Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Sunday, November 21, 2010

Hãng AP huy động 50.000 chữ ký gửi Liên hiệp quốc vì các Bloger Việt Nam đang bị giam giữ


Những vụ bắt bớ, đàn áp các bloger và các nhà báo tự do vừa qua ại Việt Nam thể hiện rõ cách hành xử bóp nghẹt tự do thông tin, tự do ngôn luận và bất chấp quyền con người tại Việt Nam.
Ký giả Lolita C. Baldor của Hãng thông tấn Associated Press đã nhờ mọi người phổ biến Thỉnh Nguyện Thư này đến Bloggers Việt Nam cùng phổ biến và thu nhận 50,000 chữ ký. Sau đó AP sẽ chuyển Thỉnh Nguyện Thư của Cộng Đồng Bloggers Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc.
Vì nhân quyền, vì quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, xin hãy hưởng ứng phong trào này.
Một bloger tại Việt Nam. Ảnh AP
Kính mong phổ biến và ký Thỉnh Nguyện Thư trên AP website tại đây:
Xin cảm ơn mọi người đã hưởng ứng.

Thỉnh nguyện thư online của cộng đồng blogger Việt Nam do AP thiết lập
Vietnamese CPC Online Petition from Associated Press
Ký giả Lolita C. Baldor của Hãng thông tấn Associated Press (AP) vừa cho biết một trang web  đã được AP thiết lập để cộng đồng các nhà dân báo Việt Nam (Vietnamese Bloggers community) có thể cùng nhau vào ký tên gửi thỉnh nguyện thư lên Liên Hiệp Quốc, nhằm tạo áp lực đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mau chóng trả tự do cho các blogger đã bị bắt trong thời gian qua. AP sẽ đưa thỉnh nguyện thư này lên LHQ sau khi đã thu thập được 50 ngàn chữ ký.
Hãy phổ biến rộng rãi thông tin này đến cộng đồng bloggers chúng ta
Vui lòng gửi thông tin này đến cộng đồng blogger Việt Nam.
Xin cám ơn.
Lolita C. Baldor
Associated Press
Chống khủng bố/ An ninh Quốc gia
202-641-9463 begin_of_the_skype_highlighting              202-641-9463      end_of_the_skype_highlighting begin_of_the_skype_highlighting              202-641-9463 begin_of_the_skype_highlighting              202-641-9463      end_of_the_skype_highlighting      end_of_the_skype_highlightinglbaldor@…
Thỉnh nguyện thư của cộng đồng blogger Việt

Hãng tin AP
Gửi tới những người quan tâm,
Chúng tôi, những blogger Việt Nam và các nhà hoạt động dân chủ, muốn thông báo với quý ông (bà) rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục leo thang các hành động đàn áp đối với công dân ở nước họ và hình sự hóa quyền tự do bày tỏ ý kiến. Nhiều vụ bắt giữ và sách nhiễu gần đây do chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm đàn áp các tiếng nói của những nhà đối kháng và những người ủng hộ quyền con người.
Ngày 13 tháng 8, năm 2010, một giáo sư Việt gốc Pháp, ông Phạm Minh Hoàng, đã bị bắt vì viết blog về dân chủ và công bằng xã hội ở Việt Nam.
Ngày 4 tháng 11 năm 2010, một luật sư Việt Nam, bà Lê Thị Công Nhân, đã bị đưa vào đồn cảnh sát để thẩm vấn tám giờ liên tục, liên quan đến những bài thơ bà viết, nói về việc đối xử không công bằng và bất công tại Việt Nam. Bên cạnh việc bị quản thúc tại gia, bà thường xuyên bị cảnh sát hoặc các nhân viên mật vụ gọi lên thẩm vấn về việc bà trả lời phỏng vấn với các hãng tin nước ngoài.
Ngày 5 tháng 11 năm 2010, một luật sư Việt Nam nổi tiếng thẳng thắn, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (người có bằng tiến sĩ ngành luật), đã bị bắt và tài sản của ông bị lục soát bất hợp pháp khi chính quyền đã âm mưu bôi nhọ tên của ông và dàn dựng ông dính vào cái gọi là bị “liên quan đến hoạt động mại dâm” trong khi ông và nữ luật sư đồng sự đang thảo luận về một vụ kiện dân sự bên trong một khách sạn. Vào hôm sau, một sĩ quan cảnh sát cấp cao thông báo rằng, ông bị buộc tội “vi phạm Điều 88 tuyên truyền chống Nhà nước” ngay cả cái gọi là “bằng chứng” chỉ đơn giản là các bài mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã viết để phát huy dân chủ cũng như công bằng xã hội và vạch trần các vụ tham nhũng trong chính phủ.
Những bài viết này trước đây đã được công bố rộng rãi trên internet và các đài phát thanh quốc tế. Đối với công chúng, vụ bắt giữ tai tiếng này rõ ràng là sự trả thù của chính phủ đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì trước đây ông đã nộp đơn kiện, trong vụ kiện không thành, chống lại Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, về việc ông Dũng bị cáo buộc vi phạm luật pháp về bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và di sản văn hóa, khi phê duyệt dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
Một nạn nhân khác của sự sách nhiễu của chính phủ là trường hợp của ông Lê Trần Luật, một luật sư tốt bụng và nổi tiếng, người đã giúp bào chữa miễn phí cho người nghèo và đại diện cho họ để đấu tranh cho công lý tại Việt Nam. Kết quả là, ông [Lê Trần Luật] thường xuyên bị các nhân viên mật vụ và cảnh sát địa phương quấy nhiễu. Do đó, ông bị mất việc và thường gặp khó khăn trong việc tìm chỗ thuê (chủ và chủ nhà của ông [Lê Trần Luật] đã bị gọi đến đồn cảnh sát để chất vấn và họ bị buộc phải sớm chấm dứt hợp đồng.
Chúng tôi cũng muốn nhắc nhở quý ông (bà) rằng blogger Điếu Cày (ông Nguyễn Hoàng Hải), blogger Anh Ba Sài Gòn (ông Phan Thanh Hải), blogger Co Gai Do Long (bà Lê Nguyễn Hương Trà) và các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa khác vẫn còn bị Chính phủ Việt Nam bắt giữ.
Chúng tôi muốn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) cho đến khi họ thực hiện cam kết về quyền con người.
Chúng tôi cũng mong ông (bà) kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các blogger, tất cả các tù nhân lương tâm, tất cả các nhà đối kháng ôn hòa và các nhà hoạt động dân chủ. Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Chúng tôi rất cảm kích sự quan tâm và hỗ trợ của quý ông (bà).
Trân trọng,
Ngọc Thu dịch

No comments:

Post a Comment