Công luận đã nóng lên sau thảm họa bùn đỏ do khai thác bauxite để sản xuất alumina nguyên liệu làm nhôm.
Cân nhắc tất cả các khía cạnh
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nam Nguyên, Giáo Sư Tiến Sĩ Đăng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, một trong các nhân vật ký tên vào bản kiến nghị từ Hà Nội phát biểu:“Vừa rồi sự cố gọi là vỡ đê bùn đỏ ở Hungary và theo đánh giá của các nhà khoa học, các nhà quản lý các nước Châu Âu thì coi đây là sự cố rất quan trọng và thảm họa môi trường có thể xảy ra nếu không có những giải pháp tốt.
Chính vì vậy một số những người có quan tâm tới những vấn đề quốc gia, những vấn đề quyết định quản lý, cũng mong muốn tư vấn để làm sao chúng ta xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, trước kinh nghiệm đã xảy ra ở Hungary.
Một lần nữa đứng trứơc thảm họa môi trường đã xảy ra ở Hungary thì chúng ta nên xem xét lại vấn đề này ở Việt Nam.Tất nhiên mỗi một nước mỗi địa hình thì có hoàn cảnh khác nhau, nhưng nó có nhiều cái chung, trước hết là chúng ta phải ngăn ngừa những thảm họa môi trường có thể dẫn tới.
GSTS Đặng Hùng Võ
Đặc biệt là khai thác bauxite có liên quan tới bùn đỏ và các hóa chất độc hại, các chất thải nguy hại cho đời sống con người, nguy hại cho thiên nhiên.
Chính vì vậy chúng tôi đã trao đổi và thấy rằng một lần nữa đứng trứơc thảm họa môi trường đã xảy ra ở Hungary thì chúng ta nên xem xét lại vấn đề này ở Việt Nam.”
Nam Nguyên: Nhưng thưa các dự án đang được đẩy mạnh thực hiện thì có thể xem xét cụ thể như thế nào?
GSTS Đặng Hùng Võ: Chúng tôi cũng thấy rằng, lúc này là lúc cần tính toán kỹ lưỡng các mặt kinh tế xã hội và môi trường để có những cân nhắc theo biện pháp rất đơn giản thôi, những biện pháp giản dị của kinh tế học.
Tức là chúng ta thấy cái lợi nhiều hơn cái hại thì đấy là việc nên làm, còn nếu cái lợi không bằng hoặc nhỏ hơn cái hại, cái lợi nhỏ hơn chi phí bỏ ra thì đấy là việc không nên làm.
Cân nhắc tất cả các khía cạnh đấy thì thấy rằng, việc khai thác bauxite ở Việt Nam không nên thực hiện vào lúc này.
Quan điểm của chúng tôi là hãy chờ đợi tương lai, chờ đợi những công nghệ sạch, chờ đợi các thế hệ sau có thể khai thác và tận thu nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn trong lúc này.
Chúng tôi cũng thấy rằng lúc này không khai thác bauxite thì cũng không làm cho Việt Nam có thất thiệt gì trong quá trình phát triển, mà cái hại là cái nhìn thấy trước mắt, nhất là những vấn đề về môi trường về xã hội và cân nhắc về kinh tế thì các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng nếu mà tính tóan đầy đủ cả đầu vào lẫn đầu ra thì khả năng lãi là không có, mà sẽ dẫn tới lỗ riêng nói về phần kinh tế.
Hiệu quả kinh tế?
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, nhiều ý kiến cho là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam TKV vì lợi ích của mình mà xem nhẹ hiểm họa bùn đỏ, cũng như là không chứng minh được hiệu quả kinh tế. Nói chung là rất mù mờ?GSTS Đặng Hùng Võ: Các chuyên gia kinh tế cũng trao đổi và cho rằng tính toán của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam chưa được thấu đáo. Trong đó có nhiều nguồn hỗ trợ từ ngân sách mà nhiều khi không đưa vào tính toán.
Thí dụ như đầu tư nhà máy điện ở Đồng Nai, vấn đề giải quyết nước ở trên Tây Nguyên, đầu tư các đường giao thông phục vụ việc chở các nguyên vật liệu phục vụ cho khai thác, cũng như là chở quặng đã khai thác được xuống vùng Đồng Nai để xuất khẩu.
Tất cả những cái đó tính đầy đủ, thì chắc chắn là câu trả lời của nó sẽ xác đáng hơn là khi tính toán có thể thiếu hụt khoản này khoản kia chưa tính đầy đủ đầu vào đầu ra. Chúng tôi vẫn cho rằng, với vị trí khai trên Tây Nguyên là khá xa so với cảng xuất khẩu.
Hơn nữa mặt hàng nhôm cũng như alumina kể cả quặng thô bauxite thì cũng không phải là mặt hàng nóng trên thị trường quốc tế. Nó không phải là một loại mang lại giá trị cao khi đưa vào khai thác.
Chính vì vậy quan điểm của chúng tôi vẫn là hãy chờ đợi một tương lai nào đấy khi quặng bauxite trên thế giới có thể giảm đi, lúc đó con cháu của chúng ta sẽ là những người tận dụng cao nhất tài nguyên của đất nứơc và hơn nữa công nghệ khai thác có thể được sạch hơn.
Nam Nguyên: Trong một số bài báo đưa lên trên mạng, nhiều chuyên gia nói rằng Tập đoàn Than Kháng sản Việt Nam có vẻ như lừa dối dư luận khi nói tới việc áp dụng công nghệ thải bùn đỏ ở Úc ở Brazil, trong khi đó vẫn chỉ là công nghệ thải ướt rất nguy hiểm giống như ở Hungary mà thôi. Giáo sư nhận định gì?
Quan điểm của chúng tôi là không nên khai thác bauxite ở Việt Nam lúc này.GSTS Đặng Hùng Võ: Tôi đã có những ý kiến nhất định trên báo chí về những điều khẳng định của Tập đòan Than và Khoáng sản Việt Nam, cũng như của một số nhà quản lý ở Việt Nam hiện nay, mà tôi cho rằng có lẽ chưa thật khách quan.
GSTS Đặng Hùng Võ
Nếu khách quan nhìn về phía lợi và phía hại cho cả đất nước dân tộc thì tôi tin rằng cái phát biểu nó sẽ khác.
Ở đây sự thật chúng ta cần những thông tin xác đáng để người dân, tôi tin là tất cả người dân đều quan tâm đến vấn đề này, có thể nhận được. Từ đấy phân tích khách quan thì mới lấy ra được những quyết định xác đáng.
Chúng tôi đã kiến nghị cần có những nghiên cứu chi tiết hơn với sự đánh giá độc lập khách quan để có những kết luận thỏa đáng hơn.
Tiếng nói của TKV chỉ là tiếng nói của một đơn vị doanh nghiệp được những ưu đãi của nhà nước để thực hiện công trình trọng điểm nhất là khai thác tài nguyên khoáng sản, về phiá doanh nghiệp họ có góc nhìn của họ, có điều chúng ta nhìn nhận cái nhận thức của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam như thế nào lại là chuyện khác.
Tiếng nói của doanh nghiệp thường thiên về lợi ích của mình nhiều hơn, nhưng nếu đấy là tiếng nói của một nhà quản lý nào đấy giả dụ khẳng định đây gần như an toàn tuyệt đối, đây là tính toán rất là kỹ lưỡng, thì tôi chỉ xin dẫn ra một thực tế, chắc chắn ở Hungary không nhà khoa học hay nhà quản lý nào lại nói là chuyện vỡ đê bùn đỏ sẽ xảy ra, ai cũng khẳng định là điều này rất khó xảy ra.
Nhưng thực tế thảm họa môi trường là những cái tiến hóa muôn hình vạn trạng mà chúng ta luôn luôn phải đối mặt, chúng ta luôn luôn phải cảnh giác, vậy thì tính toán phải rất cẩn thận và chi tiết và quan điểm của chúng tôi là không nên khai thác bauxite ở Việt Nam lúc này.
Tôi tin là những lời cảnh báo những ý kiến xây dựng như vậy thì các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nghiêm túc xem xét.
GSTS Đặng Hùng Võ
Liệu có được lắng nghe
Nam Nguyên: Trong lịch sử thưa GS, có khi nào tập thể lãnh đạo cao nhất của Việt Nam từng thay đổi một quyết định lớn tương tự như chủ trương khai thác Bauxite chẳng hạn. Nói cách khác giáo sư có tin là ý kiến công luận được lắng nghe?GSTS Đặng Hùng Võ: Tôi luôn luôn là con người lạc quan, tôi tin là những lời cảnh báo những ý kiến xây dựng như vậy thì các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nghiêm túc xem xét.
Trong thực tế lịch sử đã có những lúc lãnh đạo của đất nước từng thay đổi quyết định, đã nhận là có những lúc này lúc kia có những quyết định không đúng, thì thực sự lịch sử đã xảy ra rồi.
Và tôi vẫn tin rằng với một góc nhìn rất lạc quan là với một vấn đề mình phát hiện đúng, vấn đề cần xem xét thảo luận thêm để chuẩn bị cho những quyết định thỏa đáng hơn, phù hợp hơn tốt hơn cho dân tộc thì tôi vẫn luôn luôn tin là sẽ có những xem xét và thay đổi nhất định.
Nam Nguyên: Cảm ơn GSTS Đặng Hùng Võ đã trả lời đài RFA!
No comments:
Post a Comment