Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình quyền quý theo Công giáo ở Việt Nam, tên thánh của ông là Jean Baptiste (Gioan Baotixita).
Gia đình
Cha của ông là Ngô Đình Khả, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình làm Thượng thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái và mẹ là bà Phạm Thị Thân. Ông là con thứ ba trong gia đình với hai người anh đầu là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục. Ngô Đình Khôi là cựu Tổng đốc Quảng Nam, bị tiếng tham nhũng, chết năm 1945. Trong Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình Khôi bị Việt Minh bắt giữ và xử tử. Cùng bị bắt giữ đợt này là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Huân, con trai Ngô Đình Khôi và là cựu Thanh tra Lao động trong chính phủ bảo hộ của Pháp. Sau khi bị xử tử, xác của Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh được chôn chung trong một hố. [1] Ông còn năm người em là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Thị Hiệp và Ngô Thị Giáo - mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Trong cuộc đời chính khách của mình, ông là người không lập gia đình, không cưới vợ và sinh con.
Thời trẻ
- Từ lúc còn nhỏ, ông được Nguyễn Hữu Bài - quan phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ, từ năm 15 tuổi ông vào học trường dòng với dự định sau này làm tu sĩ, nhưng không chịu nổi kỷ luật khắt khe trong trường dòng, ông đã bỏ trường dòng ra xin học vào trường quốc học Huế
- Từ năm 1919 ông ra Hà Nội học trường Hậu Bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó năm 1921[2].
[sửa] Giai đoạn làm quan triều Nguyễn
- Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
- Năm 1932, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình vua Bảo Đại. Trong thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký uỷ ban cải cách, ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không thấy được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933[3].
- Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,...tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị hàm cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học[4]
- Thời kỳ 1934-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này, Ngô Đình Diệm trốn vào Sài Gòn với sự giúp đỡ của hiến binh Nhật.[5] Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.[6]
- Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Uỷ Ban Kiến Quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để, tuy nhiên Nhật không cho Cường Để về nước để lập làm vua mà vẫn tiếp tục sử dụng Bảo Đại để lập nên một chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim[7]
[sửa] Trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương
Sau khi Bảo Đại thoái vị, Việt Minh giành chính quyền, ông cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt Minh bắt ở Tuy Hoà - Phú Yên, chỉ có hai người em Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn chạy thoát. Người anh Ngô Đình Khôi bị chính quyền Việt Minh bắt và xử tử, còn ông bị bắt đem ra Bắc và giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do vào năm 1946[8].Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại đang sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, ông đã sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong vấn đề độc lập dân tộc nhưng sau đó thấy Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một sự độc lập giả hiệu ông đã thất vọng và quay về Huế sống với người em Ngô Đình Cẩn
Năm 1950, ông theo anh là giám mục Ngô Đình Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để đang sống ở đây. Thời gian hai năm kế tiếp ông sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường dòng Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New York. Đây cũng là thời kỳ ông gặp hồng y Spellman, người đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của ông sau này..
Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại
Sau hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời phân chia làm hai vùng tập trung quân sự để chờ ngày tổng tuyển cử toàn quốc và thống nhất Việt Nam, tại miền Nam do lực lượng Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Pháp kiểm soát. Được sự hậu thuẫn của chính phủ Hoa Kỳ, ông chính thức được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 16 tháng 6 năm 1954 khi hai ông gặp nhau ở Pháp.
Trong thời kỳ đầu làm thủ tướng quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn. Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại ông, ông cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong gia đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có quyền hành.
Sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là việc tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Việt Nam nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.
Ngô Đình Diệm cho rằng cơ hội duy nhất cho quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải giành được độc lập thực sự, và ông nhất định thực hiện mục tiêu đó một cách dũng cảm và kiên trì hiếm có. Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương, từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do ngân hàng Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Việt Nam quản lý, tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp giao lại cho Việt Nam trong thời hạn năm tháng việc kiểm soát quân đội quốc gia lâu nay vẫn thuộc bộ chỉ huy Pháp.
[sửa] Tổng thống Việt Nam Cộng hoà
Tại miền Nam, từ 1954-1955, với cương vị thủ tướng, ông đã dẹp yên và thu phục các lực lượng Bình Xuyên, lực lượng vũ trang của các giáo phái Hoà Hảo, Cao Đài vốn là các tổ chức lúc này do Pháp đứng sau hỗ trợ nhằm chống lại ông, tiếp đó là cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955 đã chấm dứt chính thể quốc gia Việt Nam - quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất. Chính thể mới Việt Nam Cộng Hoà được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 và ông được bầu làm Tổng thống vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Hai năm sau, 1957 ông có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên với cương vị tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà.Sau khi lên làm tổng thống, ông giữ mọi quyền cai quản đất nước với người em Ngô Đình Nhu làm cố vấn và cả hai người đều phỏng theo các phương pháp cộng sản để chống lại chính quyền cộng sản ở miền Bắc. Trong khi chế độ cộng sản miền Bắc được xây dựng trên học thuyết cộng sản thì hai anh em xây dựng chủ nghĩa nhân vị như là một học thuyết nhà nước ở nam Việt Nam với chính đảng Cần lao Nhân vị, loại trừ triệt để sự đối lập chính trị ở miền Nam bằng những chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng. Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền.
Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting ngăn cản Diệm - Nhu và không nên xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của Diệm sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ những người có tinh thần dân tộc. Với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chính quyền hiện hữu.
Chính sách cai trị đất nước dựa vào thiểu số người công giáo và tập trung quyền lực vào gia đình đã tạo ra những mầm mống xung đột giữa công giáo và Phật giáo cũng như sự bất mãn trong đội ngũ tướng lĩnh quan chức. Từ năm 1960 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN) với sự hậu thuẫn của chính quyền miền Bắc ra đời tiến hành đấu tranh vũ tranh đã làm cho tình hình an ninh ở miền Nam bị xáo trộn, lực luợng MTGPMN đã kiểm soát được phần lớn vùng nông thôn bất chấp các chính sách Ấp Chiến Lược, Khu Trù Mật của ông đưa ra nhằm chống lại
Cùng với việc chống Cộng sản không đạt được kết quả và không ổn định được sự mâu thuẫn tôn giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của ông và chính quyền ông trước Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới chính phủ Kennedy bỏ rơi Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ chế độ độc tài đã đưa miền Nam đến tình trạng hỗn loạn. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu trốn ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn.Cái chết và mai táng
Hai ông được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (vị trí ở đường Điện Biên Phủ cắt với đường Hai Bà Trưng, ngày nay là Công viên Lê Văn Tám). Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (nghĩa trang nhân dân số 6B) ngày nay. Mộ hai ông nằm hai bên mộ thân mẫu, bà Phạm Thị Thân, ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và "Huynh" (chỉ ông Diệm) hoặc "Đệ" (ông Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh[9].
No comments:
Post a Comment