Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, December 30, 2010

Tình hình xứ đạo Cồn Dầu

Tình hình tại xứ đạo Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng đến nay vẫn chưa yên.
Lý do cơ quan chức năng trong những ngày qua tiếp tục làm việc với những tín hữu ký tên vào đơn khiếu nại xin được tái định cư quanh nhà thờ sau khi đất ruộng cuả họ phải bị qui hoạch giao cho công ty tư nhân Mặt Trời thực hiện dự án khu đô thị sinh thái.
Gia Minh cập nhật thông tin liên quan.
Vào dịp Lễ Giáng sinh vừa rồi, báo Đà Nẵng đăng hình bí thư thành uỷ Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đến Tòa giám mục tặng hoa cho giám mục Châu Ngọc Tri như là một dấu chỉ cho thấy mối quan tâm của chính quyền điạ phương đối với tín hữu theo đạo.

Yêu cầu của chính quyền

Tuy nhiên, những giáo dân tại Xứ Cồn Dầu cho biết ngay vào thời điểm những ngày lễ trọng của họ, công an quận và thành phố đã mời những người ký tên vào đơn khiếu nại đề ngày 26 tháng 11  năm 2010.
Được biết có cả 100 người dân xứ Cồn Dầu đã ký vào đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền và giáo quyền từ trung ương cho đến điạ phương đề nghị giải quyết quyền lợi hợp pháp của họ liên quan đến đất đai và tín ngưỡng
Đơn khiếu nại không hề được giải quyết, nhưng rồi những người ký tên trong thư đó bị cơ quan chức năng mời đi làm việc như trình bày của một người dân tại Cồn Dầu sau đây:
"Mấy hôm nay công an mời những người ký đơn tái định cư tại chỗ. Hôm trước công an xuống tận từng nhà yêu cầu rút tên ra khỏi đơn; nếu không rút tên họ sẽ tịch thu nhà, sẽ giam giữ…
Nói dân không được, nay họ mời dân về huyện. Những ngày đầu tiên Ban Thanh Tra Quận làm việc, bây giờ qua đồn Công an quận. Họ doạ nạt nếu không ký sẽ bị bỏ tù, sẽ bị thế này thế nọ; khiến có người ký, tuy nhiên có người chưa ký.
Họ cho biết đơn đó ngoài Bộ không chấp thuận, bây giờ họ sẽ hướng dẫn cho từng người một làm. Họ viết rồi mình ký vô.
Ngày đầu có 5 người ký vô, nay về lại buồn nói rằng đã xin tái định cư một lần rồi mà không cho thì thôi, nay tại sao ký lại lần thứ hai nữa; như thế nguy hiểm. Sau có 5 người được mời nhưng có hai người không đi. Hôm nay ông Thái Văn Liên ( một trong người ký tên) bị mời lên ngày thứ hai.

Họ yêu cầu ông này phải rút tên ra khỏi đơn, và nói là việc kiểm định trước đây không hề có công an đi cùng, tại đây tự do tín ngưỡng, không có ‘phân sát’ (phân chia) như thời vua Tự Đức. Nhưng ông Liên không chấp nhận."

RFA-file-photo-250.jpg
Giáo dân Cồn Dầu phá hàng rào do Cảnh sát cơ động dựng lên để ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010. RFA file Photo
Bà Phan Lê  Nguyên Nhung, một trong những người ký tên vào đơn khiếu nại và cũng là vợ của ông Lê Thanh Lâm, một trong sáu giáo dân Cồn Dầu bị bắt giam và đưa ra toà xét xử với mức án treo sau mấy tháng bị giam giữ, cho hay bà cũng nằm trong số được để ý đến:

"Họ hỏi ông Thái Văn Liên là tôi ở đâu. Tôi do công ăn việc làm nên phải đi xa một thời gian. Hôm qua nghe thế tôi có gọi cho Ông Hùng, điều tra viên, nói nếu muốn gặp thì gửi giấy mời tôi sẽ đến. Đừng nhắn qua người khác, khủng bố tinh thần họ. Ông hỏi tôi đang ở đâu, tôi trả lời đang ở Cồn Dầu. Ông nói gửi giấy mời nhưng bây giờ chưa thấy."
Vào trưa ngày 30 tháng 12, chúng tôi đã liên lạc với ông Lê Tấn Hùng, viên chức công an điều tra mà bà Nhung nhắc đến. Lần gọi thứ nhất ông này cho biết đang bận ăn cơm trưa không trả lời: "Tôi đang ăn cơm trưa, ông tắt máy đi."
Đến tối chúng tôi gọi lại, thì ông từ chối không tiếp chuyện qua điện thoại mà phải đến gặp trực tiếp mới làm việc:
"Tôi không trả lời qua điện thoại, nếu  không đến trực tiếp thì tôi không trả lời."
Căng thẳng cao độ đã xảy ra tại xứ đạo Cồn Dầu vào hồi ngày 4 tháng 5, khi giáo dân tham gia đưa tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Đặng thị Tân, đến nghĩa trang của giáo xứ đã tồn tại cả 135 năm qua, và lực lượng công an đã sử dụng vũ lực để đưa quan tài đi cũng như đánh đập giải tán những giáo dân tham gia đám tang.
Nhiều người đã bị bắt. Cuối cùng là sáu người bị giam từ ngày hôm đó cho đến khi ra toà vào ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Một người tham gia đội trợ tang là ông Nguyễn Thành Năm, sau nhiều lần làm việc với công an đã qua đời hồi ngày 3 tháng 7, mà cái chết cuả ông được nói vì do dân quân, công an đánh đập.

Văn phòng Luật Cù Huy Hà Vũ được một số giáo dân mời tham gia bào chữa trong phiên xét xử sơ thẩm hôm ngày 27 tháng 10 đã bị Toà án Nhân dân quận Cẩm Lệ từ chối.
Những người trong cuộc đều cho rằng họ đòi hỏi quyền lợi chính đáng và không hề chống đối Nhà Nước. Theo họ nếu dự án vì công ích thì không có gì để nói, còn việc chính quyền thu hồi nhà ở, đất ruộng cuả họ để giao cho một công ty tư nhân làm dự án mà việc thỏa thuận giữa hai phiá chưa thống nhất là không đúng những qui định cuả chính pháp luật tại Việt Nam.

No comments:

Post a Comment