Báo Người Lao Động đưa tin, ba người này là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị kết án 9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đều 25 tuổi và cùng lãnh bản án 7 năm tù. Được biết khung hình phạt cho tội danh trên có thể lên đến 15 năm tù giam.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết, các thanh niên trên đã bị bắt vào hồi tháng 2 vì phân phát truyền đơn chống chính phủ, và giúp công nhân tổ chức đình công để đòi tăng lương. Riêng anh Đoàn Huy Chương đã từng bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2006, sau khi thành lập Tổ chức Liên hiệp Công-Nông, vốn bị Việt Nam cấm đoán. Báo chí nhà nước nói rằng anh Chương sau đó bị 18 tháng tù do "gieo rắc thông tin xuyên tạc làm mất uy tín chính quyền".
Báo Người Lao Động trích cáo trạng đã cho biết, cả ba bị cáo đã tham gia "tổ chức phản động Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam ở Ba Lan do Trần Ngọc Thành cầm đầu". Cáo trạng buộc tội ba thanh niên này đã tổ chức các cuộc lãn công, đình công tại các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai vào năm 2009. Đầu năm 2010, họ đã "soạn thảo, in ấn tờ rơi nhằm xúi giục công nhân công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh tiếp tục đình công", và sau đó đã "rải truyền đơn phản động" tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Bản tin của hãng AFP nói thêm, Việt Nam cấm các tổ chức công đoàn độc lập, trong khi Liên hiệp Công đoàn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết, các thanh niên trên đã bị bắt vào hồi tháng 2 vì phân phát truyền đơn chống chính phủ, và giúp công nhân tổ chức đình công để đòi tăng lương. Riêng anh Đoàn Huy Chương đã từng bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2006, sau khi thành lập Tổ chức Liên hiệp Công-Nông, vốn bị Việt Nam cấm đoán. Báo chí nhà nước nói rằng anh Chương sau đó bị 18 tháng tù do "gieo rắc thông tin xuyên tạc làm mất uy tín chính quyền".
Báo Người Lao Động trích cáo trạng đã cho biết, cả ba bị cáo đã tham gia "tổ chức phản động Ủy ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam ở Ba Lan do Trần Ngọc Thành cầm đầu". Cáo trạng buộc tội ba thanh niên này đã tổ chức các cuộc lãn công, đình công tại các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai vào năm 2009. Đầu năm 2010, họ đã "soạn thảo, in ấn tờ rơi nhằm xúi giục công nhân công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh tiếp tục đình công", và sau đó đã "rải truyền đơn phản động" tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Bản tin của hãng AFP nói thêm, Việt Nam cấm các tổ chức công đoàn độc lập, trong khi Liên hiệp Công đoàn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
No comments:
Post a Comment