Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, November 27, 2010

Thầy lang giam cầm, cưỡng hiếp nữ bệnh nhân

CAM RANH (TH) - Một ông thầy cúng kiêm nghề bốc thuốc Ðông y đã hiếp dâm, đánh đập một nữ bệnh nhân của ông ta đến sảy thai, băng huyết
Báo điện tử VietNamNet hôm Thứ Sáu cho hay “Lợi dụng việc sống ẩn dật một mình trên núi, thầy lang Kiều Lê (59 tuổi, thôn Tân Hiệp, xã Cam Phước Ðông, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) đã thản nhiên cưỡng hiếp, đánh đập, giam cầm 1 cô gái mới 24 tuổi.”
Tờ báo cho biết, vụ việc được người dân thôn Tân Hiệp khám phá vào khoảng giữa tháng 10 sau đó đã nhanh chóng báo cáo vụ việc với công an địa phương.
Nguồn tin lể lại, khi ập vào nhà ông Kiều Lê, “mọi người sửng sốt khi phát hiện thấy một người phụ nữ mình gần như trần truồng, mình đầy vết bầm tím, đầu sưng nề, bị băng huyết đang kêu khóc gần như kiệt sức trong nhà, không thể đi lại. Ngay lập tức chính quyền và người dân nơi đây gấp rút đưa cô gái trên đi cấp cứu tại bệnh viện đồng thời liên lạc với gia đình tại Hà Tĩnh. Tại đây các bác sĩ xác nhận cô gái này đã bị sảy thai.”
Theo nguồn tin, công an xã Cam Phước Ðông yêu cầu ông Kiều Lê tường trình vụ việc đồng thời gửi báo cáo lên công an thị xã Cam Ranh đề nghị truy tố ông Kiều Lê tội danh cưỡng dâm, giam giữ người trái phép trước pháp luật.
“Tuy nhiên vào thời điểm đó công an địa phương chưa có trong tay kết quả giám định thương tật nên không đủ chứng cứ kết tội. Ngay trong đêm đó ông Kiều Lê đã trốn khỏi địa phương.”
Ðược biết trước đó khoảng 3 tháng “Chị H. có bắt xe từ Hà Tĩnh vào Sài Gòn để tìm chồng. Khi trở ra đến Cam Ranh thì xuống xe rồi gặp ông Kiều Lê, xin quá giang vài bữa. Kể từ đó ông Lê đưa chị H. về căn nhà trên vách núi Cổ Cò - nơi ông hành nghề thầy cúng và nghề bốc thuốc Ðông y.”
Theo VietNamNet, “Ông Lê tiếng là thầy lang và thầy cúng nhưng dân làng biết là thầy ‘giả’ nên không mấy khi qua lại. Hiện chị H. đã được gia đình đón về quê và vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục truy cứu, điều tra.”

Chuyên gia khuyên nên thay đổi chính sách

BANGKOK (TH) - Lạm phát tại Việt Nam trong tháng 11 tăng lên tới 11.09% trong khi chỉ tiêu đề ra là phải kềm giữ cho lạm pháp nằm bên dưới 8%. Thâm thủng mậu dịch năm nay khoảng $12 tỉ, chỉ ít hơn năm ngoái khoảng $400 triệu.
Một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo nhà cầm quyền Việt Nam nên can đảm thay đổi chính sách kinh tế, chống lạm phát đang tăng mạnh và có thể phải phá giá đồng bạc lần nữa nếu họ muốn phát triển bền vững.
Chế độ Hà Nội đưa ra một số biện pháp tài chính mấy tuần lễ gần đây nhằm giảm bớt áp lực đè nặng lên đồng nội tệ, kể cả chuyện tăng lãi suất thêm 1% (từ 8% lên 9%), dự trù đánh thuế nhập khẩu 20% đối với vàng cũng như cho phép các ngân hàng thương mại nhập khẩu vàng. Ðồng thời, thúc đẩy các công ty kinh doanh giảm nhập khẩu để hạ bớt thâm thủng mậu dịch.
Theo giới chuyên viên, các biện pháp mà Hà Nội đưa ra vẫn còn quá yếu ớt nên không có tác dụng.
Một trong những lý do làm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì nhà cầm quyền trung ương điều hành kiểu “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” nên không có bao nhiêu uyển chuyển. Ngân Hàng Nhà Nước của chế độ, vì vậy, đã không được đảng Cộng Sản cho phép đưa ra các biện pháp tiền tệ mạnh bạo hầu kềm chế lạm phát.
Guồng máy khô cứng này sẽ không thay đổi đáng kể trong những ngày sắp tới mà một số kinh tế gia hy vọng rằng có thể sẽ có biến động nào đó sau khi diễn ra đại hội đảng vào tháng 1, 2011 tới đây.
Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu không leo lên được cái ghế tổng bí thư thì ít nhất cũng hy vọng giữ được ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa, nhưng đang bị nhiều đả kích công khai về sự thất bại của tập đoàn đóng tàu Vinashin, việc khai thác bauxite, việc cho người Trung Quốc phá rừng ngay ở những khu vực quân sự nhạy cảm.
“Ngân hàng trung ương CSVN cần nhìn về phía trước xa hơn và tôi nghĩ họ cần một cái khung chính sách đối phó với lạm phát cùng với một chính sách về lãi suất căn bản, họ còn một đoạn đường rất dài phải đi” để chống đỡ được lạm phát. Kinh tế gia người Thái Prakriti Sofat của ngân hàng đầu tư tài chính Barclays Capital phát biểu.
Chú trọng tới tỉ lệ tăng trưởng cao như một thành tích để khoe khoang với quần chúng, Hà Nội gần đây nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2010 từ 6.5% lên thành 6.7%. Những kẻ chạy đua vào những ghế chóp bu trong đảng và nhà nước cần đến các tỉ lệ, các con số đẹp đẽ để có thành tích mà đánh bạt đối thủ.
“Nhà cầm quyền Hà Nội cần đạt mục tiêu ổn định kinh tế, nghĩa là lạm phát thấp hơn và thâm thủng mậu dịch ít hơn, thay vì có mức tăng trưởng tỉ lệ cao hơn, cho chính nền kinh tế của họ.” Kevin Grice, kinh tế gia của công ty đầu tư tài chính Capital Economics ở Luân Ðôn phát biểu.
“Nếu Việt Nam không tăng lãi suất căn bản gần đây, trong cái nhìn của tôi, nền kinh tế của họ khó tránh quá nóng và sẽ gặp khủng hoảng cân đối chi trả vào năm 2011.”
Ông Grice cho rằng chế độ Hà Nội phải giảm bớt các dự án kích thích tăng trưởng (dự trù chiếm đến 7% của Tổng Sản Lượng Quốc Gia - GDP) như gia tăng các dự án xây dựng hạ tầng, vận tải và phá triển điện năng. Theo ông Grice thâm thủng ngân sách dự trù khoảng 5.5% của GDP.
Nợ tín dụng ngoại quốc của Việt Nam hồi cuối năm 2009 là $27.93%, tương ứng với 39% của GDP.
Một số chuyên viên tin rằng từ đó đến nay nó đã nhảy lên tới 50% của GDP.
Trong khi đó, đồng nội tệ thì loạng choạng với 3 lần phá giá bạo tay từ tháng 11 năm ngoái đến nay rồi, nhưng vẫn còn có các áp lực đè nặng mà giới chuyên viên gần đây từng dự báo là Hà Nội khó tránh khỏi phá giá đồng bạc lần nữa trước khi đến Tết Nguyên Ðán tới đây.
Paul Gruenwald, kinh tế gia đặc trách thị trường Á Châu của ngân hàng ANZ nói rằng các lý do chính trị đã thúc đẩy nhà cầm quyền Hà Nội không phá giá đồng nội tệ bây giờ, nhưng họ cần phá giá ít nhất 5% vào tháng 2 năm tới, khi đại hội đảng đã ngã ngũ, cũng như nới rộng biên độ tỉ giá trao đổi đồng nội tệ từ 3% lên 5% như đang có.
“Ðồng bạc Việt Nam tuột dốc không những do thâm thủng mậu dịch mà còn bị áp lực của thị trường tài chính trước sự kiện lạm phát.” Tai Hui, kinh tế gia của ngân hàng Standard Chartered ở Singapore nhận định.
“Thâm thủng mậu dịch chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy người ta bỏ chạy khỏi tiền đồng.”

No comments:

Post a Comment