Miền Trung: hàng trăm hộ dân và gần 20 làng xã vẫn bị cô lập hoàn toàn
RFA-23-11-2010
Đến chiều ngày 23/11, nhiều xã tại miền Trung vẫn còn bị cô lập do sạt lở núi, hậu quả từ những cơn mưa lũ kéo dài trong thời gian trước.
Lũ đã rút hơn một tuần nhưng các xã Trà Quân, Trà Trung, Trà Thanh, Trà Khê, Trà Xinh, Trà Thọ thuộc huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi vẩn bị cô lập do các tuyến đường đến khu vực này bị hàng chục nghìn mét khối đất đá chắn ngang.
Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết có hơn 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu tại xã Trà Trung bị cô lập hoàn toàn, trụ điện bị gãy, dây cáp điện thoại hư hại nặng nề, sinh họat người dân gặp nhiều khó khăn.
Tại các tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tình hình cũng nguy ngập không kém khi hàng trăm gia đình vẫn chưa được di dời ra khỏi các vùng bị cô lập trong hơn 2 tuần qua.
Tin không nói tới nỗ lực cứu trợ đặc biệt của chính quyền, ngoài việc cố gắng thông đường.
Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết có hơn 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu tại xã Trà Trung bị cô lập hoàn toàn, trụ điện bị gãy, dây cáp điện thoại hư hại nặng nề, sinh họat người dân gặp nhiều khó khăn.
Tại các tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tình hình cũng nguy ngập không kém khi hàng trăm gia đình vẫn chưa được di dời ra khỏi các vùng bị cô lập trong hơn 2 tuần qua.
Tin không nói tới nỗ lực cứu trợ đặc biệt của chính quyền, ngoài việc cố gắng thông đường.
Lượng vàng tồn đọng trong nền kinh tế là 1 ngàn tấn hay 71 tấn?
RFA-23-11-2010
Số lượng nhập khẩu vàng trong 12 năm nay được công bố trước Quốc hội thấp hơn nhiều so với số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia. VNExpress loan báo tin này hôm thứ ba 23 tháng 11.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố tại diễn đàn Quốc hội hôm thứ ba rằng từ 1998 đến nay Việt Nam nhập khẩu gần 340 tấn vàng, và xuất khẩu gần 269 tấn, nhập siêu vàng chỉ ở khoảng 71 tấn.
Tuy nhiên Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dẫn số liệu của Hội đồng vàng thế giới cho thấy lượng vàng còn tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm xuất nhập khẩu lên tới 1 ngàn tấn. Chưa có viên chức trách nhiệm nào của Việt Nam giải thích sự chênh lệch này.
Về vấn đề lạm phát gia tăng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết một nguyên nhân của việc chỉ số CPI gia tăng là do giá vàng và tỉ giá ngoại tệ tăng vọt. Tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh là do nhập siêu gây thâm hụt cán cân tổng thể tới 8,8 tỉ đô la trong năm ngoái. Ông Giàu tỏ ý hy vọng năm nay nếu kiểm soát được nhập siêu thì con số này chỉ còn 2 tỉ đô la.
Thống đốc ngân hàng Nhà nước bác bỏ ý kiến dùng ngoại hối dự trữ can thiêp và thị trường để ổn định tỷ giá. Ông chọn giải pháp kiểm soát nhập siêu, mà ông gọi là giải pháp căn cơ và lâu dài.
Tuy nhiên Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dẫn số liệu của Hội đồng vàng thế giới cho thấy lượng vàng còn tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm xuất nhập khẩu lên tới 1 ngàn tấn. Chưa có viên chức trách nhiệm nào của Việt Nam giải thích sự chênh lệch này.
Về vấn đề lạm phát gia tăng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết một nguyên nhân của việc chỉ số CPI gia tăng là do giá vàng và tỉ giá ngoại tệ tăng vọt. Tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh là do nhập siêu gây thâm hụt cán cân tổng thể tới 8,8 tỉ đô la trong năm ngoái. Ông Giàu tỏ ý hy vọng năm nay nếu kiểm soát được nhập siêu thì con số này chỉ còn 2 tỉ đô la.
Thống đốc ngân hàng Nhà nước bác bỏ ý kiến dùng ngoại hối dự trữ can thiêp và thị trường để ổn định tỷ giá. Ông chọn giải pháp kiểm soát nhập siêu, mà ông gọi là giải pháp căn cơ và lâu dài.
Đến bao giờ mới hết lo điện tăng giá
RFA-23-11-2010
Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng đang lo lắng tột cùng với lỗ trình tăng giá điện của năm 2011.
Một số doanh nghiệp cho biết, nếu giá điện chỉ tăng mức 10% cũng đủ để số lớn trong họ phải ngừng sản xuất.
Mức giá tăng cụ thể bao nhiêu vẩn chưa được ấn định nhưng các chuyên gia cho rằng mức tăng có thể tăng 30%. Tuy nhiên, mức tăng theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất lên đến gần 50%.
Trong các đợt điều chỉnh điện vừa qua, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm, thu hẹp sản xuất vì chi phí tăng cao, khi trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng dựa trên vốn vay đến 70% tổng số vốn của họ.
Để tìm cách khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp tìm đến các thiết bị tiết kiệm điện, tuy nhiên, hiện tại các thiết bị này chỉ tiết kiệm được khoảng 4-7%, không đủ tương xứng với giá điện tăng 10-30% như dự đoán.
Mức giá tăng cụ thể bao nhiêu vẩn chưa được ấn định nhưng các chuyên gia cho rằng mức tăng có thể tăng 30%. Tuy nhiên, mức tăng theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất lên đến gần 50%.
Trong các đợt điều chỉnh điện vừa qua, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm, thu hẹp sản xuất vì chi phí tăng cao, khi trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng dựa trên vốn vay đến 70% tổng số vốn của họ.
Để tìm cách khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp tìm đến các thiết bị tiết kiệm điện, tuy nhiên, hiện tại các thiết bị này chỉ tiết kiệm được khoảng 4-7%, không đủ tương xứng với giá điện tăng 10-30% như dự đoán.
681.000 tỷ đồng để phát triển giao thông phía Nam
RFA-23-11-2010
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phía Nam là khoảng 681.000 tỷ đồng.
Điều này nằm trong tờ trình chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và hướng đến năm 2030.
Số vốn được chia ra theo nhiều bộ phận, trong đó đường bộ khoảng 326.000 tỷ đồng, đường biển khoảng 88.000 tỷ đồng.
Thêm vào đó, mổi năm chính phủ cần chi khoảng 57.000 tỳ đồng cho các công trình góp phần giải quyết nạn ùn tắc giao thông và kết nối đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông cho các tuyến đường quan trọng như đường cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Dây, Trung Lương-Mỹ Thuận, Bến Lức-Nhơn Trạch-Long Thành và Dầu Dây-Phan Thiết có quy mô từ 4-8 làn xe.
Số vốn cần thiết sẽ được huy động từ nhiều nguồn và thành phần kinh tế khác nhau.
Số vốn được chia ra theo nhiều bộ phận, trong đó đường bộ khoảng 326.000 tỷ đồng, đường biển khoảng 88.000 tỷ đồng.
Thêm vào đó, mổi năm chính phủ cần chi khoảng 57.000 tỳ đồng cho các công trình góp phần giải quyết nạn ùn tắc giao thông và kết nối đồng bộ mạng lưới hạ tầng giao thông cho các tuyến đường quan trọng như đường cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Dây, Trung Lương-Mỹ Thuận, Bến Lức-Nhơn Trạch-Long Thành và Dầu Dây-Phan Thiết có quy mô từ 4-8 làn xe.
Số vốn cần thiết sẽ được huy động từ nhiều nguồn và thành phần kinh tế khác nhau.
Việt Nam phát hành hộ chiếu điện tử
RFA-23-11-2010
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam” theo đó hộ chiếu điện tử sẽ được phát hảnh trong nước bắt đầu từ 2011-2012.
Đề án này sẽ được thực hiện trong 4 năm và chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đọan đầu, 2011-2012, bắt đầu sản xuất và phát hành hộ chiếu trong nước; giai đoạn hai, 2013-2014, sẽ mở rộng cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và thực hiện việc kiểm soát hộ chiếu điện tử tại các cửa khẩu.
Văn thư nhắc nhở thực hiện đề án cho đồng bộ và thống nhất trong toàn hệ thống, cùng với sự kết nối thông suốt từ trong nước ra ngoài nước.
Văn thư nhắc nhở thực hiện đề án cho đồng bộ và thống nhất trong toàn hệ thống, cùng với sự kết nối thông suốt từ trong nước ra ngoài nước.
No comments:
Post a Comment