Yêu cầu của thủ tướng Việt Nam được đưa ra vào lúc mà đồng bạc Việt Nam ngày càng mất giá, với tỷ giá nay đã lên tới 1 đôla ăn khoảng 21.400 đến 21.500 đồng trên thị trường chợ đen, tức là thấp hơn 10% so với giới hạn của biên độ giao dịch.
Theo nhận định của hãng Reuters, khác với những đơn vị tiền tệ khác trong khu vực, đồng bạc Việt Nam đã bị mất giá do nhiều áp lực trong nước : lạm phát tăng cao, thâm thủng mậu dịch kéo dài, giá vàng leo thang. Giá vàng và tiền đồng có quan hệ chặt chẽ với nhau : khi giá vàng tăng cao, giá đôla so với tiền đồng cũng tăng theo.
Vào đầu tháng 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ không phá giá tiền đồng thêm nữa, ít ra là trong thời gian trước Tết Nguyên Đán, cam kết sẽ huy động nguồn dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu về đôla.
Để ngăn chận lạm phát, ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho Bộ Tài chính ổn định giá điện, than, xi măng, phân bón và các mặt hàng khác cũng như ổn định giá dầu hỏa. Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị ngưng việc « đăng ký tăng giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện đăng ký giá có mức tăng không hợp lý ».
Theo hãng tin Reuters, biện pháp nói trên có thể gây quan ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngoại quốc, vốn đã phản đối một nghị định của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10, yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký giá một loạt các mặt hàng, trong đó có sữa và xi măng, và doạ kiểm soát giá cả.
Theo nhận định của hãng Reuters, khác với những đơn vị tiền tệ khác trong khu vực, đồng bạc Việt Nam đã bị mất giá do nhiều áp lực trong nước : lạm phát tăng cao, thâm thủng mậu dịch kéo dài, giá vàng leo thang. Giá vàng và tiền đồng có quan hệ chặt chẽ với nhau : khi giá vàng tăng cao, giá đôla so với tiền đồng cũng tăng theo.
Vào đầu tháng 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ không phá giá tiền đồng thêm nữa, ít ra là trong thời gian trước Tết Nguyên Đán, cam kết sẽ huy động nguồn dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu về đôla.
Để ngăn chận lạm phát, ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho Bộ Tài chính ổn định giá điện, than, xi măng, phân bón và các mặt hàng khác cũng như ổn định giá dầu hỏa. Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị ngưng việc « đăng ký tăng giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện đăng ký giá có mức tăng không hợp lý ».
Theo hãng tin Reuters, biện pháp nói trên có thể gây quan ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngoại quốc, vốn đã phản đối một nghị định của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10, yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký giá một loạt các mặt hàng, trong đó có sữa và xi măng, và doạ kiểm soát giá cả.
No comments:
Post a Comment