Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Wednesday, November 24, 2010

Campuchia: dân chỉ trích Chính phủ về vụ hỗn loạn và cấp cứu

Ủy ban giải quyết vụ hỗn loạn trên cầu Kim Cương của Campuchia cho hay, đến 7 giờ, ngày 24/11 con số thiệt mạng tăng lên 456 và số người bị thương lên gần 400Bên cạnh đó, Ủy ban này cho rằng nguyên nhân gây ra bởi vì có hơn 7000 người tập trung trên chiếc cầu dài 100 mét, và nhưng người có mặt tại hiện trường nói rằng Chính phủ bất khả năng và thiếu trách nhiệm giải quyết vấn đề.

Chính phủ bất lực thiếu trách nhiệm

Sau thảm họa gây thiệt mạng và bị thương hàng trăm người vào đêm cuối cùng của Lễ đua thuyền truyền thống tại Campuchia, người dân chỉ trích rằng các lực lượng Công an của Chính phủ bất lực và thiếu trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân trong lúc hàng trăm người đang bị giẫm đạp trên cầu và hàng trăm người khác nhảy xuống hồ Tonle Sap.
Lãnh Đạo của tổ chức nhân quyền ADHOC ông Chann Saveth đã cố gắn chen lấn vào cứu nạn nhân cho biết, chính quyền Campuchia bất khả năng trong việc giải quyết vấn đề khi vụ hỗn loạn xảy ra. Đảo Kim Cương là một Đảo rộng nhưng chính quyền không chuẩn bị đường ra vào để cứu người. Trong 3 tiếng đồng hồ, lực lượng cảnh sát vẫn không thể giải quyết trong vụ hỗn loạn.
Người dân tên Sok Thin, người thấy cảnh nạn nhân bị giẫm đạp và nhảy xuống hồ trong vụ hỗn loạn cho Đài Á Châu tự do biết rằng, vào đêm ngày 22/11 khi có một số tin đồn gãy cầu gây ra hoảng loạn, đám đông bắt đầu xô đẩy nhau cố chạy trốn khỏi cây cầu, tuy nhiên khi càng nhiều người đổ xô để thoát khỏihàng trăm

Các nạn nhân được chở đi cấp cứu. RFA
Các nạn nhân được chở đi cấp cứu. RFA
người bị chết ngạt, chà đạp, và hàng trăm người khác bị chết đuối sau khi nhảy xuống hồ. Ông Sok Thin nói rằng, trong vụ hỗn loạn này lực lượng Cảnh sát có mặt rất chậm để cứu nạn nhân.
 Ông Sok Thin cho biết:
“Như chúng ta đã biết, nạn nhân đã bị ngạt thở và đang bị giẫm đạp nhau, vậy có nghĩa là sức chịu đựng của họ không thể qua hơn nữa tiếng hay 1 tiếng, nhưng lực lượng Cảnh sát lại kéo thời gian đến 3 tiếng. Suốt 3 tiếng mới kéo hết nạn nhân ra khỏi cây cầu. Đây cũng là nguyên nhân gây thiệt mạng nạn nhân. Còn nếu như Công an cũng như Cảnh sát có chuyên môn hơn về biện pháp cấp cứu thì người bị thiệt mạng đương nhiên là có, nhưng sẽ không nhiều như vậy. ”

Theo kết quả điều tra ban đầu của Chính phủ hoàng gia Campuchia cho biết ngày 24/11 rằng, vụ hỗn loạn trên chiếc cầu Kim Cương hôm 22/11 vừa qua, bởi vì cây cầu quá nhỏ nhưng có người tập trung quá đông. Đây là nguyên nhân làm cho họ bị ngạt thở kết hợp với một số tin đồn cầu bị gãy cho nên có nhiều người phải nhảy xuống hồ Tonle Sap. Ngoài bị chết đuối, nhiều người bị thiệt mạng bởi ngạt thở và nội thương.
Kết quả điều tra cho biết, chiếc cầu Kim Cương có chiều dài 100 mét; rộng 7,16 mét.
Trong 1 mét vuông đã có từ 9 đến 12 người; tổng chiều dài 100 mét tức là có hơn 7 000 người trên cây cầu và tổng trọng lượng từ 350 đến 400 tấn. Kết quả điều tra còn cho rằng, chính vì người trên cây cầu quá đông, đa số người dân trên cầu đến từ các tỉnh thành cho nên họ không biết chiếc cầu Kim Cương là dạng cầu lắc và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vụ hỗn loạn.
Ông Ech Sam Heng, Phó Ủy ban giải quyết trong vụ hỗn loạn trên cầu Kim Cương cho Đài Á Châu tự do biết lúc 7 giờ, hôm thứ tư rằng, con số thiệt mạng đã tăng đến 456 người, còn bị thương là 395 người.

Lực lượng cấp cứu chậm trễ thiếu huấn luyện không chuyên môn

Trong thảm họa gây thiệt mạng hàng trăm người này, ông Sok Thin chỉ trích vì sự thiếu trách nhiệm của Chính phủ. Ông Sok Thin nói:
“Thiếu trách nhiệm, ý muốn nói chính quyền không chuẩn bị trước bởi vì chúng ta biết rằng nơi đó sẽ đông người, vậy chính phủ nên phân công lực lượng Cảnh sát, an ninh có mặt tại đầu cầu và cuối cầu để  cấm họ tập trung đông trên cây cầu. Nếu làm như vậy, sẽ không thể xảy ra thảm họa như vậy. Một điều nữa, khi người tụ tập xô đẩy nhau kêu cứu thì đúng ra phải có mặt lực lượng cảnh sát ngay tại hiện trường và giải quyết vụ việc, nhưng ngược lại chỉ khi thấy người té xỉu, chính quyền mới bắt đầu vào cứu giúp…Và đáng lẽ cảnh sát kéo họ ra khỏi đám thi thể, thì lại bỏ đó…

Một người đàn ông khác không tiết lộ danh tính cho biết rằng, trong lúc đám đông đang bị té xỉu, xô đẩy trên chiếc cầu, ông chẳng thấy lực lượng cảnh sát ở gần. Sau một khoảng thời gian khá lâu, xe quân đội mới xuất hiện và sau đó lực lượng cảnh sát bắt đầu kéo thi thể ra khỏi đám đông, rồi thảy lên xe. Ông còn nói rằng, động tác cấp cứu này diễn ra rất chậm, không kỹ thuật, không chuyên môn, không máy bay, không có xe cứu thương. Ông đưa ra nhận xét:
“Tôi có mặt cách cảnh sát chỉ 30 mét, nhưng họ không cho phép tôi vào cứu người. Tôi thấy tận mắt trong khi có hàng trăm người té xỉu và giơ tay cầu cứu, nhưng cảnh sát chỉ đứng biểu diễn chẳng giúp được gì. Tôi

Bản đồ khu vực đảo Kim Cương nơi xảy ra thảm họa. RFA
Bản đồ khu vực đảo Kim Cương nơi xảy ra thảm họa. RFA
không thể chấp nhận khi thấy 4 cảnh sát khiêng một nạn nhân thảy lên xe...”
Còn ông Nhem Chann Thone là một trong những người khác có mặt tại hiện trường bày tỏ rằng cảnh hỗn loạn ấy rất khủng khiếp không thể miêu tả được, nhưng ông không bằng lòng với cách cứu trợ của lực lượng cảnh sát. Ông còn nói rằng, ông đã cầu xin vào giúp nạn nhân nhưng cảnh sát không cho phép, ngược lại cảnh sát chỉ làm việc cho có chứ họ không có trách nhiệm.
Ông Nhem Chann Thone bày tỏ, “Hành động cứu trợ làm như không muốn. Tôi muốn vào cứu họ nhưng không thể, và tôi chỉ cầu mong các anh Công an cứu họ ra khỏi cây cầu. Chúng tôi chặn đường không cho người vào, nhưng họ lại đi cứu người ở giữa cây cầu và họ vẫn không cho chúng tôi vào. Tôi nghĩ, nếu lúc đó chúng ta có máy bay, có xe nước, chỉ trong nữa tiếng sẽ cứu nạn nhân khỏi thảm họa này, và cũng sẽ không phải thiệt mạng như vậy.”
Đây là vụ giẫm đạp nghiêm trọng nhất trên thế giới kể từ tháng 1/2006 khi 362 người hành hương Hồi giáo bị thiệt mạng khi chen lấn tại cổng vào cầu Jamarat gần thánh địa Mecca ở Ảrập XêútMặc dù nhiều quan chức nước này đổ lỗi người chết trong vụ hoảng loạn bởi các thành viên của đám đông nén chặt, nhưng một chuyên gia về kiểm soát đám đông cho biết rằng các nhà hoạch định sự kiện bắt buộc phải làm cho mọi người chắc chắn không bị đưa vào tình cảnh nhồi nhét nguy hiểm như vậy.
Ông Paul Townsend, một chuyên gia tư vấn đám đông Dynamics, cố vấn một Công ty của nước Anh, cố vấn Chính phủ và lập kế hoạch sự kiện về khối lượng chuyển động an toàn cho báo The Cambodia Daily biết hôm 24/11 rằng, “Để tránh sự nguy hiểm như vậy, các nhà hoạch định sự kiện cần nhất để làm chậm đám đông tại cửa ra vào đến khu vực nhỏ để tránh tạo ra tắc nghẽn.”
Cũng tại thảm họa này, ông Châu Văn Chi, Chủ tịch Hội người Việt ở Campuchia nói rằng, đến 7 giờ chiều ngày 24/11, số người chết được xát định là Việt kiều tại nước này lên đến 10 người, số người bị thương tăng lên 9 và 1 người còn mất tích.

No comments:

Post a Comment