tiên ở Việt Nam nay đã giải thể vì cái qui định quái đản của nhà nước, nói với báo WSJ rằng: “Nhà cầm quyền có nói đến kềm chế lạm phát trong một chừng mực nào đó, nhưng chỉ nhắm kềm chế lạm phát ở mức 7% như năm ngoái. Sự kiên định tăng trưởng ở đây trở nên một thứ hội chứng cuồng điên. Việt Nam đang múa may trên lưỡi dao cạo.”
No comments:
Post a Comment