Cuộc tấn công này được xem là mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến Bắc Nam kết thúc năm 1953. Đài Á Châu Tự Do đã có buổi nói chuyện với ông Richard Weitz – Giám đốc trung tâm Phân tích Quân sự chính trị thuộc Học viện Hudson có trụ sở tại Washington. Bài phỏng vấn này do Vũ Hoàng thực hiện và do Mặc Lâm chuyển ngữ.
Bắc Hàn chỉ muốn gây sự chú ý
Vũ Hoàng: Thưa ông, cuộc bắn phá vừa rồi từ phía Bắc Hàn sang bên bán đảo Nam Hàn được xem là vụ tấn công mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến Bắc Nam kết thúc năm 1953, ông có nghĩ rằng vụ việc này có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh thứ hai hay không ạ?Richard Weitz: Không, chúng ta đã nhìn thấy hàng loạt những hành động khiêu khích từ phía Bắc Hàn trong những tháng gần đây. Quay lại những chuyện cách đây khoảng một năm, điều đấy cũng đúng như cách thức mà Bắc Hàn vẫn thường hành xử, thường là khi chúng ta không để ý đến họ, thì họ lại cố gắng gây sự chú ý, còn bất kỳ khi nào chúng ta nỗ lực đàm phán thì họ lại cố gắng không nói chuyện. Chúng ta đã nhìn thấy tầu chiến của Nam Hàn bị đắm, chúng ta nhìn thấy những cuộc nã đạn hồi tháng 11 năm rồi
Vũ Hoàng: Có một số lý do đằng sau vụ pháo kích này, tuy nhiên, tất cả đều chưa rõ ràng, theo ông thì động cơ nào dẫn đến vụ việc này?
Richard Weitz: Có vài khả năng xảy ra, có thể điều này liên quan đến thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 mà Nam Hàn tổ chức tuần trước. Chúng ta nhớ lại rằng phía Bắc Hàn phá huỷ máy bay hồi năm 1987 sau khi mà Nam Hàn được quyền đăng cai tổ chức Thế Vận Hội 1988. Bắc Hàn không thích những gì mà Nam Hàn thành công. Khả năng khác cũng có thể liên quan đến việc diễn tập quân sự mà Bắc Hàn đã phản đối và họ tỏ ra giận dữ khi mà Nam Hàn cho thấy sức mạnh quân sự của mình. Ngoài ra nó cũng có thể liên quan đến tình hình kinh tế trì trệ suy thoái đang diễn ra tại chính Bắc Hàn
Vũ Hoàng: Ông nghĩ thế nào về diễn biến này khi không có cuộc họp 6 bên của các quốc gia trong nhóm 6 nước?Vũ Hoàng: Ông có nghĩ là việc cấm vận có hiệu quả với Bắc Hàn không?
Richard Weitz: Việc cấm vận đã được sử dụng nhiều nhưng dường như nó không có hiệu quả. Tôi nghĩ điều duy nhất có thể có tác dụng là chế độ thay đổi.
Vũ Hoàng: Nhắc lại chuyện chế độ, gần 2 tháng sau khi Kim Jong Un lên cầm quyền, ông nghĩ cuộc tấn công này làm tăng sức mạnh của Un hay đó là cách để Kim cho thế giới thấy sức mạnh của Un?
Richard Weitz: Có thể là ông ta đang cố gắng cho quân đội Bắc Hàn thấy rằng anh ta là một người lãnh đạo tài năng.
Vũ Hoàng: Trước vụ tấn công này, thái độ của các bên trong nhóm 6 nước có phản ứng khác nhau, ông đánh giá thế nào về những phản ứng của các nước này?
Richard Weitz: Tôi nghĩ điều đó là có thể đoán được, duy chỉ có bất ngờ là Nga có vẻ cứng rắn hơn thông thường bởi vì kết luận tốt đẹp của cuộc hội nghị thượng đỉnh về giải trừ vũ khí hạt nhân, trong khi đó Trung Quốc lại phản ứng mềm mỏng hơn so với những phản ứng cứng rắn mà chúng ta thường thấy trong quá khứ.
Vũ Hoàng: Xin đựơc cám ơn ông.
Richard Weitz: Vấn đề là Bắc Hàn đã không muốn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và vì vậy thật khó để có thể có được một thoả ước. Trung Quốc và Nga sẵn sàng gây sức ép lên Bắc Hàn vì họ là 2 nước láng giềng và họ không muốn phải đương đầu với dòng người tị nạn trước tình hình nổ súng của hai phe. Về phía Hoa Kỳ, không còn một cách nào tốt hơn cho Hoa Kỳ vì họ có thể đàm phán song phương với Bắc Hàn nhưng họ có thể lo ngại là các nước khác như Nam Hàn, Nga, Nhật, Trung Quốc có thể đánh giá vấn đề, vì thế theo tôi thì giải pháp đàm phán 6 bên vẫn là phương án tối ưu.
No comments:
Post a Comment