Ngay khi trang mạng Tuanvietnam cho đăng bài báo này, ông Vương Hàn Lĩnh cũng đã có mặt tại TP HCM, tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông. Bài báo này sau khi đăng chẳng được bao lâu đã bị trang Tuanvietnam gỡ xuống, thế nhưng những câu trả lời của TS Vương Hàn Lĩnh về biển Đông nói riêng và chủ quyền Việt Nam nói chung, đã làm cho nhiều người quan ngại.Nhân sự kiện này, Ngọc Trân đã phỏng vấn hai nhà sử học, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và là Đại biểu Quốc hội, và ông Đinh Kim Phúc, từng là giảng viên khoa Sử - Địa, Trường ĐH Cần Thơ, hiện đang làm việc tại Đại học Mở TP.HCM.
Việt Nam chưa bao giờ “thuộc” Trung Quốc
Ngọc Trân: Là một sử gia, ông nghĩ sao khi tiến sĩ Trung Quốc nói rằng: “cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”?Ông Dương Trung Quốc: Tôi có đọc bài trao đổi trên báo Việt Nam, ngày hôm nay tôi cũng có được thông tin, trên tờ China Daily, đăng ngày 17 tháng 11, trong một bài bàn về việc đóng tàu lớn hơn để thực hiện chấp pháp ngư trên biển, TS Vương Hàn Lĩnh cũng có quan tâm đến việc tàu chấp pháp của Trung Quốc không đuổi kịp tàu đánh cá của Việt Nam đánh bắt “bất hợp pháp” trong khu vực mà ông ta cho rằng thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng, nhận định của ông Vương Hàn Lĩnh đặt trong toàn bộ bối cảnh vấn đề mà ông đang đề cập trong hội thảo biển Đông [tại TP HCM] vừa rồi, tức là hợp tác với nhau để khai thác ngư trường vùng biển Đông.
Riêng đối với câu “cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”, một điều làm tôi băn khoăn, không biết các sử gia Trung Quốc quan niệm thế nào là “thuộc quốc” của Trung Quốc? Cho dù có một trong lịch sử, Việt Nam là một nước nhỏ, bên cạnh một nước lớn, mà nước lớn đó có tư tưởng chủ đạo, coi mình là “thiên tử”, tất cả là “thiên hạ”, thì đúng là có những sự kiện, hiện tượng như là các triều đại Việt Nam đều có nhận phong vương của phương Bắc. Ngay cả cụ Lê Công Uẩn, sau khi lên ngôi, người Trung Hoa vẫn coi đấy là “Tiết Độ sứ” của mình thôi.
Còn dưới thời Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn tôn trọng mối quan hệ với Trung Quốc, vẫn học hỏi rất nhiều ở nền văn minh Trung Quốc, nhưng đã thực thi quyền tự chủ thực sự, là cách ứng xử không ngoan của ông cha chúng ta, bên cạnh một nước lớn.
Không rõ “thuộc quốc” được hiểu như thế nào theo quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh. Riêng nền tự chủ của Việt Nam đã tồn tại hết sức rõ ràng. Tuy nhận sắc phong của phương Bắc, nhưng chưa bao giờ có một ông vua VN nào bước qua biên giới để nhận sắc phong đó cả. Người VN muốn hòa hiếu với Trung Quốc, giữ được hòa hiếu đó là mục tiêu. Nhưng mà chúng ta cũng biết, ngay sau thời Lý Công Uẩn không lâu, Lý Thường Kiệt đã thể hiện ý chí của mình, rằng hòa hiếu nhưng không thể xâm phạm được chủ quyền Việt Nam.
Những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của người Việt Nam, tuy rất ngắn ngủi so với nghìn năm lịch sử, nhưng đã thể hiện rất rõ nguyên tắc của người Việt Nam là mong hòa hiếu với Trung Quốc, nhưng hòa hiếu trên cơ sở tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Tôi nghĩ là cho đến thời điểm thế kỷ 21 này, vẫn có người còn mơ màng đến thời kỳ như người phương Tây nghĩ về VN như là thuộc địa của mình. Trung Quốc nghĩ Việt Nam là “thuộc quốc” của mình, cách nghĩ đó không hợp thời.
Tôi nhớ khoảng năm 1955-1956 gì đó, cố thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Chu Ân Lai đến Hà Nội, cũng đã đến các đền thờ Hai Bà Trưng, thể hiện quan điểm của chính phủ Trung Quốc hiện đại, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhautrên quá khứ lịch sử những gì đã qua rồi. Vì thế tôi không muốn bình luận rằng Việt Nam có phải là “thuộc quốc” của Trung Quốc trước năm 1885 không, bởi vì tôi không hiểu TS Vương Hàn Lĩnh quan niệm thế nào về “thuộc quốc”, và “thuộc quốc” là gì. Tôi nghĩ, nền tự chủ Việt Nam đã vững vàng từ cách đây một nghìn năm.
Ngọc Trân: Thưa ông Đinh Kim Phúc, ông nghĩ sao về ý kiến này của TS Vương Hàn Lĩnh?
Ông Đinh Kim Phúc: Như tôi đã nói trong bài “Tranh biện về Biển Đông với học giả Vương Hàn Lĩnh”, đăng trên blog TS Nguyễn Xuân Diện, Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887 đã xóa bỏ vĩnh viễn cái gọi là “thượng quốc – thuộc quốc” giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Trong quan hệ Việt – Trung, ngoại trừ thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, kể từ năm 938 Trung Quốc chưa bao giờ có thể can thiệp trực tiếp hay ảnh hưởng đến nội bộ Việt Nam trong tất cả các lãnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, và kể cả mặt ngoại giao.
Nhưng trong thực tế, kể từ năm 1949 đến nay vẫn tồn tại mối quan hệ giữa một nhà nước với tư tưởng Đại Hán, bá quyền, nước lớn với một nước nhỏ luôn hiếu hòa và nhẫn nhục. Lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam cho đến hôm nay đã thể hiện rõ luận điểm trên.
Qua câu nói của Vương Hàn Lĩnh, chúng ta cũng thấy được sự hạn chế về mặt trình độ của ông ta, nhưng lại thừa ngạo mạn, kẻ cả, của Vương tiến sĩ nói riêng và của các học giả Trung Quốc nói chung. Đây là cơ hội cho nhà nước Việt Nam thấy được bộ mặt thật của ông bạn “16 chữ vàng” và cũng để cho thế giới biết các lý luận ngang ngược của Trung Quốc. Gậy ông sẽ đập lưng ông.
Những lời đe dọa, bắt nạt Việt Nam của Vương Hàn Lĩnh không có gì mới, ông ta chỉ lặp lại lời của Tôn Quốc Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 1 năm nay, tại Hà Nội, Ông Tôn Quốc Tường đã từng lên tiếng đe dọa Việt Nam, rằng:“Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân ông ấy hay là của chính phủ Trung Quốc, đương nhiên những quốc gia với thể chế chính trị giống như Việt Nam hay là Trung Quốc, thì mỗi người đại diện đều luôn luôn nói lên quan điểm gì đó của nhà nước mình. Dẫu sao, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh chung hiện nay, ngay hội nghị biển Đông diễn ra tại TP HCM vừa rồi, quan điểm chung của các nước có liên quan là chúng ta cùng nhau hợp tác. Đề tài mà ông Vương Hàn Lĩnh phát biểu ở hội thảo này là hợp tác trong lĩnh vực đánh cá.
Ngọc Trân: Còn ông, ông nghĩ sao về lời đe dọa này của TS Vương Hàn Lĩnh, thưa ông Đinh Kim Phúc?
Ông Đinh Kim Phúc: Những lời đe dọa, bắt nạt Việt Nam của Vương Hàn Lĩnh không có gì mới, ông ta chỉ lặp lại lời của Tôn Quốc Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 1 năm nay, tại Hà Nội, Ông Tôn Quốc Tường đã từng lên tiếng đe dọa Việt Nam, rằng:“Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại”.
Hôm 25 tháng 7 năm 2010, tại Hà Nội, ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sau khi nghe lời phát biểu của bà Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Biển Đông, cũng đã lên tiếng bằng giọng kẻ cả với các nước ASEAN: “Các anh là nước nhỏ, Trung Quốc là nước lớn”.
Các nhà sử học nói gì về việc ông Vương Hàn Lĩnh cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền toàn bộ các quần đảo nằm trong Đường Lưỡi Bò cách nay 2000 năm? Đây có phải là ý kiến của riêng của ông tiến sĩ họ Vương, hay là chủ ý của chính phủ Trung Quốc? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Riêng đối với câu “cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”, một điều làm tôi băn khoăn, không biết các sử gia Trung Quốc quan niệm thế nào là “thuộc quốc” của Trung Quốc? Cho dù có một trong lịch sử, Việt Nam là một nước nhỏ, bên cạnh một nước lớn, mà nước lớn đó có tư tưởng chủ đạo, coi mình là “thiên tử”, tất cả là “thiên hạ”, thì đúng là có những sự kiện, hiện tượng như là các triều đại Việt Nam đều có nhận phong vương của phương Bắc. Ngay cả cụ Lê Công Uẩn, sau khi lên ngôi, người Trung Hoa vẫn coi đấy là “Tiết Độ sứ” của mình thôi.
Còn dưới thời Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn tôn trọng mối quan hệ với Trung Quốc, vẫn học hỏi rất nhiều ở nền văn minh Trung Quốc, nhưng đã thực thi quyền tự chủ thực sự, là cách ứng xử không ngoan của ông cha chúng ta, bên cạnh một nước lớn.
Không rõ “thuộc quốc” được hiểu như thế nào theo quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh. Riêng nền tự chủ của Việt Nam đã tồn tại hết sức rõ ràng. Tuy nhận sắc phong của phương Bắc, nhưng chưa bao giờ có một ông vua VN nào bước qua biên giới để nhận sắc phong đó cả. Người VN muốn hòa hiếu với Trung Quốc, giữ được hòa hiếu đó là mục tiêu. Nhưng mà chúng ta cũng biết, ngay sau thời Lý Công Uẩn không lâu, Lý Thường Kiệt đã thể hiện ý chí của mình, rằng hòa hiếu nhưng không thể xâm phạm được chủ quyền Việt Nam.
Những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của người Việt Nam, tuy rất ngắn ngủi so với nghìn năm lịch sử, nhưng đã thể hiện rất rõ nguyên tắc của người Việt Nam là mong hòa hiếu với Trung Quốc, nhưng hòa hiếu trên cơ sở tôn trọng chủ quyền Việt Nam. Tôi nghĩ là cho đến thời điểm thế kỷ 21 này, vẫn có người còn mơ màng đến thời kỳ như người phương Tây nghĩ về VN như là thuộc địa của mình. Trung Quốc nghĩ Việt Nam là “thuộc quốc” của mình, cách nghĩ đó không hợp thời.
Tôi nhớ khoảng năm 1955-1956 gì đó, cố thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Chu Ân Lai đến Hà Nội, cũng đã đến các đền thờ Hai Bà Trưng, thể hiện quan điểm của chính phủ Trung Quốc hiện đại, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhautrên quá khứ lịch sử những gì đã qua rồi. Vì thế tôi không muốn bình luận rằng Việt Nam có phải là “thuộc quốc” của Trung Quốc trước năm 1885 không, bởi vì tôi không hiểu TS Vương Hàn Lĩnh quan niệm thế nào về “thuộc quốc”, và “thuộc quốc” là gì. Tôi nghĩ, nền tự chủ Việt Nam đã vững vàng từ cách đây một nghìn năm.
Ngọc Trân: Thưa ông Đinh Kim Phúc, ông nghĩ sao về ý kiến này của TS Vương Hàn Lĩnh?
Ông Đinh Kim Phúc: Như tôi đã nói trong bài “Tranh biện về Biển Đông với học giả Vương Hàn Lĩnh”, đăng trên blog TS Nguyễn Xuân Diện, Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887 đã xóa bỏ vĩnh viễn cái gọi là “thượng quốc – thuộc quốc” giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Trong quan hệ Việt – Trung, ngoại trừ thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, kể từ năm 938 Trung Quốc chưa bao giờ có thể can thiệp trực tiếp hay ảnh hưởng đến nội bộ Việt Nam trong tất cả các lãnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, và kể cả mặt ngoại giao.
Nhưng trong thực tế, kể từ năm 1949 đến nay vẫn tồn tại mối quan hệ giữa một nhà nước với tư tưởng Đại Hán, bá quyền, nước lớn với một nước nhỏ luôn hiếu hòa và nhẫn nhục. Lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam cho đến hôm nay đã thể hiện rõ luận điểm trên.
Qua câu nói của Vương Hàn Lĩnh, chúng ta cũng thấy được sự hạn chế về mặt trình độ của ông ta, nhưng lại thừa ngạo mạn, kẻ cả, của Vương tiến sĩ nói riêng và của các học giả Trung Quốc nói chung. Đây là cơ hội cho nhà nước Việt Nam thấy được bộ mặt thật của ông bạn “16 chữ vàng” và cũng để cho thế giới biết các lý luận ngang ngược của Trung Quốc. Gậy ông sẽ đập lưng ông.
Đe dọa Việt Nam?
Ngọc Trân: Cũng trong bài phỏng vấn này, ông Vương Hàn Lĩnh nói rằng, nếu không chọn cách giải quyết tranh chấp biển Đông bằng đàm phán song phương, thì Việt Nam “sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh”. Vì sao, một học giả Trung Quốc lại dám buông những lời đe dọa, bắt nạt Việt Nam ngay trên đất nước chúng ta, thưa ông?Những lời đe dọa, bắt nạt Việt Nam của Vương Hàn Lĩnh không có gì mới, ông ta chỉ lặp lại lời của Tôn Quốc Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 1 năm nay, tại Hà Nội, Ông Tôn Quốc Tường đã từng lên tiếng đe dọa Việt Nam, rằng:“Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân ông ấy hay là của chính phủ Trung Quốc, đương nhiên những quốc gia với thể chế chính trị giống như Việt Nam hay là Trung Quốc, thì mỗi người đại diện đều luôn luôn nói lên quan điểm gì đó của nhà nước mình. Dẫu sao, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh chung hiện nay, ngay hội nghị biển Đông diễn ra tại TP HCM vừa rồi, quan điểm chung của các nước có liên quan là chúng ta cùng nhau hợp tác. Đề tài mà ông Vương Hàn Lĩnh phát biểu ở hội thảo này là hợp tác trong lĩnh vực đánh cá.
Ngọc Trân: Còn ông, ông nghĩ sao về lời đe dọa này của TS Vương Hàn Lĩnh, thưa ông Đinh Kim Phúc?
Ông Đinh Kim Phúc: Những lời đe dọa, bắt nạt Việt Nam của Vương Hàn Lĩnh không có gì mới, ông ta chỉ lặp lại lời của Tôn Quốc Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 1 năm nay, tại Hà Nội, Ông Tôn Quốc Tường đã từng lên tiếng đe dọa Việt Nam, rằng:“Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại”.
Hôm 25 tháng 7 năm 2010, tại Hà Nội, ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sau khi nghe lời phát biểu của bà Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Biển Đông, cũng đã lên tiếng bằng giọng kẻ cả với các nước ASEAN: “Các anh là nước nhỏ, Trung Quốc là nước lớn”.
Các nhà sử học nói gì về việc ông Vương Hàn Lĩnh cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền toàn bộ các quần đảo nằm trong Đường Lưỡi Bò cách nay 2000 năm? Đây có phải là ý kiến của riêng của ông tiến sĩ họ Vương, hay là chủ ý của chính phủ Trung Quốc? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
No comments:
Post a Comment