Không thấy một “dấu chỉ” sám hối cá nhân hay cộng đồng! Không thấy một cử chỉ hay ít ra một nghi thức hòa giải. Thôi! Đó là chuyện của các Đấng! Đã qua rồi! Nói làm gì? Lại vạch áo chăng?
Tuy nhiên, kẻ hèn mọn này đến nay hãy còn ray rứt vì chưa trả lời được câu hỏi mà nhiều bạn bè đã nêu ra: (1) Anh có cảm tưởng gì về ĐHDCVN? (2) Cái gì từ ĐHDCVN làm anh tâm đắc nhất?
Câu hỏi (1) xem ra bao la quá, không trả lời nổi. Đành góp nhặt những phát biểu bàn về Hiệp Thông và Đối thoại để bù lại cho cái “bất tri” của mình. Lý do: Sau khi đọc hết các tài liệu từ Đại Hội, kẻ hèn mọn này có cảm tưởng rằng CHỦ ĐỀ của ĐHDCVN 2010 là Hiệp Thông và Đối Thoại. Vì vậy, những góp nhặt ở đây tập trung vào hai chủ điểm trên.
Những phát biểu thu nhặt từ daihoidanchua.net
Đôi lời nói đầu: Trước đại hội, có một bậc vị vọng gửi tặng cho kẻ hèn mọn này tập Tài Liệu Làm Việc (TLLV) Đại hội Dân Chúa Việt Nam (ĐHDCVN) và bảo “Chờ xem” (wait and see). Vâng lời như kẻ tối mặt: Chờ xem. Có chờ, nhưng không được đến tận nơi, thấy tận mắt, chỉ được xem trên mạng daihoidanchua.net. Dù sao đó cũng đã là một ân huệ không XIN mà được CHO. Rất đầy đủ: Các bài giảng. Các bài tham luận. Hội thảo từng nhóm. Những góp ý từ xa. Nhật ký (11 nhật ký). Sứ điệp. Chuyện bên lề. Những tiếng cười, tiếng khóc, đặc biệt “đại hội vỡ òa trong nước mắt!”… “những giọt nước mắt cảm xúc”… Cũng có cả những lời xin lỗi nhưng bề ngoài không thấy xót xa mà nghe như công thức.
Không thấy một “dấu chỉ” sám hối cá nhân hay cộng đồng! Không thấy một cử chỉ hay ít ra một nghi thức hòa giải. Thôi! Đó là chuyện của các Đấng! Đã qua rồi! Nói làm gì? Lại vạch áo chăng?
Tuy nhiên, kẻ hèn mọn này đến nay hãy còn ray rứt vì chưa trả lời được câu hỏi mà nhiều bạn bè đã nêu ra: (1) Anh có cảm tưởng gì về ĐHDCVN? (2) Cái gì từ ĐHDCVN làm anh tâm đắc nhất?
Câu hỏi (1) xem ra bao la quá, không trả lời nổi. Đành góp nhặt những phát biểu bàn về Hiệp Thông và Đối thoại để bù lại cho cái “bất tri” của mình. Lý do: Sau khi đọc hết các tài liệu từ Đại Hội, kẻ hèn mọn này có cảm tưởng rằng CHỦ ĐỀ của ĐHDCVN 2010 là Hiệp Thông và Đối Thoại. Vì vậy, những góp nhặt ở đây tập trung vào hai chủ điểm trên.
Để trả lời câu hỏi (2), xin thưa ngay, kẻ hèn mọn này đọc say mê và khoái đọc đi đọc lại nhiều lần chỉ có hai bài tham luận, một của ĐC Vũ Đình Hiệu (Xuân Lộc) và một của ĐC Nguyễn Văn Bản (Ban Mê Thuột) mà kẻ hèn này cho là sâu sắc, thực tế, thẳng thắn và trung thực. Còn những bài giảng, bài tham luận khác, chỉ xin trích dẫn một số, không phân tích, luận bàn gì cả.
Riêng bài tham luận của ĐC Châu Ngọc Tri, kẻ hèn mọn này chưa đủ trình độ về thần học, triết lý, tín lý, xã hội học để hiểu ĐC Tri muốn nói gì trong toàn bài. Chỉ xin lạm bàn đôi chút về hai sáng chế của ĐC Tri: “Mục vụ nhà trẻ” và “mục vụ nhà đất!”
Cái gọi là “mục vụ nhà trẻ” thực ra chẳng phải là điều gì mới lạ tân kỳ đâu. Phần lớn các nhà trẻ và nhà mồ côi trước 1975 do các nữ tu coi sóc. Sau 1975, sau một thời gian bị gạt ra ngoài lề, các nữ tu lại “được phép” phục vụ một số nhà trẻ và nhà mồ côi. Các vị ấy chẳng làm công tác mục vụ đó sao? Truyền giáo nữa đấy. Có cả linh mục tuyên úy đến giảng dạy, cử hành thánh lễ, ban các Bí tích… Giáo lý, giáo dục, phụng vụ, đầu đủ cả. Cho nên nói tới PHỤC VỤ NHÀ TRẺ (do các nữ tu phụ trách) là nói tới mục vụ rồi!
Có lẽ “mục vụ nhà trẻ” chỉ dùng để làm nền cho cái gọi là “mục vụ nhà đất” mà thôi.
Xét cho cùng, cái rắc rối trong các vụ nhà đất tại Việt Nam không phải ở nơi NHÀ ĐẤT mà chính là ở nơi thực thi công bằng xã hội trong vấn đề nhà đất. Có sự đối xử bất công trong việc giải quyết tranh chấp nhà đất, mới có dân oan. DÂN OAN mới là ĐỐI TƯỢNG chính của MỤC VỤ. Tại sao không gọi đó là MỤC VỤ DÂN OAN (hay MỤC VỤ OAN DÂN giống như MỤC VỤ DI DÂN)? Và khi nêu ra như vậy, sao không nại tới Ủy ban Công lý và Hòa bình đang có mặt trong Đại Hội?
“Mục Vụ Nhà Đất!” Ẩn ý gì đây? Biết đâu nhà cầm quyền sẽ nghi ngờ về một âm mưu tranh giành nhà đất núp dưới danh nghĩa mục vụ! Coi chừng gậy ông đập lưng ông đối với người chế ra cụm từ ấy!
Còn nếu hiểu cuộc đấu tranh của người dân Công giáo trong vấn đề đất đai là sự giành giật quyền lợi vật chất để rồi từ đó lên án cuộc đấu tranh ấy “gây hoang mang chia rẽ và làm thương tổn nặng nề cho tình hiệp thông, làm lu mờ tính cách mầu nhiệm của Giáo Hội, và chắc chắn đã tạo ra không ít bất lợi cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội giữa lòng đất nước dân tộc mình” (tham luận ĐC Tri) thì phải chăng “mục vụ nhà đất” được sáng chế ra là nhằm mục đích cùng với đảng và nhà nước “ta” đánh vào những đòi hỏi CÔNG BẰNG XÃ HỘI để cho bất công “lên ngôi”, gian dối bành trướng và tà quyền leo thang tác oai tác quái cưỡng đoạt nhà đất của dân để làm giàu, bên cạnh đó là sách nhiễu bách hại người dân (đánh đập, bắt bớ, tù đày và sát hại). Cụm từ “Mục vụ nhà đất” nghe rất ư là thần học, triết học và xã hội học cao siêu, nhưng cách giải thích nghe mơ hồ vòng vo mông lung quá, khó mà hiểu thấu.
.
Bảo là “đôi lời” sao lại “lắm lời” thế? Thành thật xin lỗi vậy. Bây giờ xin trở về với đề tài “Những phát biểu thu nhặt từ daihoidanchua.net.” Xin nhắc lại, ở đây cốt ghi nguyên văn một số câu, số đoạn trong ĐHDCVN, chứ không phân tích, bình luận gì cả.
Bản thu nhặt chia làm bốn đề mục:
A. Khai Mạc và Bế mạc ĐHDCVN
B. Các bài giảng trong ĐHDC
C. Một số bài tham luận
D. Một số trang Nhật ký
E. Ghi nhận bên lề – Thành công tốt đẹp
KẾT: Hậu Đại hội.
A. KHAI MẠC & BẾ MẠC
Bài giảng khai mạc (21/11/2010) của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam:
Sự sỉ nhục, nếu được chấp nhận cách khiêm tốn, có khả năng chữa lành tính kiêu căng của chúng ta; lời chỉ trích phê bình, nếu được lắng nghe cách thanh thản, có khả năng giúp chúng ta xét mình để đổi mới cách tư duy và hành động của mình.
Toàn thể cộng đoàn và các mục tử, thực lòng hoán cải , nhờ đó chúng ta có khả năng vun đắp công bình và kiến tạo hoà bình trong lòng mỗi người, trong lòng Giáo Hội và trong lòng xã hội.
Thay vì nói về nhau, thường dễ biến dạng thành chỉ trích phê bình, thì chúng ta hãy chấp nhận nói với nhau trong môt cuộc đối thoại đầy tính nhân văn và văn hoá, nhất là với thao thức nói lên sự thật trong bác ái với mục đích xây dựng cộng đoàn.
Chúng ta cử hành Đại Hội Dân Chúa như một Diễn Đàn để các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa sử dụng quyền tự do thiêng liêng của con cái Chúa, nói lên những nhận thức …, những thao thức … và những khát vọng….
Sứ điệp bế mạc (26/11/2010) ĐHDCVN 2010
Hội Thánh tại Việt Nam còn phải canh tân chính mình qua nỗ lực xây dựng Hội Thánh như một gia đình, trong đó mọi người hiệp thông với nhau như anh chị em một nhà, bình đẳng với nhau trên nền tảng ơn gọi làm người và làm con Chúa, chia sẻ cùng một sứ mạng và trách nhiệm dù được thể hiện trong những bậc sống và nhiệm vụ khác nhau….
Chúng tôi nhìn nhận mình còn nhiều lỗi lầm thiếu sót, vì thế khiêm tốn xin Chúa và anh chị em trong cũng như ngoài Hội Thánh tha thứ cho.
B. CÁC BÀI GIẢNG
Bài giảng của ĐC Vũ Duy Thống:
Xin cho mọi thành viên Giáo hội tùy theo bậc sống và điều kiện hiện tại biết luôn phấn đấu trở thành những nhà kiến tạo hiệp thông. Hiệp thông với Chúa, với nhau để có thể thực thi sứ vụ làm cho mọi người được hiệp thông trong cùng một sự sống của Thiên Chúa… Đừng đứng bên ngoài hoặc bên trên Giáo hội để phê bình chỉ trích, nhưng phải hơn hãy đứng trong Giáo hội để nỗ lực yêu mến chung xây… Thiết tha yêu mến Giáo hội, thiết tha góp ý xây dựng Giáo hội.
Bài giảng của ĐC Võ Đức Minh:
Chúng ta đi vào huyền nhiệm Hạt Lúa Miến: chết đi mới sinh nhiều bông hạt, làm nên nhiều tấm bánh, bẻ ra, chia sẻ cho đồng bào của chúng ta được sống và sống dồi dào. Chúng ta chia sẻ sự sống với đồng bào, không chỉ bằng bánh vật chất, mà bằng cả bánh nhân văn và văn hóa, nhất là bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể; có tất cả các thứ bánh đó thì mới thực sự có sự phát triển toàn diện của mỗi người và mọi dân tộc; và có chia sẻ những tấm bánh đó cho mọi người, nhất là người nghèo và người bị gạt ra lề xã hội, mới thực sự tạo được sự HIỆP THÔNG toàn diện và sâu sắc trong Giáo Hội…
Bài giảng ĐC Trần Đình Tứ:
Trong những năm vừa qua, nếu căn cứ vào những gì đọc được trên các trang web, những lời phê bình chỉ trích hàng giáo phẩm rải rác đó đây, những đơn từ khiếu nại gởi tới giáo triều Rôma, chúng ta có cảm giác như Giáo Hội Việt Nam đang trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Nhưng qua Đại hội Dân Chúa vừa tiến hành, đáng được coi là cao điểm của Năm Thánh 2010, đặc biệt là những cảm tưởng được phát biểu trong phiên họp đúc kết, chúng ta lại thấy Giáo Hội Việt Nam đang sống trong một bầu khí thật chan hòa, cởi mở, những ngày đại hồng ân.
Được liên kết với Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô chúng ta cũng được liên kết với nhau, nên cũng phải sống mầu nhiệm hiệp thông: yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ cho nhau những ân huệ thiêng liêng cũng như những của cải vật chất, cùng cộng tác với nhau để làm cho thân thể ấy mỗi ngày được thêm lớn mạnh và nên vẹn toàn hơn.
C. MỘT SỐ BÀI THAM LUẬN
Tham luận của ĐHY Phạm Minh Mẫn chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa 16/11/2010
Xem ra con đường đối thoại và hợp tác còn xa lạ đối với nhiều người. Vì lẽ, một mặt, tính đối kháng và thói quen đối đầu như đã ăn sâu trong cách nghĩ và cách sống của mỗi con người. Mặt khác, nhiều người vẫn quan niệm chân lý chỉ là những gì hợp với sở thích và tư lợi.
Tham luận của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp (11/22/2010)
Bài tham luận của ĐC Hợp chỉ phác họa (1) Mô hình GH tiền Vatican II và (2) đường hướng của Vatican II. Cuối cùng (30 ĐC chỉ đưa ra “vài đề nghị”), trong đó có đoạn sau đây:
Nhiều người đề nghị trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, Giáo hội Việt Nam nên chân thành nhìn lại chính mình, cố gắng thực hiện cuộc canh tân mà Vatican II đã khai mở, can đảm đưa ra những cải cách hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng, hiệp thông và sứ vụ trong Giáo hội. Đặc biệt, cần thiết những giải pháp rõ rệt để “trong Dân Thiên Chúa, các tín hữu thật sự bình đẳng trong phẩm giá, được chia sẻ cùng một ơn gọi làm con cái Thiên Chúa, có cùng một căn tính Kitô hữu”.
… Để cuộc đối thoại với bên ngoài được kết quả, cần phải có cuộc đối thoại bên trong giữa các thành phần Dân Chúa, đặc biệt giữa hàng giáo phẩm với giáo dân. Phải chăng cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo hội chúng ta là vì thiếu cuộc đối thoại trong lòng Giáo hội?
Tham luận của ĐC Hoàng Văn Đạt (22/11/2010
Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc lòng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”… Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vượt Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời trình bày rõ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ý thức về một đời sống cao đẹp hơn.
Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. Lý tưởng là luật đời và luật đạo hòa hợp. Nhưng đó là ý tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xã hội với đời sống tôn giáo.
Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi.
… Mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xã hội “Công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).
Tham luận của ĐC Bùi Văn Đọc (23/11/2010)
(Nhằm phân tích từ ngữ HIỆP THÔNG)
Nếu nhấn mạnh hòa điệu mà coi thường tương phản, thì chúng ta sẽ rất sợ những tương phản, những quan điểm trái ngược, mà có khi chúng ta đồng hóa với sự chống đối và nghĩ rằng như thế là không còn sự hiệp thông. Nếu quá nhấn mạnh tương phản, chúng ta trở thành những người chỉ thích nói ngược, và như thế sẽ không góp phần xây dựng được điều gì, mà chỉ phá đổ. Ở đây ta hãy ứng dụng triệt để câu nói của Đức Thánh Cha Gioan XXIII : Duy nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì còn nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự (In necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas).
*** Tham luận của ĐC Vũ Đình Hiệu (23/11/2010)
Trong thế giới hiện nay, để có thể đối thoại, phải chấp nhận đa dạng, đa diện, đa văn hóa và trân trọng những khác biệt. Vì thế, đối thoại là việc gặp gỡ giữa các nhân vị chứ không phải chỉ là so sánh về ý tưởng hay một cuộc tranh giành giữa các ý thức hệ. Trong đối thoại, mỗi cá nhân được nhìn nhận như những nhân vị có quyền lợi, tự do, cá tính và sắc thái riêng.
Đối thoại luôn bao hàm tính hỗ tương giữa cho và nhận. Một cuộc đối thoại đích thực không thể chấp nhận ưu thế tiên thiên của một đối nhân nào đó trên những người khác. Không thể có đối thoại đích thực nếu một bên nào đó cho mình nắm chắc chân lý và người khác hoàn toàn sai lầm.
Đối thoại đòi hỏi phải tôn trọng sự khác biệt và chối từ tham vọng chinh phục người khác. Người khác, tự bản chất, không những không thể đồng hóa với ta mà luôn khác với ta. Chấp nhận sự khác biệt này, họ mới là họ với căn tính đặc thù, chứ họ không phải là ta hay một ai khác.
(Đức Cha Hiệu đưa ra 4 điều kiện để đối thoại): (1) Để đối thoại, phải biết lắng nghe. (2) Biết tiếp nhận ý kiến khác biệt. (3) Đối thoại nhưng không đánh mất chính mình. (4) Tình yêu: ngôn ngữ của đối thoại: Thay vì nói với nhau bằng ngôn ngữ của tiền bạc, sức mạnh, quyền lực, ưu thế quân sự. Chì có ngôn ngữ này [Tình yêu] mới đem lại cảm thông, bình an và hạnh phúc cho con người.
*** Tham luận của ĐC Nguyễn Văn Bản (24/11/2010)
« Giáo Hội không đòi hỏi phải thay thế các nhà trách nhiệm của Chính Phủ » có nghĩa là gì ? Đồng ý là Giáo Hội không tham gia tích cực vào đời sống chính trị, không làm thay Chính Phủ, nhưng Giáo Hội vẫn có những phương thức để giúp người tín hữu chọn lựa đúng đắn nhất những vị lãnh đạo đất nước của mình chứ ? Để xây dựng một « xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng » thì sự góp ý mà thôi có đủ chưa ? Ý thức về vai trò của người kitô hữu trong xã hội hiện nay, có lẽ Giáo Hội Việt Nam cần phải có những dấn thân tích cực hơn.
… Người kitô hữu sống trên đất nước Việt Nam là người công dân Việt Nam. Đạo Công giáo là một tôn giáo đã hiện diện lâu năm ở Việt Nam, và đã được Nhà Nước Việt Nam công nhận là một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Vì thế, ngay cả những người kitô hữu di dân, sống tại những vùng kinh tế mới nghèo nàn, vẫn phải được hưởng quyền tự do tôn giáo như những công dân Việt Nam sống trong các thành phố lớn. Đây là điều mà Giáo Hội cần phải bảo vệ. Giáo Hội cần phải nói thay những con người không có tiếng nói. Vì thế, trong Giáo Hội cần phải có những chuyên viên về luật pháp để giúp cho đồng bào công giáo sống trên mọi miền đất nước hiểu được quyền lợi và bổn phận của mình, chứ không chỉ hoàn toàn nghe theo những giải thích tùy tiện của những cá nhân làm công tác tôn giáo tại các địa phương.
Trong khi cố gắng đối thoại với nền văn hóa, Giáo Hội cũng phải can đảm đối thoại với những tác nhân có ảnh hưởng quan trọng tới nền văn hóa, đó là những người đang được trao cho trách nhiệm lãnh đạo xã hội dân sự. Nếu các vị này đưa ra những đường hướng hoặc để xảy ra những tình trạng đi ngược lại với những điều thuộc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc[9], thì Giáo Hội cần phải lên tiếng nói. Ở đây, Giáo Hội lên tiếng nói không chỉ để bảo vệ những giá trị của đạo Công giáo, nhưng là để nói lên « tiếng nói của những người không có tiếng nói hoặc chưa được lên tiếng »[10]. Vai trò tiên tri được thể hiện trong tiếng nói chân thật và đầy trách nhiệm.
… Vai trò của người giáo dân được đề cao, vì họ có thể hiện diện trong mọi nơi và trong mọi lãnh vực. Vì thế, sự cộng tác của họ hổ trợ rất nhiều cho công việc mục vụ của hàng giáo sĩ.
Vấn đề đặt ra là nếu người giáo dân không dấn thân trực tiếp vào công việc truyền giáo, họ có thể giữ đạo một cách thụ động, và điều này không gây cản trở nhiều lắm cho công việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, khi một linh mục thiếu nhiệt tình tông đồ và tâm hồn mục tử, thậm chí đôi khi có những tính khí và cách sống đi ngược với những giá trị của Tin Mừng, chúng ta phải làm thế nào ? Bởi vì đây là một trong những điều làm cản trở ánh sáng của Tin Mừng.
Một kinh nghiệm nữa… không kém phần quan trọng, đó là « xây dựng sự hiệp nhất và hòa giải, cổ võ tình liên đới và tinh thần đối thoại, loại bỏ những thành kiến và củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tất cả đều là những yếu tố quan trọng trong việc thực thi sứ vụ loan báo Tin Mừng ».
… Làm thế nào để trong khi rao giảng cũng như khi đón nhận, người trình bày và người nghe, trong khi đặt Tin Mừng làm điểm tham chiếu, có thể giải quyết được những xung đột, mâu thuẫn trong nội tâm cũng như trong cộng đoàn (gia đình, nhóm người cũ), để có thể đi đến chỗ thống nhất đời sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Để có thể làm được điều này, con đường khiêm hạ, biết mở lòng lắng nghe, hoàn toàn tựa nương vào Chúa là con đường chúng ta phải đi theo.
D. NHỮNG TRANG NHẬT KÝ
Có 11 nhật ký. Ở đây chỉ lược sơ nội dung vài nhật ký.
Nhật Ký 04 (23/11/2010)
Lòng kính mến theo tinh thần Văn hoá Việt Nam và giáo huấn của Giáo Hội đang bị suy giảm. Hiện có những bình luận phê phán thiếu bác ái và xây dựng gây hiểu sai là HĐGM thiếu hiệp nhất và hành động thiếu nhất quán, quá dè dặt trong vấn đề chính trị. Xin các ĐGM lên tiếng cổ vũ, kiếm tạo công bằng xã hội. (Tham luận 6 – Ông Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Minh, Giáo phận Ban Mê Thuột: “Đối thoại trong tinh thần cộng tác.” )
Nhiều lý do làm tổn thương sự hiệp thông. Thời sự nhất: sử dụng các phương tiện truyền thông tung tin bừa bãi ảnh hưởng uy tín và thế giá của Giáo Hội ảnh hưởng đến công cuộc loan báo Tin Mừng (Tham luận 7 – Ông Matthêu Nguyễn Công Kính: “Chia sẻ nhân sự trong Giáo Hội)
Nhật Ký 05 (23/11//2010) – Liên Nhóm 2 (nhóm 5-6-7-8): Cha Tôma Vũ Quang Trung, SJ.:
Hiện nay có nhiều phê bình góp ý, nhưng cần làm như thế nào để giúp xây dựng tích cực, có thể mở một diễn đàn để có thể chân thành góp ý trong tình bác ái để canh tân Giáo Hội.
Liên Nhóm 1 (nhóm 1-2-3-4): Cha Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long, ofm:
Liên nhóm đặt ra hai câu hỏi:
- Thời đại ảnh hưởng khoa học kỹ thuật, gia đình có nhiều thay đổi, giáo xứ và Giáo phận phải đổi cách lãnh đạo thế nào?
- Có những chỉ trích phê bình, phải chăng phát xuất từ phản ứng chống lại kiểu giáo sĩ trị?
Nhận thức chung: Để đi đến hiệp thông, cần phát huy những điểm chung trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng tôn trọng các yếu tố riêng và giúp đi về hướng chung. Để ý các yếu tố cụ thể về văn hoá (kính trọng nhau, biết ơn, khiêm tốn…) hoặc phản văn hoá (bằng mặt không bằng lòng, giả dối…).
Nhật Ký 06 (24/11/2010):
Mở rộng chân trời đối thoại và cộng tác do Cha GioanKim Nguyễn Đức Thành (GP Bắc Ninh) trình bày: Đối thoại với các nền văn hoá, các tôn giáo và người nghèo, xin thêm đối thoại với những người anh em không có niềm tin.
Nhật Ký 07 (24/11/2010
Nhóm 8/16: đề nghị 5 ưu tiên:
• lên tiếng về các vấn đề bảo vệ sự sống + môi sinh,
• lên tiếng về các vấn đề công lý hoà bình,
• huấn luyện lương tâm,
• cẩm nang hướng dẫn hội nhập văn hoá,
• chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại / huấn luyện đức tin và luân lý cho giới trẻ.
• lên tiếng về các vấn đề bảo vệ sự sống + môi sinh,
• lên tiếng về các vấn đề công lý hoà bình,
• huấn luyện lương tâm,
• cẩm nang hướng dẫn hội nhập văn hoá,
• chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại / huấn luyện đức tin và luân lý cho giới trẻ.
Nhóm 9/16: Điểm nhấn công bằng xã hội.- Ưu tiên phục vụ: người nghèo và bất hạnh.
- Đào tạo và chương trình mục vụ thăng tiến con người, dấn thân trăn trở hơn, mạnh mẽ bênh vực công lý cả những vấn đề nhạy cảm.
- Trao đổi thông tin tạo hiệp nhất trong Giáo Hội.
- Đào tạo và chương trình mục vụ thăng tiến con người, dấn thân trăn trở hơn, mạnh mẽ bênh vực công lý cả những vấn đề nhạy cảm.
- Trao đổi thông tin tạo hiệp nhất trong Giáo Hội.
Nhật Ký 08 – 25/11/2010)
- Ông Phanxicô Xaviê Vũ Sinh Hiên: cảm thấy Đại Hội Dân Chúa họp tại Việt Nam nhưng lại ít nhắc đến các vấn đề của quê hương. Xin để một website cho mọi người góp ý.
- Một ý kiến: Tạo hoà đồng thông cảm giữa giáo sĩ và giáo dân.
- Một ý kiến: Người nghèo và bất hạnh có quyền bình đẳng tự do tôn giáo. Xin lên tiếng kịp thời mạnh mẽ lên tiếng giúp họ.
- Cha Hoàng: nhấn mạnh đồng trách nhiệm của mọi thành phần dân Chúa, cách riêng giáo dân. 1
- Một ý kiến: Chú trọng vai trò tư tế, vương đế của người Kitô hữu.Đức Hồng Y Mẫn đúc kết:
- Đề nghị HĐGM cho phép các đại biểu và ngoài đại biểu tiếp tục góp ý gởi về một địa chỉ cho Ban thư ký.
- Đề nghị các đại biểu cách góp ý hiệu quả hơn. ĐHY nói: “Công đồng Vatican II vạch ra đường hướng đối thoại, nhưng tính đối kháng và thói quen đối đầu dường như ăn rễ trong tâm thức người Việt Nam, do chiến tranh lâu dài. Sự hiệp thông hiệp nhất còn nhiều thiếu sót.
E. GHI NHẬN BÊN LỀ & THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Đại Hội và những giọt nước mắt cảm xúc (25/11/2010) – Đại Hội vỡ òa trong nước mắt.
Một đại biểu giáo phận Bùi Chu phát biểu, trước khi đi tham dự đại hội này, chị đã được đại diện nhà nước ở cấp tỉnh và huyện đến thăm chúc mừng. Chị cảm thấy hãnh diện và xúc động khi mình được đại diện nhiều thành phần giáo dân ở đó và Chúa đã “soi sáng” lãnh đạo nhà nước cùng hiệp thông đại hội. Ước gì trong tương lai, chính quyền tạo nhiều điều kiện hơn để Hội đồng Giám mục và giáo dân có cơ hội sống tình hiệp thông của Giáo hội.
KẾT: Cái nhìn Hậu Đại Hội
Đức Cha Bùi Tuần (28/11/10):
“Trước những nguy hiểm đang đe dọa Hội Thánh Việt Nam”
Canh tân đạo Chúa phải khởi đi từ việc đổi mới con người với việc hối cải. Cần hối cải, bởi vì Chúa thấy nhiều cơ chế gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức hình thức; nhiều người gọi là đạo đức, nhưng thực sự chỉ là đạo đức giả; nhiều thói quen gọi là đạo đức, nhưng chỉ là đạo đức vụ lợi phô trương.
Hiểm nguy của đạo thời đó cũng tiềm ẩn trong đạo thời nay. Đó là những thứ đạo đức giả đó đây. Tự hào với những đạo đức giả sẽ không thể có sám hối. Cái gì cũng cho mình là đúng, thì làm sao sám hối được. Đó lại là một nguy cơ dẫn tới diệt vong.
Hiểm nguy là nhiều người có trách nhiệm canh tân Hội Thánh lại không ưa thích đời sống nội tâm, nhưng đổ sức vào những tổ chức bề ngoài. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, khi còn là Hồng Y, đã viết trong cuốn “Muối của Đất”: “Những cải cách hôm nay, sẽ không đến từ những Thượng Hội đồng, cho dù các Thượng Hội đồng có lý do chính đáng để tồn tại, và đôi khi cũng cần thiết, nhưng những cải cách sẽ đến từ những nhân vật có sức thuyết phục, mà chúng ta gọi là những vị thánh”.
Các Thượng Hội đồng đã được Đức Thánh Cha nhìn như thế. Phương chi các thứ Đại hội của chúng ta. Ấy thế mà nhiều khi các tổ chức ồn ào lại được chúng ta quá đề cao. Hiểm nguy chính là ở đó.
Nếu không được Chúa hướng dẫn, chúng ta dễ trở thành những người phản chứng.
Người thu nhặt: Lê Thiên
No comments:
Post a Comment