Tham gia chương trình hôm nay, Bác sĩ Trần Văn Sáng, một người rất quen thuộc với quý thính giả của Chương trình Sức Khỏe và Đời Sống sẽ giải thích về những tác hại của sự kết hợp hai loại chất kích thích: càfêin và rượu hay còn gọi là chất cồn này.
Bốn công ty nhận được văn thư của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) yêu cầu không cho lưu hành 7 nhãn hàng nước tăng lực do đơn vị họ sản xuất gồm Phusion Projects ở tiểu bang Illinois sản xuất Four Loko; San Diego ở bang California với hai nhãn hàng Joose và Max; New Century Brewing thuộc tiểu bang Massachusetts với Moonshot; và Oregon’s Charge Beverages Corp của tiểu bang Portland với ba sản phẩm Core High Gravity HG, Core High Gravity HG Orange, Lemon Lime Core Spiked.
FDA đưa ra lý do vì các sản phẩm nước tăng lực của bốn công ty vừa nêu có chứa càfêin và chất cồn với hàm lượng cao. Một số trường hợp người sử dụng loại thức uống này bị ngộ độc rượu nặng phải đưa đến bệnh viện điều trị trong tình trạng thập tử nhất sinh, và hầu hết những người sử dụng thuộc giới trẻ.
Tác dụng ngược chiều của càfêin và rượu
Trước khi tìm hiểu về sự kết hợp giữa chất càfêin và chất rượu khi đưa vào cơ thể cùng lúc, Bác sĩ Nội khoa và gia đình Trần Văn Sáng hiện đang hành nghề tại tiểu bang Virginia cho biết đặc tính riêng của từng loại chất này như sau:
“Đã từ nhiều thập niên nay người ta vẫn dùng chất càfêin với một tính chất duy nhất là tính kính thích. Thật sự nếu ta dùng chất càfêin với liều dùng vừa phải thì nó là tốt cho cơ thể. Có nhiều nghiên cứu cho thấy như vậy. Càfêin giúp cho người ta cảm thấy tỉnh táo, giảm bớt những cơn buồn ngủ, giúp đi tiểu nhiều hơn.
Một phần nữa, nó giúp giãn nở cuống phổi làm cho người uống cảm thấy họ thở được dễ dàng hơn, và cảm thấy phấn chấn hơn. Chất càfêin sẽ làm cho người uống cảm thấy cơ thể tỉnh táo, phấn chấn hơn và có vẻ như yêu đời hơn. Nhưng nó cũng có những phản ứng phụ là làm cho tim đập nhanh hơn.
Ngược lại alcohol hay là chất rượu cũng được sử dụng từ lâu đời. Khi nhân loại có mặt thì người ta đã nghĩ ra cách dùng rượu, với những mục đích khác nhau. Chất rượu lúc ban đầu thì kích thích. Người uống rượu cảm thấy thoải mái vì có bạn bè. Nhưng thực sự có phản ứng phụ, chất rượu làm người trở nên hơi buồn ngủ, và rất dễ ngủ. Những người khó ngủ đôi khi dùng rượu để ức chế thần kinh trung ương để có một giấc ngủ say và có thể kéo dài giấc ngủ đến trọn đêm.
Chúng ta thấy rõ ràng là rượu lại ức chế thần kinh trung ương để người ta không còn tỉnh táo nữa, dễ ngủ. Và đôi khi nếu chúng ta nghĩ rằng đến tình trạng say mèm thì người uống không còn tự chủ nữa, đi đứng lệch lạc, lái xe dễ bị đụng. Và có thể không tự chủ được hơn nữa họ có những thái độ đối xử với những người xung quanh không được đẹp, vì họ cũng không còn phân biệt được ai nữa.
Chúng ta thấy tác dụng này của rượu ngược lại với càfêin. Càfêin giúp cho não làm việc, tỉnh táo, còn rượu thì ức chế hoạt động của não làm cho người say ở trong tình trạng lơ mơ, cho đến khi đi ngủ hay đến tình trạng say mèm.”
Bác sĩ Sáng giải thích mục đích của việc kết hợp hai loại chất có tác dụng tương phản này trong một thức uống:
“Khi kết hợp như vậy, nhà sản xuất muốn sử dụng chất càfêin để ức chế tác dụng buồn ngủ của rượu, để người uống loại thức uống này không cảm thấy bị phản ứng phụ của rượu làm buồn ngủ phải đi ngủ và tiếp tục được tỉnh táo. Tức là được cả hai lợi điểm của hai chất kích thích: Rượu và càfêin cùng một lúc. Họ có thể uống nhiều hơn, tỉnh táo hơn, và có thể họ có những hoạt động vui chơi nhiều hơn khi sử dụng những thức uống này.
Điều đó để quý thính giả thấy rõ ràng mục đích của nhà sản xuất. Họ đã có nghiên cứu, họ đã thấy đó là những điều mà quần chúng sẽ thích, nhất là với giới trẻ. Chính vì vậy đã xảy ra chuyện tại một trường đại học ở Mỹ – có 9 sinh viên của trường Central Washington University dùng loại thức uống này và họ được đưa vào bệnh viện vì những phản ứng phụ của thức uống này.”
Hiệu trưởng của Central Washington University, ông James L. Gaudino cho biết, các sinh viên này đã uống loại nước tăng lực Four Loko. Khi các nạn nhân được đưa vào bệnh viện người ta đo thấy nồng độ cồn trong máu của các bệnh nhân sinh viên này vào khoảng từ 0,12% đến 0,35%, và một nữ bệnh nhân gần như sắp chết.
Theo các nhà chuyên môn thì khi nồng độ cồn tập trung trong máu bệnh nhân khoảng 0,30% thì có nhiều khả năng có thể dẫn tới tử vong.
Đơn cử trường hợp Four Loko được pha chế với hương vị trái cây, một lon Four Loko 23,5 ao-xơ (23.5 oz đơn vị đo lường của Anh 1oz ~ 28.35 g), được bán với giá khoảng 2 đô la rưỡi, chứa từ 6% đến 12% cồn, tùy theo quy định của từng tiểu bang; mà 12% alcohol tương đương với khoảng 4 lon bia.
Trước đây, năm 2008 tổ chức Trung tâm Khoa học vì lợi ích công cộng (Center for Science in the Public Interest) đã kiện công ty MillerCoors Brewing vì nhãn hàng nước tăng lực Sparks, cho rằng công ty này đã đưa ra thị trường loại thức uống có cồn, nhưng làm dưới dạng nước giải khát cho những người dưới tuổi thành niên sử dụng.
Nguy hại sức khỏe
Như vậy sự kết hợp của hai chất kích thích có tác dụng ngược chiều này nếu được đưa vào cơ thể cùng một lúc thì sẽ dẫn đến những nguy hại gì cho sức khỏe? Bác sĩ Sáng giải thích:
“Như tôi đã trình bày, chất càfêin nếu tiếp tục sử dụng và nhiều thì nó sẽ làm tim đập nhanh hơn, và có một số người sẽ bị những phản ứng phụ nếu họ có những biến chứng về tim trước đây, hay rối loạn nhịp tim đập, v.v... Càfêin nó làm người ta tỉnh thức, khó ngủ. Khi sử dụng chất alcohol thì phản ứng sẽ ngược lại.
Người uống rượu được tỉnh lâu hơn thì họ sẽ tiếp tục uống những thức uống này nhiều hơn. Khi đó nồng độ rượu bắt đầu tăng lên trong máu mà họ vẫn chưa biết là họ đã bắt đầu bị tình trạng nhiễm độc của nhiều chất rượu trong máu, vì chất càfêin làm cho họ tỉnh táo, họ không cảm thấy buồn ngủ, không cảm thấy mệt, họ cũng không nói chuyện như một người say nên họ không tìm cách đi nằm nghỉ mà họ cứ tiếp tục uống.
Tình trạng đó nếu cứ kéo dài sẽ đưa tới việc người uống cứ tiếp tục uống. Và khi họ đã bị say thật sự do chất rượu thì lúc đó nồng độ rượu đã quá cao trong cơ thể.
Vì chất càfêin ở trong cơ thể rất ngắn, nhưng chất rượu thì ở trong cơ thể rất lâu. Bởi vậy khi họ sử dụng như thế này mà khi họ đã đến độ nằm xuống và say thì thường là rất nặng.
Khi nồng độ chất rượu lên quá cao thì có thể ức chế sự thở của người bệnh, ức chế não và có thể đưa đến tử vong. Vì khi đó người bệnh không thở được đủ, không lấy dưỡng khí đủ, đặc biệt là đối với những người có những bệnh về hô hấp trước đây. Đó là một trong những tai biến hết sức nguy hiểm, nên chúng ta thấy tại sao người ta không muốn cho các nhà sản xuất tiếp tục đưa những loại thức uống này vào thị trường.”
Ngoài ra, các nhà chuyên môn cũng cho biết, phụ nữ dễ bị tác động xấu của đồ uống có cồn hơn so với nam giới. Giải thích điều này các bác sĩ cho rằng enzim thường hoạt động kém hơn trong dạ dầy của nữ giới, mà enzim sẽ tác động mạnh đến chất cồn trước khi rượu hòa vào máu. Vì vậy trong trường hợp lạm dụng chất kích thích này, lượng cồn trong máu phụ nữ sẽ cao hơn và nguy cơ gặp phải các tác động xấu cũng cao hơn nhiều so với phái nam.
Mặt khác, một số người vẫn hay có thói quen sử dụng một tách càfê sau khi uống rượu, mà họ gọi là để giả rượu. Về việc này Bác sĩ Sáng giải thích rõ như sau:
“Thật sự đó là quan điểm có từ lâu trên thế giới, tức là khi nào uống rượu người ta hay uống tí càfê. Chất càfêin nó làm cho người giống như mới bắt đầu say rượu họ sẽ tỉnh lại chút xíu. Nhưng đó là điều nguy hiểm vì khi họ tỉnh lại thì họ sẽ tiếp tục uống rượu thêm. Và chính rượu là chất sẽ đưa tới những nguy hại không những đối với não bộ – sau này về già não của người uống nhiều rượu sẽ bị hư hoại, mà còn có thể ảnh hưởng tới gan, và ảnh hưởng đến những tai nạn xảy ra khi họ bị nhiễm độc bởi nhiều chất rượu.
Theo nguyên tắc nếu người ta chỉ sử dụng một tí, thí dụ như người Ái-Nhĩ-Lan họ có một thức uống gọi là coffee họ để một tí rượu rum hay rượu gì đó cho thơm mà thôi, tức là họ sẽ lấy cái hương vị của rượu để cảm thấy là họ đang uống rượu vì họ ở vùng lạnh. Với những liều thấp như vậy, thì ảnh hưởng đối với cơ thể rất ít.
Nhưng ở những thực phẩm mà họ đã pha chế quá nhiều và nồng độ rượu lên tới 10 – 12% trong một lon, thì rõ ràng mức độ hại rất nhiều.
Còn nếu sử dụng với một liều rất nhỏ, ví dụ như uống một ly càfê bỏ thêm một tí rượu rum cho thơm; chúng ta không sử dụng rượu rồi sử dụng cà fê để đối chất lại với chất rượu. Vì tác dụng của càfê ngắn hạn còn rượu thì kéo dài dài hạn, thành ra chỉ làm cho người uống sẽ uống rượu nhiều hơn mà thôi thì cái đó sẽ là điều bất lợi cho sự kết hợp này.”
Như vậy sự kết hợp của hai chất kích thích có tác dụng ngược chiều này nếu được đưa vào cơ thể cùng một lúc thì sẽ dẫn đến những nguy hại gì cho sức khỏe? Bác sĩ Sáng giải thích:
“Như tôi đã trình bày, chất càfêin nếu tiếp tục sử dụng và nhiều thì nó sẽ làm tim đập nhanh hơn, và có một số người sẽ bị những phản ứng phụ nếu họ có những biến chứng về tim trước đây, hay rối loạn nhịp tim đập, v.v... Càfêin nó làm người ta tỉnh thức, khó ngủ. Khi sử dụng chất alcohol thì phản ứng sẽ ngược lại.
Người uống rượu được tỉnh lâu hơn thì họ sẽ tiếp tục uống những thức uống này nhiều hơn. Khi đó nồng độ rượu bắt đầu tăng lên trong máu mà họ vẫn chưa biết là họ đã bắt đầu bị tình trạng nhiễm độc của nhiều chất rượu trong máu, vì chất càfêin làm cho họ tỉnh táo, họ không cảm thấy buồn ngủ, không cảm thấy mệt, họ cũng không nói chuyện như một người say nên họ không tìm cách đi nằm nghỉ mà họ cứ tiếp tục uống.
Tình trạng đó nếu cứ kéo dài sẽ đưa tới việc người uống cứ tiếp tục uống. Và khi họ đã bị say thật sự do chất rượu thì lúc đó nồng độ rượu đã quá cao trong cơ thể.
Vì chất càfêin ở trong cơ thể rất ngắn, nhưng chất rượu thì ở trong cơ thể rất lâu. Bởi vậy khi họ sử dụng như thế này mà khi họ đã đến độ nằm xuống và say thì thường là rất nặng.
Khi nồng độ chất rượu lên quá cao thì có thể ức chế sự thở của người bệnh, ức chế não và có thể đưa đến tử vong. Vì khi đó người bệnh không thở được đủ, không lấy dưỡng khí đủ, đặc biệt là đối với những người có những bệnh về hô hấp trước đây. Đó là một trong những tai biến hết sức nguy hiểm, nên chúng ta thấy tại sao người ta không muốn cho các nhà sản xuất tiếp tục đưa những loại thức uống này vào thị trường.”
Ngoài ra, các nhà chuyên môn cũng cho biết, phụ nữ dễ bị tác động xấu của đồ uống có cồn hơn so với nam giới. Giải thích điều này các bác sĩ cho rằng enzim thường hoạt động kém hơn trong dạ dầy của nữ giới, mà enzim sẽ tác động mạnh đến chất cồn trước khi rượu hòa vào máu. Vì vậy trong trường hợp lạm dụng chất kích thích này, lượng cồn trong máu phụ nữ sẽ cao hơn và nguy cơ gặp phải các tác động xấu cũng cao hơn nhiều so với phái nam.
Mặt khác, một số người vẫn hay có thói quen sử dụng một tách càfê sau khi uống rượu, mà họ gọi là để giả rượu. Về việc này Bác sĩ Sáng giải thích rõ như sau:
“Thật sự đó là quan điểm có từ lâu trên thế giới, tức là khi nào uống rượu người ta hay uống tí càfê. Chất càfêin nó làm cho người giống như mới bắt đầu say rượu họ sẽ tỉnh lại chút xíu. Nhưng đó là điều nguy hiểm vì khi họ tỉnh lại thì họ sẽ tiếp tục uống rượu thêm. Và chính rượu là chất sẽ đưa tới những nguy hại không những đối với não bộ – sau này về già não của người uống nhiều rượu sẽ bị hư hoại, mà còn có thể ảnh hưởng tới gan, và ảnh hưởng đến những tai nạn xảy ra khi họ bị nhiễm độc bởi nhiều chất rượu.
Theo nguyên tắc nếu người ta chỉ sử dụng một tí, thí dụ như người Ái-Nhĩ-Lan họ có một thức uống gọi là coffee họ để một tí rượu rum hay rượu gì đó cho thơm mà thôi, tức là họ sẽ lấy cái hương vị của rượu để cảm thấy là họ đang uống rượu vì họ ở vùng lạnh. Với những liều thấp như vậy, thì ảnh hưởng đối với cơ thể rất ít.
Nhưng ở những thực phẩm mà họ đã pha chế quá nhiều và nồng độ rượu lên tới 10 – 12% trong một lon, thì rõ ràng mức độ hại rất nhiều.
Còn nếu sử dụng với một liều rất nhỏ, ví dụ như uống một ly càfê bỏ thêm một tí rượu rum cho thơm; chúng ta không sử dụng rượu rồi sử dụng cà fê để đối chất lại với chất rượu. Vì tác dụng của càfê ngắn hạn còn rượu thì kéo dài dài hạn, thành ra chỉ làm cho người uống sẽ uống rượu nhiều hơn mà thôi thì cái đó sẽ là điều bất lợi cho sự kết hợp này.”
No comments:
Post a Comment