Ðã có khi nào trong trường bất chợt bạn cảm thấy như có ai đang nhìn mình chăm chăm, nhưng quay lại thì chẳng thấy một ai. Hay có bao giờ trong phòng ký túc xá ban đêm, bạn chợt nghe tiếng bàn ghế xô đẩy dù biết rằng mọi người đều yên giấc.
Hầu như trường đại học lâu đời nào cũng có những giai thoại về “ma ám,” và nếu có người xem đây là chuyện hoang đường, cũng có người xác nhận từng chứng kiến hay được người trong cuộc kể lại và truyền tụng cho đến nay.
Sau đây là một số nơi tiêu biểu về các trường bị coi là bị hồn ma quấy nhiễu.
Tòa nhà “English Building” tại đại học University of Illinois, Champaign-Urbana
Tòa nhà English Building trong khuôn viên đại học University of Illinois được xây từ năm 1905, từng là nữ ký túc xá và sau này là nơi đặt phân khoa Anh Văn.
Những lời đồn đại trong trường nói rằng tòa nhà English Building có hồn ma của một nữ sinh viên, chết nơi đây khi còn được dùng làm nữ ký túc xá.
Nguyên nhân và nơi chết của nữ sinh viên này vẫn là điều tranh luận. Có người nói cô ta biết rằng mình mang bầu, một điều cấm kỵ đối với nữ độc thân thời đó. Cô ta sau đó tự trầm mình ở hồ bơi trong tòa nhà. Cũng có giai thoại khác cho rằng cô tự tử trong phòng sau khi bị thất tình.
Những năm sau đó, người ta thấy có bóng trắng xuất hiện lúc đêm khuya trong cách hành lang cũng như nghe tiếng cửa đóng rầm rầm hay thấy đèn chớp tắt dù chẳng có ai. Nhiều người nói nhìn thấy cô trong khu vực nay là văn phòng dành cho các sinh viên cao học phụ giảng.
Mitchell Memorial Library, Mississippi State
Có nhiều lời đồn đại cho rằng khuôn viên trường đại học Mississippi State University, nơi đặt thư viện Mitchell Memorial Library từng là nơi gặp gỡ của một hội tôn thờ ma quỷ.
Câu chuyện cho hay trong thập niên 60, sinh viên từng lẻn vào tòa nhà vào nửa đêm để tổ chức các buổi lễ ma quái và gọi hồn người chết trở về. Vì lý do đó đây trở thành nơi bị ma ám. Báo chí sinh viên trong trường từng xác nhận một số trường hợp. Các sinh viên và ngay cả giáo sư cũng đều nói là có thấy một số dấu hiệu, hình vẽ về ma quỷ trên tầng ba của thư viện.
Phòng 428, Wilson Hall, Ohio University
Trường đại học Ohio University, Athens, tiểu bang Ohio, được nhiều nhà nghiên cứu ma quỷ cho rằng là nơi có nhiều trường hợp ma ám nhất và trong số này, sự kiện ma quái xảy ra ở Wilson Hall, Phòng 428, là nơi từng được chứng kiến nhiều nhất và nay được đóng chặt.
Người ta nói rằng từng nhìn thấy một khuôn mặt khắc sâu vào trong tường gỗ, khuôn mặt của một linh hồn không được giải thoát.
Các sinh viên phụ tá điều hành ký túc xá nói rằng họ từng thấy các món đồ tự động cất lên và ném vào tường, giá treo khăn bị tháo từng mảnh
Murray-Dodge Hall, Ðại Học Princeton
Các sinh viên đến tập dượt trình diễn ở Murray-Dodge Hall cho hay thấy những hình ảnh lạ lùng trong nơi này. Một số sinh viên cảm thấy sự hiện diện của người nào đó trong hành lang, thường là ở nơi gần bức tranh lớn của Hamilton Murray.
Sân khấu là nơi nhiều người cho hay thấy các món đồ tự động di chuyển. Trong khi chuẩn bị phông cảnh sân khấu, việc các món đồ biến mất ở nơi này và xuất hiện ở nơi khác là điều thường xảy ra.
Các sinh viên khi tổng dượt cũng cho biết từng thấy một thanh niên trẻ mặc chiếc áo khoác dài, đội mũ cao, ngồi ở phía trái sân khấu, chăm chăm nhìn họ. Và bóng người này nhiều khi biến mất ngay trước mắt họ.
Fordham University, New York
Tại ký túc xá Martyrs' Court ở đại học Fordham University, một đại học tư ở Bronx, thành phố New York là nơi nhiều sinh viên cho hay từng nghe thấy tiếng cười của trẻ nhỏ vang ra từ các bức tường. Cũng có các báo cáo về việc nhìn thấy một bé gái tóc vàng đứng sau tấm màn trong bồn tắm, mắt nhìn trừng trừng về phía trước.
Clark Hall ở SUNY College-Cortland
Phòng 716 ở ký túc xá Clark Hall tại đại học SUNY College, Cortland, là nơi nhiều người nói rằng vẫn thấy hồn ma của xuất hiện. Các lời kể lại cho hay người này mặc bộ đồ cầu thủ football, mặt vẫn còn bị vết xước dài, có vẻ còn chảy máu. Bóng ma này hay thấy di chuyển trong hành lang hay ngồi ở khung cửa sổ.
Sunday, October 31, 2010
HàNội có ý gì đây
HÀ NỘI (NV) - Việc trưng bày hình ảnh những cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam cho thấy Hà Nội đang hàm ý Trung Quốc là đối thủ, theo báo The Washington Post nhận định hôm Chủ Nhật trong bài mang tựa đề “In historic turn, Vietnam casts China as opponent.”
Theo tờ báo này, bên cạnh phần triển lãm chiến tranh chống Pháp và Mỹ - “không có gì mới lạ,” tờ báo Việt - thì đối diện đó, viện bảo tàng này cho treo gươm giáo từ thời xa xưa, những bức tranh và những câu nói bất hủ liên quan đến cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc: Trung Quốc. Những cuộc chiến từ năm 1077, 1258 và hai thế kỷ 14 và 18. Tất cả đều được trình bày chi tiết.
Ðặt Trung Quốc ngang hàng với “những kẻ xâm lược phương Tây” là một sự bộc phát tâm lý về mặt quân sự cho Việt Nam và làm “người láng giềng phương Bắc” khó chịu, tờ Washington Post viết.
Trong nhiều năm, Trung Quốc luôn luôn muốn tạo ra một mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với chính quyền CSVN. Nhưng gần đây, sự bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là với Việt Nam trên Biển Ðông, đã làm thức tỉnh các nhà lãnh đạo của Việt Nam, làm cho họ có suy nghĩ khác về “người hàng xóm,” vẫn theo báo The Washington Post.
Thay vì là một làng giềng anh em, Bắc Kinh đã bị Việt Nam coi là một đe dọa nguy hiểm như từng xảy ra cách đây cả ngàn năm, bài báo viết tiếp.
Thái độ này đã làm Việt Nam thay đổi chính sách và bắt đầu thân thiện với thế giới hơn nhằm kềm chế Trung Quốc. Trong số này, Mỹ chính là quốc gia có thể giúp Việt Nam trong việc ngăn chặn Trung Quốc, vẫn theo tờ Post.
“Có bạn mới lúc nào cũng tốt,” báo The Washington Post trích lời Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, nói. “Mà còn tốt hơn nữa khi người bạn này từng là kẻ thù của mình.”
Tình bạn mới giữa hai quốc gia cựu thù vừa được chứng minh hôm Thứ Sáu vừa qua khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Hà Nội lần thứ nhì trong vòng chưa đầy bốn tháng.
Cách đây chưa tới ba tuần, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates cũng có mặt tại Hà Nội.
Hồi tháng 8 vừa qua, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên nói chuyện hợp tác quốc phòng cấp thứ trưởng. Ba tàu chiến Mỹ ghé vào Việt Nam hồi năm ngoái và hơn 30 sĩ quan Việt Nam đang học tại các học viện quân sự của Mỹ, theo báo The Washington Post.
“Mỹ chiến đấu một cuộc chiến ở Việt Nam để ngăn chặn Trung Quốc,” một cựu quan chức Việt Nam nói với điều kiện ẩn danh vì chính quyền không cho phép nói với phòng viên. “Bây giờ, họ theo đuổi chính sách thân thiện với Việt Nam... để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.”
Việt Nam và Mỹ đang thảo luận thỏa thuận để Việt Nam có thể sử dụng kỹ thuật hạt nhân của Hoa Kỳ. Ðiều này có thể giúp Việt Nam không bị lệ thuộc năng lượng vào Trung Quốc, các quan chức Việt Nam cho biết.
Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Việt Nam cho biết họ rất muốn mua kỹ thuật quân sự của Mỹ, bao gồm thiết bị dò tìm tàu ngầm Trung Quốc, theo báo The Washington Post.
Hà Nội cũng đang thảo luận để mua một số thiết bị thay thế nhằm sửa chữa các trực thăng UH-1, do Mỹ chế tạo trước đây và còn sót lại sau năm 1975 và là một biểu tượng của cuộc chiến Việt Nam. Và mặc dù bị Trung Quốc gây sức ép, ba công ty dầu hỏa của Mỹ vẫn tiếp tục thăm dò và khai thác dầu hỏa ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
“Người Việt Nam rất muốn gia tăng quan hệ song phương với chúng ta,” báo The Washington Post trích lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói với sử gia Michael Beschloss trong một cuộc nói chuyện mới đây. “Ðây là một cuộc chiến đã làm hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam tử nạn, tàn phế và thương vong và ảnh hưởng rất lớn đến hai xã hội Việt Nam và Mỹ. Tuy vậy, Việt Nam và Mỹ đang kinh doanh với nhau, có quan hệ ngoại giao song phương và có chung một mục tiêu trong các vấn đề toàn cầu và khu vực mà cả hai phía đều quan tâm.”
“Chúng ta hãy để cuộc chiến lại cho các văn sĩ,” nhà văn Bảo Ninh, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nỗi Buồn Chiến Tranh” và từng là một người lính miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam, nói. “Nhiều người ở đây thích nước Mỹ một cách lạ kỳ. Ngay cả thế hệ của tôi còn thích người Mỹ hơn. Nếu hỏi những người lính, họ vẫn thích nước Mỹ.” (Ð.D.)
Theo tờ báo này, bên cạnh phần triển lãm chiến tranh chống Pháp và Mỹ - “không có gì mới lạ,” tờ báo Việt - thì đối diện đó, viện bảo tàng này cho treo gươm giáo từ thời xa xưa, những bức tranh và những câu nói bất hủ liên quan đến cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc: Trung Quốc. Những cuộc chiến từ năm 1077, 1258 và hai thế kỷ 14 và 18. Tất cả đều được trình bày chi tiết.
Ðặt Trung Quốc ngang hàng với “những kẻ xâm lược phương Tây” là một sự bộc phát tâm lý về mặt quân sự cho Việt Nam và làm “người láng giềng phương Bắc” khó chịu, tờ Washington Post viết.
Trong nhiều năm, Trung Quốc luôn luôn muốn tạo ra một mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với chính quyền CSVN. Nhưng gần đây, sự bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là với Việt Nam trên Biển Ðông, đã làm thức tỉnh các nhà lãnh đạo của Việt Nam, làm cho họ có suy nghĩ khác về “người hàng xóm,” vẫn theo báo The Washington Post.
Thay vì là một làng giềng anh em, Bắc Kinh đã bị Việt Nam coi là một đe dọa nguy hiểm như từng xảy ra cách đây cả ngàn năm, bài báo viết tiếp.
Thái độ này đã làm Việt Nam thay đổi chính sách và bắt đầu thân thiện với thế giới hơn nhằm kềm chế Trung Quốc. Trong số này, Mỹ chính là quốc gia có thể giúp Việt Nam trong việc ngăn chặn Trung Quốc, vẫn theo tờ Post.
“Có bạn mới lúc nào cũng tốt,” báo The Washington Post trích lời Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, nói. “Mà còn tốt hơn nữa khi người bạn này từng là kẻ thù của mình.”
Tình bạn mới giữa hai quốc gia cựu thù vừa được chứng minh hôm Thứ Sáu vừa qua khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Hà Nội lần thứ nhì trong vòng chưa đầy bốn tháng.
Cách đây chưa tới ba tuần, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates cũng có mặt tại Hà Nội.
Hồi tháng 8 vừa qua, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên nói chuyện hợp tác quốc phòng cấp thứ trưởng. Ba tàu chiến Mỹ ghé vào Việt Nam hồi năm ngoái và hơn 30 sĩ quan Việt Nam đang học tại các học viện quân sự của Mỹ, theo báo The Washington Post.
“Mỹ chiến đấu một cuộc chiến ở Việt Nam để ngăn chặn Trung Quốc,” một cựu quan chức Việt Nam nói với điều kiện ẩn danh vì chính quyền không cho phép nói với phòng viên. “Bây giờ, họ theo đuổi chính sách thân thiện với Việt Nam... để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.”
Việt Nam và Mỹ đang thảo luận thỏa thuận để Việt Nam có thể sử dụng kỹ thuật hạt nhân của Hoa Kỳ. Ðiều này có thể giúp Việt Nam không bị lệ thuộc năng lượng vào Trung Quốc, các quan chức Việt Nam cho biết.
Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Việt Nam cho biết họ rất muốn mua kỹ thuật quân sự của Mỹ, bao gồm thiết bị dò tìm tàu ngầm Trung Quốc, theo báo The Washington Post.
Hà Nội cũng đang thảo luận để mua một số thiết bị thay thế nhằm sửa chữa các trực thăng UH-1, do Mỹ chế tạo trước đây và còn sót lại sau năm 1975 và là một biểu tượng của cuộc chiến Việt Nam. Và mặc dù bị Trung Quốc gây sức ép, ba công ty dầu hỏa của Mỹ vẫn tiếp tục thăm dò và khai thác dầu hỏa ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
“Người Việt Nam rất muốn gia tăng quan hệ song phương với chúng ta,” báo The Washington Post trích lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói với sử gia Michael Beschloss trong một cuộc nói chuyện mới đây. “Ðây là một cuộc chiến đã làm hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam tử nạn, tàn phế và thương vong và ảnh hưởng rất lớn đến hai xã hội Việt Nam và Mỹ. Tuy vậy, Việt Nam và Mỹ đang kinh doanh với nhau, có quan hệ ngoại giao song phương và có chung một mục tiêu trong các vấn đề toàn cầu và khu vực mà cả hai phía đều quan tâm.”
“Chúng ta hãy để cuộc chiến lại cho các văn sĩ,” nhà văn Bảo Ninh, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nỗi Buồn Chiến Tranh” và từng là một người lính miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam, nói. “Nhiều người ở đây thích nước Mỹ một cách lạ kỳ. Ngay cả thế hệ của tôi còn thích người Mỹ hơn. Nếu hỏi những người lính, họ vẫn thích nước Mỹ.” (Ð.D.)
Nha Trang: Mưa lớn sập 25 nhà, hàng trăm nhà ngập sâu
NHA TRANG (SGTT) - 25 ngôi nhà bị sập và hàng trăm ngôi nhà bị ngập từ nửa mét đến 1,5 mét là kết quả từ trận mưa lớn từ tới Thứ Sáu đến chiều Thứ Bảy vừa qua ở khu vực Nha Trang, Khánh Hòa, theo báo SSTT.
Tin báo SSTT cho biết, hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa đang có mưa to, kéo dài trên toàn tỉnh. Khu vực ven biển gió cấp 4, ngoài khơi cấp 6, cấp 7. Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn Nam Trung Bộ, trong ngày 30 tháng 10, mực nước các sông Dinh, sông Cái dâng cao, có lũ nhỏ dưới mức báo động 1.
Từ chiều tối ngày 29 tháng 10 đến chiều ngày 30 tháng 10, tại tỉnh Khánh Hòa có mưa lớn, khiến mực nước trên các sông dâng cao.
Tại khu vực thành phố Nha Trang do mưa lớn, hệ thống thoát nước quá tải, nhiều đường phố, khu dân cư đã bị ngập lụt. Theo thống kê ban đầu, toàn thành phố Nha Trang có 25 ngôi nhà bị sập, trong đó phường Vĩnh Phước có 23 căn, phường Vĩnh Nguyên có 2 căn, chưa có thương vong về người.
Các khu dân cư ở khu thấp, trũng, sát sông như Ðồng Muối, phường Phước Long, Vạn Thắng, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa bị ngập sâu từ 0,5-1 mét. Một số tuyến đường lớn như, Trần Phú, đoạn từ lầu Bảo Ðại đến UBND phường Vĩnh Nguyên, đường 2.4, đoạn làng SOS đến phường Vĩnh Phước, đường Ðiện Biên Phủ, Hùng Vương... ngập sâu hơn 0.5 mét, khiến giao thông bị tê liệt, hàng loạt xe bị chết máy.
Phường Vĩnh Nguyên là nơi bị ngập nặng nề nhất, hàng trăm hộ dân tại khu vực Tây Sơn, Hoàng Diệu bị ngập từ 1 m-1.5 mét. Mưa lớn, đất mềm đã làm sập 2 căn nhà nơi đây.
Ông Nguyễn Ðức Trọng, phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, cho biết: “Nếu tình hình mưa to như hiện nay, thì đêm nay có nhà sẽ bị nước ngập đến nóc.”
Tin báo SSTT cho biết, hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa đang có mưa to, kéo dài trên toàn tỉnh. Khu vực ven biển gió cấp 4, ngoài khơi cấp 6, cấp 7. Theo Ðài Khí Tượng Thủy Văn Nam Trung Bộ, trong ngày 30 tháng 10, mực nước các sông Dinh, sông Cái dâng cao, có lũ nhỏ dưới mức báo động 1.
Từ chiều tối ngày 29 tháng 10 đến chiều ngày 30 tháng 10, tại tỉnh Khánh Hòa có mưa lớn, khiến mực nước trên các sông dâng cao.
Tại khu vực thành phố Nha Trang do mưa lớn, hệ thống thoát nước quá tải, nhiều đường phố, khu dân cư đã bị ngập lụt. Theo thống kê ban đầu, toàn thành phố Nha Trang có 25 ngôi nhà bị sập, trong đó phường Vĩnh Phước có 23 căn, phường Vĩnh Nguyên có 2 căn, chưa có thương vong về người.
Các khu dân cư ở khu thấp, trũng, sát sông như Ðồng Muối, phường Phước Long, Vạn Thắng, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa bị ngập sâu từ 0,5-1 mét. Một số tuyến đường lớn như, Trần Phú, đoạn từ lầu Bảo Ðại đến UBND phường Vĩnh Nguyên, đường 2.4, đoạn làng SOS đến phường Vĩnh Phước, đường Ðiện Biên Phủ, Hùng Vương... ngập sâu hơn 0.5 mét, khiến giao thông bị tê liệt, hàng loạt xe bị chết máy.
Phường Vĩnh Nguyên là nơi bị ngập nặng nề nhất, hàng trăm hộ dân tại khu vực Tây Sơn, Hoàng Diệu bị ngập từ 1 m-1.5 mét. Mưa lớn, đất mềm đã làm sập 2 căn nhà nơi đây.
Ông Nguyễn Ðức Trọng, phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, cho biết: “Nếu tình hình mưa to như hiện nay, thì đêm nay có nhà sẽ bị nước ngập đến nóc.”
Việt Nam sẽ mở cửa Cam Ranh cho hải quân nước ngoài
HÀ NỘI NH (TH) – Việt Nam dự định mở cửa lại quân cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói hôm Thứ Bảy, sau khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội mà vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc là đề tài chính, theo một bản tin của AFP.
“Tại trung tâm hải cảng Cam Ranh, Việt Nam sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, bao gồm cả tàu ngầm, khi họ cần chúng ta,” ông Dũng nói khi trả lời câu hỏi của một phóng viên vào lúc kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.
Các quốc gia sẽ phải trả tiền cho dịch vụ tại quân cảng, một nơi sẽ được phát triển với sự trợ giúp của Nga, ông Dũng nói.
Quân cảng Cam Ranh, một hải cảng quan trọng trong vùng Thái Bình Dương, từng được hải quân Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến Việt Nam cho đến năm 1975.
Sau đó, hải quân Liên Xô (sau này là Nga) sử dụng với giá thuê là $300 triệu/năm cho tới năm 2002.
Kể từ đó, Việt Nam tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê căn cứ này trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của mình.
Hồi đầu tháng 10 năm nay, hãng tin Interfax cho biết hải quân Nga muốn xây dựng lại quân cảng Cam Ranh để phục vụ các tàu của họ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Thế nhưng, vào ngày 12 tháng 10, ngay trước Hội Nghị Các Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng, gọi tắt là ADMM+, tổ chức tại Hà Nội, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã bác bỏ tin này khi nói Việt Nam “sẽ không hợp tác với nước ngoài để sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự.”
Bà Nga còn nói thêm là “hải cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam, sẽ được khai thác tiềm năng để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Cuối năm ngoái, phi trường Cam Ranh đã chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế với các chuyến bay đi Nga.
Việt Nam và Hoa Kỳ, bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 15 năm, đều quan tâm đến sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm Thứ Bảy tại Việt Nam rằng Hà Nội và Washington đang “gia tăng trao đổi hợp tác an ninh.”
Cũng hôm Thứ Bảy, Mỹ và Nga đều được chính thức mời tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á như là thành viên chính thức, điều mà các nhà phân tích cho là một “cái tát” đối với cố gắng của Trung Quốc nhằm làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng.
Ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN, Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) còn bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn và New Zealand. (Đ.D.)
“Tại trung tâm hải cảng Cam Ranh, Việt Nam sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, bao gồm cả tàu ngầm, khi họ cần chúng ta,” ông Dũng nói khi trả lời câu hỏi của một phóng viên vào lúc kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.
Các quốc gia sẽ phải trả tiền cho dịch vụ tại quân cảng, một nơi sẽ được phát triển với sự trợ giúp của Nga, ông Dũng nói.
Quân cảng Cam Ranh, một hải cảng quan trọng trong vùng Thái Bình Dương, từng được hải quân Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến Việt Nam cho đến năm 1975.
Sau đó, hải quân Liên Xô (sau này là Nga) sử dụng với giá thuê là $300 triệu/năm cho tới năm 2002.
Kể từ đó, Việt Nam tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa, cho dù có tin Hoa Kỳ muốn thuê căn cứ này trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của mình.
Hồi đầu tháng 10 năm nay, hãng tin Interfax cho biết hải quân Nga muốn xây dựng lại quân cảng Cam Ranh để phục vụ các tàu của họ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Thế nhưng, vào ngày 12 tháng 10, ngay trước Hội Nghị Các Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN Mở Rộng, gọi tắt là ADMM+, tổ chức tại Hà Nội, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã bác bỏ tin này khi nói Việt Nam “sẽ không hợp tác với nước ngoài để sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự.”
Bà Nga còn nói thêm là “hải cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam, sẽ được khai thác tiềm năng để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Cuối năm ngoái, phi trường Cam Ranh đã chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế với các chuyến bay đi Nga.
Việt Nam và Hoa Kỳ, bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 15 năm, đều quan tâm đến sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm Thứ Bảy tại Việt Nam rằng Hà Nội và Washington đang “gia tăng trao đổi hợp tác an ninh.”
Cũng hôm Thứ Bảy, Mỹ và Nga đều được chính thức mời tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á như là thành viên chính thức, điều mà các nhà phân tích cho là một “cái tát” đối với cố gắng của Trung Quốc nhằm làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng.
Ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN, Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) còn bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn và New Zealand. (Đ.D.)
Cánh Đồng Bất Tận
Khi tập truyện “Cánh Đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư viết xong vào tháng 7-2005, chưa in ra thành sách thì nó đã xuất hiện trong những quán cà phê vỉa hè hay tại các bàn làm việc của giới công chức trẻ.
Giờ nghỉ giải lao, đề tài họ mang ra kháo nhau là tập truyện này. Cánh đồng bất tận và cái tên Nguyễn Ngọc Tư trở thành chủ đề chính trong các câu chuyện văn chương.
Một văn bản chính thức được công bố đối với cá nhân tác giả Nguyễn Ngọc Tư do Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mau gửi đi, trong đó có đoạn viết về Nguyễn Ngọc Tư:
“Nói xấu chế độ về việc tổ chức quản lý xã hội ở nông thôn quá tồi tệ, tác giả phỉ báng quê hương, những nhân vật trong truyện ngắn CĐBT đưa những hiện tượng cá biệt hoặc chỉ mang tính hư cấu tưởng tượng làm hiện tượng điển hình cho một giai cấp, một cộng đồng, một địa phương là điều không thể chấp nhận được.”
Thạc sĩ Vưu Nghị Lực Phó ban VHNT tỉnh Cà Mau nặng nề hơn, hạ bút đi liền một mạch chì chiết tác giả cuốn sách một cách thậm tệ, trong đó có đoạn:
“Chẳng lẽ khi đặt tên cho tác phẩm của mình là Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư lại không biết rằng đối với người Việt, cánh đồng là một biểu tượng văn hóa nhạy cảm? Chẳng phải dân tộc này, số đông đã lớn lên từ trên những cánh đồng ư? Vậy hà cớ gì lần này cô phỉ nhổ vào cái cánh đồng ấy tàn tệ đến thế?
Cây bút nữ xứ Cà Mau ơi, cô phải biết những cánh đồng này chứ: Cánh đồng hoang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Đồng Chó ngáp... Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa; tôi nghĩ đó là “vũng lầy bất tận” thì đúng hơn.
Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa chứ, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ “cánh đồng” đi. Nên thay vào đó là “Vũng lầy bất tận”, vì với các bạn thì “cánh đồng đã tận” rồi.”
Mặc dù lên án, cấm cản và đưa ra nhiều biện pháp hù dọa tập truyện cũng như bản thân tác giả Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có lẽ tiếng nói lẻ loi của những con người tự nhận là bảo vệ cho nền văn học cách mạng này đã bị dư luận khước từ vai trò của họ một cách mạnh mẽ; để sau đó không lâu cuốn sách được in ra, bán với số lượng chóng mặt và bất kể sự hăm dọa của ông thạc sĩ họ Vưu, bộ phim mang tên “Cánh đồng bất tận” chính thức ra mắt ngày 20 tháng 10 tại Hà Nội sau khi tham gia đại hội phim Pusan Hàn Quốc.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên sau khi tham dự buổi chiếu ra mắt của cuộn phim cho biết:
“Có thể dùng một chữ đây là tác phẩm lớn trong đời sống văn học, lớn vì vấn đề nó đặt ra và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn học trong mấy năm gần đây. Đây chỉ là một truyện vừa mà rất nổi tiếng cho nên khi biết rằng nó được mua bản quyền cách đây vài năm và sau mấy năm chuẩn bị đến khi hoàn thành nó rất được háo hức chờ đợi. Thường thì từ một tác phẩm văn học nổi tiếng sang phim thì ai cũng chờ đợi xem là nó có được như vậy không? Có người nói họ rất sợ những tác phẩm như thế này mà chuyển sang điện ảnh không biết có làm hỏng văn học hay không?”
“Có thể nói buổi chiếu ra mắt của phim “Cánh đồng bất tận” vào hôm 20 tháng 10 trong khuôn khổ của liên hoan Phim lần thứ nhất tại Hà Nội chứ không dự thi, quy tụ rất đông có thể nói là giới tinh hoa của điện ảnh Việt Nam tụ về Hà Nội trong dịp này và mọi người đều có cảm giác phấn chấn hồi hộp cả lo ngại nữa. Mãi cho đến khi sau gần hai tiếng đồng hồ xem phim, đèn bật sáng thì mọi người phải đè nén lại cảm xúc, có thể nói một điều là hài lòng.”
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tác giả tập truyện cũng có mặt trong buổi chiếu phim chia sẻ với ông Phạm Xuân Nguyên về ý nghĩ của chị:
“Tôi ngồi gần với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chị đươc mời từ Cà Mau ra Hà Nội để dự buổi công chiếu ra mắt thì có thể nói như thế này, bộ phim đã theo rất sát cốt truyện của cuốn sách. Các nhân vật, các tình tiết, các sự kiện các đường giây của truyện thì rất sát.”
Dù sao thì nhận xét của chính người tạo nên tác phẩm văn học có thể không chính xác bởi sự hưng phấn cũng như cảm tính trước những kinh nghiệm mà tác giả đã biết qua sự làm việc hết sức khó khăn của đoàn làm phim. Tâm lý này có thể ngăn cản cảm nghĩ trung thực của một người vừa là tác giả vừa là khán giả.
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn có lẽ là người chăm chú nhất khi xem bộ phim này. Ông có những nhận xét hết sức tỉ mỉ về những cung bậc tình cảm, mức độ nặng nhẹ của diễn viên khi thể hiện vai của mình cũng như những cảnh trí của cuốn phim qua sự can thiệp của kỹ xảo điện ảnh.
Nhận xét về ấn bản văn học so với kịch bản phim, Nguyễn Thanh Sơn viết:
“Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước.”
Về tính cách nhân vật, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn nhận xét cách mà đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình giao cho nhân vật Sương quá nhiều lần xuất hiện để dẫn mạch chuyện khiến cho vai chính là Nương không có cơ hội phô diễn những điều mà trong văn bản văn học miêu tả:
“Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.”
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết cái nhìn của ông về các diễn viên trong phim Cánh Đồng bất tận, trước tiên là Đỗ Hải Yến, người được khán giả đánh giá cao trong bộ phim qua vai Sương ông nói:
“So với chính Đỗ Hải Yến ở các nhân vật trước đây như Phượng trong “Người Mỹ trầm lặng” hay “Pao trong “Chuyện của Pao” thì đây là một sự cố gắng, một sự muốn vượt thoát của Đỗ Hải Yến và chị cũng rất cố gắng diễn tả đượcnhưng cảm giác chung thì nó chưa tới trong vai Sương, chỉ mới ở mức trung bình thôi.”
Trong khi đó nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cũng rất tinh ý khi viết:
“Thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này.”
Riêng vai ông Võ, diễn viên Dustin Nguyễn mặc dù rất chuyên nghiệp nhưng anh vẫn bị bức tường vô hình ngăn cản nét diễn nội tâm của một người đàn ông hận đời, bạc ác, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét:
“Có thể nói Dustin Nguyễn rất chuyên nghiệp, anh diễn rất chuyên nghiệp về vai ông bố hận đời, anh diễn gây được ấn tượng…tất nhiên theo tôi nhìn thì giữa ông bố này có cả phần đau nữa chứ không phải là hận thôi. Giá như phần đau này, cái phần sâu lắng nhất này mà có nhấn thêm nữa thì tốt hơn. Phải nói đây là vai diễn khá của Dustin Nguyễn.”
“Một kịch bản chặt chẽ và xúc động kết hợp với những cảnh quay công phu, diễn xuất đầy cảm xúc đã giúp bộ phim này trở thành một tác phẩm điện ảnh nghệ thuật có giá trị. Tôi đặc biệt ấn tượng với phần âm nhạc của phim. Với một tác phẩm mà đạo diễn đã cố tình tiết chế tối đa lời thoại, thì âm nhạc trở thành tiếng nói của phim.”
Riêng về cảnh bát ngát của những cánh đồng thì sao? Liệu đạo diễn có khiến cho người xem liên tưởng tới các mảnh đời tất bật khốn cùng phía sau cái mênh mông của ruộng đồng miền tây trù phú hay không?
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét:
“Đúng thật là cảnh sông nước miền tây Nam bộ. Rồi có một cảnh mà lúc đầu nghĩ là có thể bị cắt khi mà cô Sương phải bỏ đi sau khi đưa mình ra cứu đàn vịt cho gia đình ông Võ… cảnh này cô Sương đi giữa một cánh đồng bạt ngàn, cánh đồng lúa nhưng cánh đồng này hiện lên hơi có tính hội họa tí nhưng vẫn là cánh đồng. Nói chung những ngoại cảnh đều ăn vào phim.”
Một bài báo đăng trên tờ Pháp Luật đã diễn tả tâm cảm người đã từng xem qua ấn bản văn học và khi ngồi xem hình ảnh chạy trên màn bạc thật quá khác nhau. Bài báo có đoạn viết với tiểu tựa “Cái đẹp lấn át cái nghèo, khổ, hận thù”:
“Xem những khuôn hình đồng năng, khóm tràm, con kênh được nắn nót trau chuốt kỹ lưỡng trong phim, nhất là chỉ mấy giây thoáng qua cái khu lò gạch gần Sa Đéc, đẹp tới nao lòng, người dân miền Tây muốn thốt lên: “Ừ đồng bằng mình đẹp quá hén, xưa giờ mình không để ý”. Nhưng chính cái đẹp đó làm khuất lấp, che lấp đi cái nghèo, cái khổ, cái tù túng tới bế tắc vốn là cái tứ rất đắt trong truyện. Khổ tới mức ở sông mà không có nước uống.”
Riêng về đoạn kết của màn ảnh, hai luồng ý kiến trái chiều đã làm câu chuyện trở nên phức tạp hơn. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết:
“Cảnh kết của truyện là cô bé con gái của ông Võ, cô bé Nương, như là một trả giá cho sự lãnh cảm cộc cằn độc ác của người bố nên cuối cùng bị hiếp dâm. Cảnh này một số người cho là bạo lực quá nhưng tôi thấy cảnh ấy giữ được. Như vậy thì từ một tác phẩm văn học chuyển qua tác phẩm điện ảnh thì về cơ bản nội dung cốt truyện, nhân vật, tình tiết là đã trung thành với tác phẩm viết. Tất nhiên có chỗ thêm bớt này cắt bỏ kia nhưng không đáng kể.”
“Có cần phải kết thúc lạc quan?” Bài viết trong tờ Pháp luật đặt câu hỏi với đạo diễn khi viết:
“Nhiều người biết chuyện, thông cảm cho rằng cần, rất cần vì không kết thúc lạc quan thì phim khó mà chiếu được.
Nhưng lạc quan tới mức ngay lập tức người đàn ông thô bạo, căm giận, thù đời biến thành ông đưa đò hồn hậu sau khi chứng kiến cảnh con mình bị cưỡng hiếp thì gấp gáp quá. Người xem bất giác nói sao lẹ dữ vậy ta? Ước gì phim chỉ nói lơi lơi, tưng tưng như truyện. Thiệt ra trong truyện, Nguyễn Ngọc Tư đâu có ác. Ngay trong lúc đau đớn bị cưỡng hiếp, Nương đã nhận ra sự thật về người mẹ: “Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó ngay lúc ấy”. Và người cha cũng đã vỡ nát nỗi hận thù: “Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời”.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thú nhận: “Tôi đã khóc rất nhiều trong suốt bộ phim. Khi tới đây, tôi nghĩ, mình không hy vọng xem được một minh họa cho truyện ngắn của mình. Bộ phim này, với tôi, đã đứng độc lập so với tác phẩm văn học. Và đó là một thành công.”
Đa số khán giả dù đã xem qua ấn bản văn học hay chưa vẫn công nhận rằng bộ phim đã đạt được độ cần thiết miêu tả cảnh đời của những con người cụ thể trong tác phẩm văn học. Mức độ nặng hay nhẹ, sâu hay nông đã được khán giả cho qua khi hình ảnh, âm thanh, diễn xuất của các ngôi sao Việt nam đã hút hồn họ, và đâu đó khi rạp chưa bật đèn lên người ta đã nghe tiếng thổn thức ngậm ngùi từ nhiều hàng ghế bên dưới. Khán giả chia sẻ tác phẩm điện ảnh này bằng tiếng khóc của họ. Tiếng khóc phải chăng chính là phần thưởng mà nhóm làm phim nhắm tới, trong đó có chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư khi ngồi xem phim bên dưới?
Giờ nghỉ giải lao, đề tài họ mang ra kháo nhau là tập truyện này. Cánh đồng bất tận và cái tên Nguyễn Ngọc Tư trở thành chủ đề chính trong các câu chuyện văn chương.
Vượt qua rào cản
“Cánh đồng bất tận” được người hiếu kỳ theo dõi đến độ ồn ào như vậy nguyên do phát xuất từ một quyết định của Ủy Ban Tuyên Giáo và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã hết lời kết án nó.Một văn bản chính thức được công bố đối với cá nhân tác giả Nguyễn Ngọc Tư do Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mau gửi đi, trong đó có đoạn viết về Nguyễn Ngọc Tư:
“Nói xấu chế độ về việc tổ chức quản lý xã hội ở nông thôn quá tồi tệ, tác giả phỉ báng quê hương, những nhân vật trong truyện ngắn CĐBT đưa những hiện tượng cá biệt hoặc chỉ mang tính hư cấu tưởng tượng làm hiện tượng điển hình cho một giai cấp, một cộng đồng, một địa phương là điều không thể chấp nhận được.”
Thạc sĩ Vưu Nghị Lực Phó ban VHNT tỉnh Cà Mau nặng nề hơn, hạ bút đi liền một mạch chì chiết tác giả cuốn sách một cách thậm tệ, trong đó có đoạn:
“Chẳng lẽ khi đặt tên cho tác phẩm của mình là Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư lại không biết rằng đối với người Việt, cánh đồng là một biểu tượng văn hóa nhạy cảm? Chẳng phải dân tộc này, số đông đã lớn lên từ trên những cánh đồng ư? Vậy hà cớ gì lần này cô phỉ nhổ vào cái cánh đồng ấy tàn tệ đến thế?
Cây bút nữ xứ Cà Mau ơi, cô phải biết những cánh đồng này chứ: Cánh đồng hoang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Đồng Chó ngáp... Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa; tôi nghĩ đó là “vũng lầy bất tận” thì đúng hơn.
Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa chứ, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ “cánh đồng” đi. Nên thay vào đó là “Vũng lầy bất tận”, vì với các bạn thì “cánh đồng đã tận” rồi.”
Mặc dù lên án, cấm cản và đưa ra nhiều biện pháp hù dọa tập truyện cũng như bản thân tác giả Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có lẽ tiếng nói lẻ loi của những con người tự nhận là bảo vệ cho nền văn học cách mạng này đã bị dư luận khước từ vai trò của họ một cách mạnh mẽ; để sau đó không lâu cuốn sách được in ra, bán với số lượng chóng mặt và bất kể sự hăm dọa của ông thạc sĩ họ Vưu, bộ phim mang tên “Cánh đồng bất tận” chính thức ra mắt ngày 20 tháng 10 tại Hà Nội sau khi tham gia đại hội phim Pusan Hàn Quốc.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên sau khi tham dự buổi chiếu ra mắt của cuộn phim cho biết:
“Có thể dùng một chữ đây là tác phẩm lớn trong đời sống văn học, lớn vì vấn đề nó đặt ra và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn học trong mấy năm gần đây. Đây chỉ là một truyện vừa mà rất nổi tiếng cho nên khi biết rằng nó được mua bản quyền cách đây vài năm và sau mấy năm chuẩn bị đến khi hoàn thành nó rất được háo hức chờ đợi. Thường thì từ một tác phẩm văn học nổi tiếng sang phim thì ai cũng chờ đợi xem là nó có được như vậy không? Có người nói họ rất sợ những tác phẩm như thế này mà chuyển sang điện ảnh không biết có làm hỏng văn học hay không?”
Phấn chấn, hồi hộp, lo ngại
Điều mà giới yêu văn học băn khoăn nhất là họ đã lỡ yêu ấn bản gốc “Cánh đồng bất tận” và trong thâm tâm, cho dù chờ đợi kịch bản phim với những háo hức như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói, họ vẫn có tâm lý lo lắng trước khi tấm màn bạc sáng lên từ những cảnh đầu tiên:“Có thể nói buổi chiếu ra mắt của phim “Cánh đồng bất tận” vào hôm 20 tháng 10 trong khuôn khổ của liên hoan Phim lần thứ nhất tại Hà Nội chứ không dự thi, quy tụ rất đông có thể nói là giới tinh hoa của điện ảnh Việt Nam tụ về Hà Nội trong dịp này và mọi người đều có cảm giác phấn chấn hồi hộp cả lo ngại nữa. Mãi cho đến khi sau gần hai tiếng đồng hồ xem phim, đèn bật sáng thì mọi người phải đè nén lại cảm xúc, có thể nói một điều là hài lòng.”
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tác giả tập truyện cũng có mặt trong buổi chiếu phim chia sẻ với ông Phạm Xuân Nguyên về ý nghĩ của chị:
“Tôi ngồi gần với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chị đươc mời từ Cà Mau ra Hà Nội để dự buổi công chiếu ra mắt thì có thể nói như thế này, bộ phim đã theo rất sát cốt truyện của cuốn sách. Các nhân vật, các tình tiết, các sự kiện các đường giây của truyện thì rất sát.”
Dù sao thì nhận xét của chính người tạo nên tác phẩm văn học có thể không chính xác bởi sự hưng phấn cũng như cảm tính trước những kinh nghiệm mà tác giả đã biết qua sự làm việc hết sức khó khăn của đoàn làm phim. Tâm lý này có thể ngăn cản cảm nghĩ trung thực của một người vừa là tác giả vừa là khán giả.
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn có lẽ là người chăm chú nhất khi xem bộ phim này. Ông có những nhận xét hết sức tỉ mỉ về những cung bậc tình cảm, mức độ nặng nhẹ của diễn viên khi thể hiện vai của mình cũng như những cảnh trí của cuốn phim qua sự can thiệp của kỹ xảo điện ảnh.
Nhận xét về ấn bản văn học so với kịch bản phim, Nguyễn Thanh Sơn viết:
“Và đám “cường hào mới” ở nông thôn, những kẻ phải chịu trách nhiệm về những đắng cay áp bức mà người nông dân phải gánh chịu trong tác phẩm văn học, lại được bàn tay đạo diễn “linh hoạt” chuyển đổi thành đám lưu manh giang hồ vùng sông nước.”
Về tính cách nhân vật, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn nhận xét cách mà đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình giao cho nhân vật Sương quá nhiều lần xuất hiện để dẫn mạch chuyện khiến cho vai chính là Nương không có cơ hội phô diễn những điều mà trong văn bản văn học miêu tả:
“Lẽ ra, nếu bộ phim được kể lại bằng góc nhìn của nhân vật Nương, thì nhân vật cô gái điếm Sương chỉ là nhân vật phụ, là chất xúc tác đẩy tình cảm và xung đột của ba cha con Út Võ lên đến cao trào. Nguyễn Phan Quang Bình đã dành quá nhiều ưu ái cho nhân vật Sương, khiến tuyến nhân vật phụ lấn át tuyến nhân vật chính, nên khi cô Sương ra đi, bộ phim bị mất điểm nhấn, cứ trôi dạt mãi cho tới một cái kết “từ trên trời rơi xuống”.”
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết cái nhìn của ông về các diễn viên trong phim Cánh Đồng bất tận, trước tiên là Đỗ Hải Yến, người được khán giả đánh giá cao trong bộ phim qua vai Sương ông nói:
“So với chính Đỗ Hải Yến ở các nhân vật trước đây như Phượng trong “Người Mỹ trầm lặng” hay “Pao trong “Chuyện của Pao” thì đây là một sự cố gắng, một sự muốn vượt thoát của Đỗ Hải Yến và chị cũng rất cố gắng diễn tả đượcnhưng cảm giác chung thì nó chưa tới trong vai Sương, chỉ mới ở mức trung bình thôi.”
Trong khi đó nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cũng rất tinh ý khi viết:
“Thất vọng lớn nhất của bộ phim là Đỗ Thị Hải Yến. Thách thức và áp lực đối với cô ở vai Sương là rõ rệt: hình ảnh một cô gái điếm miền Tây đơn sơ, bị cuộc sống đầy đọa nhưng vẫn mong mỏi yêu thương và được yêu thương, sẵn sàng hi sinh nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ khi cảm thấy nhân cách của mình bị xúc phạm… là một vai diễn khó với Hải Yến. Và cô đã không vượt qua được thách thức này.”
Riêng vai ông Võ, diễn viên Dustin Nguyễn mặc dù rất chuyên nghiệp nhưng anh vẫn bị bức tường vô hình ngăn cản nét diễn nội tâm của một người đàn ông hận đời, bạc ác, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét:
“Có thể nói Dustin Nguyễn rất chuyên nghiệp, anh diễn rất chuyên nghiệp về vai ông bố hận đời, anh diễn gây được ấn tượng…tất nhiên theo tôi nhìn thì giữa ông bố này có cả phần đau nữa chứ không phải là hận thôi. Giá như phần đau này, cái phần sâu lắng nhất này mà có nhấn thêm nữa thì tốt hơn. Phải nói đây là vai diễn khá của Dustin Nguyễn.”
Những tiếng khóc khen tặng
Hai yếu tố vượt trội trong phim được nhiều người thừa nhận là phong cảnh miền tây mênh mông cùng nhạc nền hết sức phù hợp. Đạo diễn Phần Lan Juhani Alanen nhận xét đây là“Một kịch bản chặt chẽ và xúc động kết hợp với những cảnh quay công phu, diễn xuất đầy cảm xúc đã giúp bộ phim này trở thành một tác phẩm điện ảnh nghệ thuật có giá trị. Tôi đặc biệt ấn tượng với phần âm nhạc của phim. Với một tác phẩm mà đạo diễn đã cố tình tiết chế tối đa lời thoại, thì âm nhạc trở thành tiếng nói của phim.”
Riêng về cảnh bát ngát của những cánh đồng thì sao? Liệu đạo diễn có khiến cho người xem liên tưởng tới các mảnh đời tất bật khốn cùng phía sau cái mênh mông của ruộng đồng miền tây trù phú hay không?
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét:
“Đúng thật là cảnh sông nước miền tây Nam bộ. Rồi có một cảnh mà lúc đầu nghĩ là có thể bị cắt khi mà cô Sương phải bỏ đi sau khi đưa mình ra cứu đàn vịt cho gia đình ông Võ… cảnh này cô Sương đi giữa một cánh đồng bạt ngàn, cánh đồng lúa nhưng cánh đồng này hiện lên hơi có tính hội họa tí nhưng vẫn là cánh đồng. Nói chung những ngoại cảnh đều ăn vào phim.”
Một bài báo đăng trên tờ Pháp Luật đã diễn tả tâm cảm người đã từng xem qua ấn bản văn học và khi ngồi xem hình ảnh chạy trên màn bạc thật quá khác nhau. Bài báo có đoạn viết với tiểu tựa “Cái đẹp lấn át cái nghèo, khổ, hận thù”:
“Xem những khuôn hình đồng năng, khóm tràm, con kênh được nắn nót trau chuốt kỹ lưỡng trong phim, nhất là chỉ mấy giây thoáng qua cái khu lò gạch gần Sa Đéc, đẹp tới nao lòng, người dân miền Tây muốn thốt lên: “Ừ đồng bằng mình đẹp quá hén, xưa giờ mình không để ý”. Nhưng chính cái đẹp đó làm khuất lấp, che lấp đi cái nghèo, cái khổ, cái tù túng tới bế tắc vốn là cái tứ rất đắt trong truyện. Khổ tới mức ở sông mà không có nước uống.”
Riêng về đoạn kết của màn ảnh, hai luồng ý kiến trái chiều đã làm câu chuyện trở nên phức tạp hơn. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết:
“Cảnh kết của truyện là cô bé con gái của ông Võ, cô bé Nương, như là một trả giá cho sự lãnh cảm cộc cằn độc ác của người bố nên cuối cùng bị hiếp dâm. Cảnh này một số người cho là bạo lực quá nhưng tôi thấy cảnh ấy giữ được. Như vậy thì từ một tác phẩm văn học chuyển qua tác phẩm điện ảnh thì về cơ bản nội dung cốt truyện, nhân vật, tình tiết là đã trung thành với tác phẩm viết. Tất nhiên có chỗ thêm bớt này cắt bỏ kia nhưng không đáng kể.”
“Có cần phải kết thúc lạc quan?” Bài viết trong tờ Pháp luật đặt câu hỏi với đạo diễn khi viết:
“Nhiều người biết chuyện, thông cảm cho rằng cần, rất cần vì không kết thúc lạc quan thì phim khó mà chiếu được.
Nhưng lạc quan tới mức ngay lập tức người đàn ông thô bạo, căm giận, thù đời biến thành ông đưa đò hồn hậu sau khi chứng kiến cảnh con mình bị cưỡng hiếp thì gấp gáp quá. Người xem bất giác nói sao lẹ dữ vậy ta? Ước gì phim chỉ nói lơi lơi, tưng tưng như truyện. Thiệt ra trong truyện, Nguyễn Ngọc Tư đâu có ác. Ngay trong lúc đau đớn bị cưỡng hiếp, Nương đã nhận ra sự thật về người mẹ: “Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó ngay lúc ấy”. Và người cha cũng đã vỡ nát nỗi hận thù: “Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời”.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thú nhận: “Tôi đã khóc rất nhiều trong suốt bộ phim. Khi tới đây, tôi nghĩ, mình không hy vọng xem được một minh họa cho truyện ngắn của mình. Bộ phim này, với tôi, đã đứng độc lập so với tác phẩm văn học. Và đó là một thành công.”
Đa số khán giả dù đã xem qua ấn bản văn học hay chưa vẫn công nhận rằng bộ phim đã đạt được độ cần thiết miêu tả cảnh đời của những con người cụ thể trong tác phẩm văn học. Mức độ nặng hay nhẹ, sâu hay nông đã được khán giả cho qua khi hình ảnh, âm thanh, diễn xuất của các ngôi sao Việt nam đã hút hồn họ, và đâu đó khi rạp chưa bật đèn lên người ta đã nghe tiếng thổn thức ngậm ngùi từ nhiều hàng ghế bên dưới. Khán giả chia sẻ tác phẩm điện ảnh này bằng tiếng khóc của họ. Tiếng khóc phải chăng chính là phần thưởng mà nhóm làm phim nhắm tới, trong đó có chính tác giả Nguyễn Ngọc Tư khi ngồi xem phim bên dưới?
Ðâu rồi 'hồn' Ô Quan Chưởng
HÀ NỘI (LÐO) - Ô Quan Chưởng, còn gọi là ô Ðông Hà, là cửa ô cổ duy nhất còn sót lại ở Hà Nội. Thế nhưng việc tu bổ, phục hồi di tích này khiến nhiều người không khỏi băn khoăn phải chăng “di tích đang bị ‘trẻ hóa”?
Theo tin báo Lao Ðộng, Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Ðông Hà, là cửa ô của Hà Nội xưa nằm ở phía Ðông tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long. Cổng ô còn nguyên tam quan với cửa chính, hai cửa phụ hai bên. Ðây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Dân gian có câu: “Long Thành bao quản nắng mưa/Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây” cho thấy sự trường tồn của một công trình kiến trúc cổ.
Ngày nay, Ô Quan Chưởng tọa lạc ở đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương và đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng “di tích lịch sử.”
Dự án tu bổ, khắc phục sự xuống cấp của cửa ô do Ban quản lý Di tích danh thắng Hà Nội phối hợp với Viện Bảo Tồn Di Tích thực hiện với tổng kinh phí lên tới hơn 70,000 đô la. “Ðây là món quà mà Quỹ Bảo Tồn Văn Hóa của Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dành tặng thủ đô Hà Nội tròn 1,000 năm tuổi,” báo Lao Ðộng viết.
Hiện nay, việc phục hồi, tu bổ cửa ô này đã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, di tích cửa ô mới quá. Một người dân bán hàng trên phố Hàng Chiếu nhận xét: “Nét cổ kính, rêu phong trên bề mặt không còn như vẻ đẹp vốn có của nó. Người ta bôi trát làm cửa ô ‘non’ đi trông thấy.”
Tu bổ, phục hồi di tích là việc làm cần thiết để khắc phục những hư hại do thời gian gây ra. Nhưng gần đây tồn tại một thực trạng đáng báo động là nhiều công trình sau khi “phục hồi” đã không còn giữ nguyên gốc, thậm chí “thay da đổi thịt” chỉ trong thời gian ngắn.
Theo tin báo Lao Ðộng, Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Ðông Hà, là cửa ô của Hà Nội xưa nằm ở phía Ðông tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long. Cổng ô còn nguyên tam quan với cửa chính, hai cửa phụ hai bên. Ðây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Dân gian có câu: “Long Thành bao quản nắng mưa/Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây” cho thấy sự trường tồn của một công trình kiến trúc cổ.
Ngày nay, Ô Quan Chưởng tọa lạc ở đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương và đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng “di tích lịch sử.”
Dự án tu bổ, khắc phục sự xuống cấp của cửa ô do Ban quản lý Di tích danh thắng Hà Nội phối hợp với Viện Bảo Tồn Di Tích thực hiện với tổng kinh phí lên tới hơn 70,000 đô la. “Ðây là món quà mà Quỹ Bảo Tồn Văn Hóa của Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dành tặng thủ đô Hà Nội tròn 1,000 năm tuổi,” báo Lao Ðộng viết.
Hiện nay, việc phục hồi, tu bổ cửa ô này đã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, di tích cửa ô mới quá. Một người dân bán hàng trên phố Hàng Chiếu nhận xét: “Nét cổ kính, rêu phong trên bề mặt không còn như vẻ đẹp vốn có của nó. Người ta bôi trát làm cửa ô ‘non’ đi trông thấy.”
Tu bổ, phục hồi di tích là việc làm cần thiết để khắc phục những hư hại do thời gian gây ra. Nhưng gần đây tồn tại một thực trạng đáng báo động là nhiều công trình sau khi “phục hồi” đã không còn giữ nguyên gốc, thậm chí “thay da đổi thịt” chỉ trong thời gian ngắn.
Saturday, October 30, 2010
Phe cộng sãn nói gì về Tổng thống Ngô Đình Diệm
Vài chuyện mắt thấy tai nghe:
PHE CỘNG SẢN NGHĨ SAO VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM?
Tôn Thất Thiện
Trong những năm qua, tôi đã có nói cho anh em biết một số nhận định của các lãnh tụ cộng sản khi được tin về vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và sát hại. Các lãnh tụ Việt Cọng Miền Nam, như Nguyễn Hữu Thọ, hoặc Miền Bắc, như Võ Nguyên Giáp, và cả ông Hồ Chí Minh, đều có nhận định về biến cố này. Hôm nay, tôi nhắc lại những nhận xét đó, và thêm vào đó, tôi xin kể thêm vài chuyện mà chính tai tôi đã được nghe, đặc biệt là nhận định của Ông Hồ Chí Minh, từ miệng một người đã được nghe chính Ông Hồ nói. Có biết những chuyện này mới có chất liệu để trả lời cho những người lập luận rằng "giết Ông Diệm là một điều cần để trừ hậu vận". Nhưng nay thì rõ ràng rằng đó là lỗi lầm tầy trời của một số nhân vật, quân sự và dân sự, đối với dân tộc Việt Nam, không những đối với hai triệu người đã phải bỏ quê hương đi tìm nơi an thân, mà ngay cả mấy chục triệu người Miền Nam đang phải sống trong ô nhục, đàn áp, đói rách, mà chế độ cộng sản đã áp đặt lên họ.
Tôi kể lại sau đây những tường thuật của báo chí và học giả, mà tôi đã có dịp nhắc đến trong bài điểm sách "The Year of the Hare" của Giáo Sư Francis Xavier Winters năm 1999 cho tạp chí Ấn Độ "World Affairs": " Một quan điểm mới về vụ đảo chánh tháng 11, 1963: Ngô Đình Diệm không phải là kẻ tác quái mà là một nạn nhân của thực dân" (Bài này đã được dịch ra tiếng Việt, in ra và phát cho người dư. Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống năm 1999). Tôi xin trích lại mấy đoạn sau đây:
"Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".
"Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên"
"Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng"
"Về phía các lãnh tu. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi."
Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói: "Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm."
Trên đây là chuyện báo chí và học giả ngoại quốc kể lại. Bây giờ tôi xin kể ba chuyện mà chính tôi đã được tai nghe mắt thấy từ những người trong cuộc. Những chuyện này vừa có một giá trị nhân chứng, vừa có một giá trị lớn về lịch sử, và đối với chúng ta, những người kính mến Tổng Thống, nó làm cho ta hãnh diện là "Diemiste" (Năm 1955, ở quảng trường Trocadéro, Paris, một người Pháp mắng tôi là "espèce de Diemiste", khi vượt xe tôi, vì ông ta cho rằng tôi đã cản đường xe ông, và tôi rất lấy làm hãnh diện bị mắng như vậy...)
1/ Trong những năm trước 1963, trong số kỷ giả Mỹ ở Sài Gòn có ông Keyes Beech, đặc phái viên của báo Chicago Tribune, một nhà báo rất được kính nể. Năm 1963 ông này không vào huà với đám ký giả chống Tổng Thống. Sau 1963, ông vẫn được ở lại Saì Gòn, và ông vẫn thân thiện với tôi. Ông thỉnh thoảng mời tôi đến nhà ông ấy ở gần Bô. Ngoại Giao ăn cơm. Một hôm, trong những chuyện ông kể tôi nghe có chuyện sau đây. Ông nói: "You know, on the afternoon of the day President Diem was overthrown, I was in a bar in Pnom-Penh. Sitting next to me was Wilfrid Burchett. We were not friends. But on hearing the news about President Diem’s death, he turned to me and said: "It's unbelievable! They have killed the only man with the ideas and the organisation that can stop us". ("Thật là không thể tin được: chúng nó đã giết chết người duy nhất có tư tưởng và tổ chức có thể chận chúng tôi"). Burchett không nói rõ "chúng nó và "chúng tôi" là ai, nhưng ta cũng có thể thấy rõ là "chúng nó" là phe chống cộng , và "chúng tôi" là phe cộng sản.
2/ Lúc trẻ, trước năm 1945, ở Huế, tôi quen bà Hồ Thị Mộng Chi. Bà này là con Cụ Thượng Thơ Hồ Đắc Khải, cháu gọi Bác sĩ Tôn Thất Tùng là cậu, và vợ Bác sĩ Đặng Văn Hồ. Bác sĩ Tùng là bà con và hàng xóm, ở cách nhà tôi hai nhà, và Bà Chi ở sít nhà Bác sĩ Tùng. Bà lại là bạn thân của Ông Ta. Quang Bửu, thầy tôi. Nên chúng tôi qua lại thường, và tôi coi bà ấy như là chị, và bà ấy cũng đối xử với tôi như em mình. Sau 1945, bà Chi đem con đi Pháp, ơ? Paris cho chúng đi học. Lúc đó tôi du học ở London. Muà hè nào cũng có về Paris chơi và ở nhà bà ấy, có khi ở cả tháng. Nhưng sau 1954, bà tỏ ra thân với phía Bắc Việt, có lẽ vì Bác sĩ Tùng và ông Bửu ở phiá đó, cũng có thể vì Bác sĩ Hồ, lúc đó là Thiếu tá Quân Y trong quân đội Việt Nam, mà lại thêm có vợ bé. Tôi thì cộng tác với Tổng Thống Diệm. Vì vậy mà tôi không đi lại với gia đình Bà Chi nữa. Sau 1960 , và nhất là sau 1968, thì "chiến tuyến" lại càng rõ ràng hơn nữa, vì Bà Chi làm bí thơ cho Bà Nguyễn Thị Bình. Hai người con bà ấy cũng "anti-Saigon" rất hăng, và khi "phe ta" thắng trận năm 1975 thì mẹ con đều dắt nhau về Việt Nam thăm viếng ngay. Qua bạn bè, đặc biệt là anh Bửu Kỉnh (nay đã mất), một người bạn thân của gia đình bà Chi, mà cũng thân tôi, tôi được biết như trên, nên sau 1975, tôi vẫn giữ thái độ "kính nhi viễn chi". Nhưng một hôm, vào khoảng năm 1978, nhân dịp ghé Paris, gặp anh Bửu Kỉnh, anh ấy bảo: " Sao toa không đến thăm Chị Chi". Tôi trả lời: "Sức mấy! Chắc chi Chị ấy tiếp tui mà đến!" Anh Kỉnh lại nói: "Đến đi! Chị hỏi thăm toa đó!" Tôi ngạc nhiên. Anh Kỉnh lại nói thêm: "Nay, thay đổi rồi!". Tôi nghĩ: "À, như rứa!". Và một hai hôm sau, tôi điện thoại đến bà Chi. Bà trả lời rất vui vẽ, xem như chẳng có gì xảy ra giữa chị ấy và tôi từ 1954 cả, và bảo tôi đến chơi. Chị lại nói thêm là Chị sẽ làm "purée de pomme de terre" cho tôi ăn. Xin nói đó là món ăn mà trước 1954 bà ấy thường cho tôi ăn. Bà làm rất ngon, và tôi rất thích. Trong buổi tái ngộ, nói chuyện lông bông luôn mấy giờ đồng hồ. Tôi ngồi nghe nhiều hơn là nói, và nghe ba mẹ con đua nhau đả kích Việt Cộng kịch liệt! Tôi sửng sốt. Tôi không dám hỏi tại sao, nhưng chỉ đoán, nhờ bà Chi nói "tụi nó tệ lắm", và nhờ anh Bửu Kỉnh cho biết trước đó là trong chuyến về Việt Nam bà không được Việt Cọng tiếp đón niềm nở, vì nó thắng rồi nên không cần đến bà nữa. Bà thì lại tưởng rằng vì bà là người có công, nhất là đã giúp cộng sản trong việc tuyên truyền (con đại thần Triều Nguyễn mà lại đứng về phe cách mạng, bí thơ Bà Nguyễn Thi. Bình, ở ngay Paris, trong một cuộc đàm phán hệ trọng). Người con thì có thổ lộ là "tụi nó dốt quá" (nó nói rằng Mã Lai không phải là quốc gia độc lập, còn Lê Đức Thọ, được anh ta dẫn đi coi thành tựu kinh tế kỹ nghê. Pháp lúc viếng thăm Paris thì cho rằng "chẳng có gì đáng để ý")!! Nhưng điều đáng ghi nhất là giây phút chót của cuộc tái ngộ. Lúc đó cũng gần 12 giờ khuya. Bà Chi đưa tôi ra cửa, và cùng tôi đi mấy bước ra giữa phố , lúc đó vắng. Tôi không hề đề cập gì đến ông Diệm trong cuộc gặp gỡ, nhưng trước khi chia tay bà ta nói: "Nghĩ kỹ lại, chỉ có Ông Diệm là hơn hết!".
3/ Chuyện thứ ba là một chuyện về kiên nhẫn, hay có thể nói là lì lợm. Từ năm 1963 tôi hằng nghĩ rằng Ông Hồ Chí Minh phải có chia sẻ với những người trong Đảng một nhận định gì về cuộc đảo chánh. Nhưng sưu tầm tài liệu, hết năm này qua năm khác, không thấy có một nhận định nào của Ông Hồ. Tất nhiên, điều đáng làm nhất là hỏi những người gần gũi Ông Hồ. Nhưng họ là người "phía bên kia", và họ lại ở Hà Nội. Làm được việc này hầu như là vô hy vọng. Nhưng, may thay, tôi đã làm được. Trong thời gian gần đây tôi may mắn gặp một người từ Hà Nội, mà tôi quen khá thân trước năm 1954. Và cũng rất may, người này là một người hiếm có đã được chính tai mình nghe Ông Hồ nhận định về vụ đảo chánh 1963. Người này tuyệt đối cấm tôi tiết lộ tên trong khi y còn sống, vì đây là một "bí mật thâm cung", nên tôi chỉ gọi y là "Cán bộ X". Cán bộ X đã kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Y là một người có mặt tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội ngày xảy ra đảo chánh ở Sài Gòn. Y thuộc một nhóm được Ông Hồ cho gặp chiều ngày 2/11/1963. Khi vào Phủ Chủ Tịch thì Ông Hồ đang bận tiếp một phái đoàn gì đó. Y phải đợi ngoài hành lang. Đang đợi thì thấy có người mang một bao thơ vào cho Ông Hồ. Nhìn vào, thấy Ông mở thơ ra đọc, xong, không nói gì, bỏ thơ vào túi, rồi tiếp tục tiếp khách. Một lúc sau, khách đi rồi, Ông cho gọi nhóm của Cán bộ X vào, và nói: "Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi." Lịch sử Miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1975 có thể thâu gọn trong câu nói đó, và những người tự nhận là thuộc về Đệ Nhứt Cộng Hoà nên nhắc nhủ những cá nhân, hay đoàn thể, đã nhúng tay vào việc lật đổ và hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên suy niệm về câu nói đó và trách nhiệm của mình về những gì đã xảy ra từ 1963 đến nay.
Tôn Thất Thiện
Ottawa,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 2002.
PHE CỘNG SẢN NGHĨ SAO VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM?
Tôn Thất Thiện
Trong những năm qua, tôi đã có nói cho anh em biết một số nhận định của các lãnh tụ cộng sản khi được tin về vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và sát hại. Các lãnh tụ Việt Cọng Miền Nam, như Nguyễn Hữu Thọ, hoặc Miền Bắc, như Võ Nguyên Giáp, và cả ông Hồ Chí Minh, đều có nhận định về biến cố này. Hôm nay, tôi nhắc lại những nhận xét đó, và thêm vào đó, tôi xin kể thêm vài chuyện mà chính tai tôi đã được nghe, đặc biệt là nhận định của Ông Hồ Chí Minh, từ miệng một người đã được nghe chính Ông Hồ nói. Có biết những chuyện này mới có chất liệu để trả lời cho những người lập luận rằng "giết Ông Diệm là một điều cần để trừ hậu vận". Nhưng nay thì rõ ràng rằng đó là lỗi lầm tầy trời của một số nhân vật, quân sự và dân sự, đối với dân tộc Việt Nam, không những đối với hai triệu người đã phải bỏ quê hương đi tìm nơi an thân, mà ngay cả mấy chục triệu người Miền Nam đang phải sống trong ô nhục, đàn áp, đói rách, mà chế độ cộng sản đã áp đặt lên họ.
Tôi kể lại sau đây những tường thuật của báo chí và học giả, mà tôi đã có dịp nhắc đến trong bài điểm sách "The Year of the Hare" của Giáo Sư Francis Xavier Winters năm 1999 cho tạp chí Ấn Độ "World Affairs": " Một quan điểm mới về vụ đảo chánh tháng 11, 1963: Ngô Đình Diệm không phải là kẻ tác quái mà là một nạn nhân của thực dân" (Bài này đã được dịch ra tiếng Việt, in ra và phát cho người dư. Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống năm 1999). Tôi xin trích lại mấy đoạn sau đây:
"Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".
"Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên"
"Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng"
"Về phía các lãnh tu. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi."
Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói: "Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm."
Trên đây là chuyện báo chí và học giả ngoại quốc kể lại. Bây giờ tôi xin kể ba chuyện mà chính tôi đã được tai nghe mắt thấy từ những người trong cuộc. Những chuyện này vừa có một giá trị nhân chứng, vừa có một giá trị lớn về lịch sử, và đối với chúng ta, những người kính mến Tổng Thống, nó làm cho ta hãnh diện là "Diemiste" (Năm 1955, ở quảng trường Trocadéro, Paris, một người Pháp mắng tôi là "espèce de Diemiste", khi vượt xe tôi, vì ông ta cho rằng tôi đã cản đường xe ông, và tôi rất lấy làm hãnh diện bị mắng như vậy...)
1/ Trong những năm trước 1963, trong số kỷ giả Mỹ ở Sài Gòn có ông Keyes Beech, đặc phái viên của báo Chicago Tribune, một nhà báo rất được kính nể. Năm 1963 ông này không vào huà với đám ký giả chống Tổng Thống. Sau 1963, ông vẫn được ở lại Saì Gòn, và ông vẫn thân thiện với tôi. Ông thỉnh thoảng mời tôi đến nhà ông ấy ở gần Bô. Ngoại Giao ăn cơm. Một hôm, trong những chuyện ông kể tôi nghe có chuyện sau đây. Ông nói: "You know, on the afternoon of the day President Diem was overthrown, I was in a bar in Pnom-Penh. Sitting next to me was Wilfrid Burchett. We were not friends. But on hearing the news about President Diem’s death, he turned to me and said: "It's unbelievable! They have killed the only man with the ideas and the organisation that can stop us". ("Thật là không thể tin được: chúng nó đã giết chết người duy nhất có tư tưởng và tổ chức có thể chận chúng tôi"). Burchett không nói rõ "chúng nó và "chúng tôi" là ai, nhưng ta cũng có thể thấy rõ là "chúng nó" là phe chống cộng , và "chúng tôi" là phe cộng sản.
2/ Lúc trẻ, trước năm 1945, ở Huế, tôi quen bà Hồ Thị Mộng Chi. Bà này là con Cụ Thượng Thơ Hồ Đắc Khải, cháu gọi Bác sĩ Tôn Thất Tùng là cậu, và vợ Bác sĩ Đặng Văn Hồ. Bác sĩ Tùng là bà con và hàng xóm, ở cách nhà tôi hai nhà, và Bà Chi ở sít nhà Bác sĩ Tùng. Bà lại là bạn thân của Ông Ta. Quang Bửu, thầy tôi. Nên chúng tôi qua lại thường, và tôi coi bà ấy như là chị, và bà ấy cũng đối xử với tôi như em mình. Sau 1945, bà Chi đem con đi Pháp, ơ? Paris cho chúng đi học. Lúc đó tôi du học ở London. Muà hè nào cũng có về Paris chơi và ở nhà bà ấy, có khi ở cả tháng. Nhưng sau 1954, bà tỏ ra thân với phía Bắc Việt, có lẽ vì Bác sĩ Tùng và ông Bửu ở phiá đó, cũng có thể vì Bác sĩ Hồ, lúc đó là Thiếu tá Quân Y trong quân đội Việt Nam, mà lại thêm có vợ bé. Tôi thì cộng tác với Tổng Thống Diệm. Vì vậy mà tôi không đi lại với gia đình Bà Chi nữa. Sau 1960 , và nhất là sau 1968, thì "chiến tuyến" lại càng rõ ràng hơn nữa, vì Bà Chi làm bí thơ cho Bà Nguyễn Thị Bình. Hai người con bà ấy cũng "anti-Saigon" rất hăng, và khi "phe ta" thắng trận năm 1975 thì mẹ con đều dắt nhau về Việt Nam thăm viếng ngay. Qua bạn bè, đặc biệt là anh Bửu Kỉnh (nay đã mất), một người bạn thân của gia đình bà Chi, mà cũng thân tôi, tôi được biết như trên, nên sau 1975, tôi vẫn giữ thái độ "kính nhi viễn chi". Nhưng một hôm, vào khoảng năm 1978, nhân dịp ghé Paris, gặp anh Bửu Kỉnh, anh ấy bảo: " Sao toa không đến thăm Chị Chi". Tôi trả lời: "Sức mấy! Chắc chi Chị ấy tiếp tui mà đến!" Anh Kỉnh lại nói: "Đến đi! Chị hỏi thăm toa đó!" Tôi ngạc nhiên. Anh Kỉnh lại nói thêm: "Nay, thay đổi rồi!". Tôi nghĩ: "À, như rứa!". Và một hai hôm sau, tôi điện thoại đến bà Chi. Bà trả lời rất vui vẽ, xem như chẳng có gì xảy ra giữa chị ấy và tôi từ 1954 cả, và bảo tôi đến chơi. Chị lại nói thêm là Chị sẽ làm "purée de pomme de terre" cho tôi ăn. Xin nói đó là món ăn mà trước 1954 bà ấy thường cho tôi ăn. Bà làm rất ngon, và tôi rất thích. Trong buổi tái ngộ, nói chuyện lông bông luôn mấy giờ đồng hồ. Tôi ngồi nghe nhiều hơn là nói, và nghe ba mẹ con đua nhau đả kích Việt Cộng kịch liệt! Tôi sửng sốt. Tôi không dám hỏi tại sao, nhưng chỉ đoán, nhờ bà Chi nói "tụi nó tệ lắm", và nhờ anh Bửu Kỉnh cho biết trước đó là trong chuyến về Việt Nam bà không được Việt Cọng tiếp đón niềm nở, vì nó thắng rồi nên không cần đến bà nữa. Bà thì lại tưởng rằng vì bà là người có công, nhất là đã giúp cộng sản trong việc tuyên truyền (con đại thần Triều Nguyễn mà lại đứng về phe cách mạng, bí thơ Bà Nguyễn Thi. Bình, ở ngay Paris, trong một cuộc đàm phán hệ trọng). Người con thì có thổ lộ là "tụi nó dốt quá" (nó nói rằng Mã Lai không phải là quốc gia độc lập, còn Lê Đức Thọ, được anh ta dẫn đi coi thành tựu kinh tế kỹ nghê. Pháp lúc viếng thăm Paris thì cho rằng "chẳng có gì đáng để ý")!! Nhưng điều đáng ghi nhất là giây phút chót của cuộc tái ngộ. Lúc đó cũng gần 12 giờ khuya. Bà Chi đưa tôi ra cửa, và cùng tôi đi mấy bước ra giữa phố , lúc đó vắng. Tôi không hề đề cập gì đến ông Diệm trong cuộc gặp gỡ, nhưng trước khi chia tay bà ta nói: "Nghĩ kỹ lại, chỉ có Ông Diệm là hơn hết!".
3/ Chuyện thứ ba là một chuyện về kiên nhẫn, hay có thể nói là lì lợm. Từ năm 1963 tôi hằng nghĩ rằng Ông Hồ Chí Minh phải có chia sẻ với những người trong Đảng một nhận định gì về cuộc đảo chánh. Nhưng sưu tầm tài liệu, hết năm này qua năm khác, không thấy có một nhận định nào của Ông Hồ. Tất nhiên, điều đáng làm nhất là hỏi những người gần gũi Ông Hồ. Nhưng họ là người "phía bên kia", và họ lại ở Hà Nội. Làm được việc này hầu như là vô hy vọng. Nhưng, may thay, tôi đã làm được. Trong thời gian gần đây tôi may mắn gặp một người từ Hà Nội, mà tôi quen khá thân trước năm 1954. Và cũng rất may, người này là một người hiếm có đã được chính tai mình nghe Ông Hồ nhận định về vụ đảo chánh 1963. Người này tuyệt đối cấm tôi tiết lộ tên trong khi y còn sống, vì đây là một "bí mật thâm cung", nên tôi chỉ gọi y là "Cán bộ X". Cán bộ X đã kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Y là một người có mặt tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội ngày xảy ra đảo chánh ở Sài Gòn. Y thuộc một nhóm được Ông Hồ cho gặp chiều ngày 2/11/1963. Khi vào Phủ Chủ Tịch thì Ông Hồ đang bận tiếp một phái đoàn gì đó. Y phải đợi ngoài hành lang. Đang đợi thì thấy có người mang một bao thơ vào cho Ông Hồ. Nhìn vào, thấy Ông mở thơ ra đọc, xong, không nói gì, bỏ thơ vào túi, rồi tiếp tục tiếp khách. Một lúc sau, khách đi rồi, Ông cho gọi nhóm của Cán bộ X vào, và nói: "Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi." Lịch sử Miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1975 có thể thâu gọn trong câu nói đó, và những người tự nhận là thuộc về Đệ Nhứt Cộng Hoà nên nhắc nhủ những cá nhân, hay đoàn thể, đã nhúng tay vào việc lật đổ và hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên suy niệm về câu nói đó và trách nhiệm của mình về những gì đã xảy ra từ 1963 đến nay.
Tôn Thất Thiện
Ottawa,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 2002.
VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN NGÔ ĐÌNH DIỆM
Nhân Hưng) Mỗi khi nhắc đến gia đình họ Ngô là phải nhắc đến vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Tuy là những người đứng sau rèm “chấp chính”, nhưng ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân lại có nhiều quyền thế, và có thể nói có khi hơn cả Tổng thống Ngô Đình Diệm. Mấy anh chị em ruột nhà Ngô thì nay ai cũng đã về “Nước Chúa”, chỉ còn lại bà quả phụ Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Vậy bà quả phụ một thời lẫy lừng hiện nay sống như thế nào? Xin tiết lộ một vài chi tiết về cuộc sống hiện nay của con người một thời “làm mưa làm gió” trên đất trời phương Nam.
Ngày hai anh em ông Diệm – Nhu bị hạ sát thì Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để “giải độc” cho chế độ nhà Ngô. Bà Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho những người thân. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Bà Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội. Cả Giám mục Ngô Đình Thục và ông Ngô Đình Luyện cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. Ba năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, cô Ngô Đình Lệ Thủy cũng qua đời do tai nạn giao thông tại Paris, Pháp
Bà Nhu và Lệ Thủy
Bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi Giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống tại đó. Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con bà Ngô Đình Nhu lại nhận được tin Giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần.
Khi còn ở Việt Nam, hay lúc sống lưu vong, Giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Do vậy, với gia đình bà, GM Ngô Đình Thục không chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Nghe nói, nhà cửa của mấy mẹ con bà Ngô Đình Nhu ở La Mã đều do ông Ngô Đình Thục chu cấp, và còn tài trợ cả tiền bạc cho ba đứa con bà Nhu ăn học đến nơi đến chốn.
Khi được tin GM Ngô Đình Thục qua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng không biết vì lý do gì hay có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô, nên ông Ngô Đình Luyện em út trong gia đình họ Ngô, không cho mẹ con bà Nhu sang Mỹ dự tang lễ.
Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em ruột là ông Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó lại được tin Trần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang.
Đến năm 1990, người em út của ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự tang, vì trước đó giữa bà Nhu và ông Luyện đã có sự xích mích.
Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 cái tang (đều bất đắc kỳ tử), từng khóc hết nước mắt nhưng không một lần được tham dự tang lễ, âu cũng là một chữ Lệ!
Cho tới nay có nhiều người nghe tin đồn: Bà Nhu đã lấy chồng, hoặc đã qua đời từ lâu rồi. Tất cả chỉ là tin đồn. Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
Bà Ngô Đình Nhu ngày nay ra sao?
Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn nhà của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel (thủ đô Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái, và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt ở Paris là cựu trung tướng quân đội Sài Gòn, ông Trần Văn Trung vẫn tưởng bà Nhu sống ở Italia.
Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà của bà Nhu khá tầm thường với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách của bà treo vài khung hình lớn của ông Diệm, GM Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, và nhiều người thân tộc đã quá vãng.
Bà phân trần quanh chuyện một người Pháp giàu có, từng mang biếu cho Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà dành dụm mua thêm được một căn nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn này.
Bà Nhu cho biết: “Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở căn thứ hai và tôi không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả.” Một thời gian sau, những thanh niên này đã được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống thì bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Bà cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp mặt vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.
Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt. Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.
Người con trai lớn là Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, 3 trai, 1 gái. Bà Nhu khoe là những đứa cháu nội, con trai của ông Trác, ai cũng “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc rất giàu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà Nhu đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I’Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruselles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: “Ông Quỳnh giống bác ruột”, hàm ý sống độc thân như ông Ngô Đình Diệm.
Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các “cây đại thụ” của ngành Công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn, niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc.
Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày. Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến.
Vào các ngày chủ nhật, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ. Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng.”
Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “kiểu áo bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền 6 ngàn đồng bạc Việt Nam để mua lại (6 ngàn thời đó bằng 6 triệu đồng bây giờ). Tổng thống nghe lời giãi bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Luật sư Thứ cũng kể lại: “Bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục.” Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận.
Bà Nhu cũng kể lại, vào mùa xuân năm 1975, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington DC , lúc đó Lệ Quyên còn nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô Hoa Kỳ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn.
Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
Bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) đang viết dở dang một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp, và do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà cho biết, chỉ sau khi bà tạ thế các con của bà mới đem ấn hành.
Ngày hai anh em ông Diệm – Nhu bị hạ sát thì Trần Lệ Xuân đang ở đất Mỹ để “giải độc” cho chế độ nhà Ngô. Bà Trần Lệ Xuân cùng trưởng nữ là Ngô Đình Lệ Thủy đã tới nhà thờ để dự lễ cầu hồn cho những người thân. Nỗi đau tang gia chưa nguôi thì bà Lệ Xuân được tin mẹ chồng là bà Ngô Đình Khả (Phạm Thị Thân) hơn 90 tuổi đã tạ thế tại Huế. Bà Ngô Đình Nhu cùng các con không được về nước chịu tang mẹ chồng và bà nội. Cả Giám mục Ngô Đình Thục và ông Ngô Đình Luyện cũng không được về nước chịu tang thân mẫu. Ba năm sau những biến cố ấy thì trưởng nữ của bà, cô Ngô Đình Lệ Thủy cũng qua đời do tai nạn giao thông tại Paris, Pháp
Bà Nhu và Lệ Thủy
Bà Trần Lệ Xuân cùng các con nhỏ chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi Giám mục Ngô Đình Thục đang tạm sống tại đó. Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con bà Ngô Đình Nhu lại nhận được tin Giám mục Ngô Đình Thục đã từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần.
Khi còn ở Việt Nam, hay lúc sống lưu vong, Giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng thương yêu mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Do vậy, với gia đình bà, GM Ngô Đình Thục không chỉ là người thân ruột thịt mà còn là ân nhân của bà nơi đất khách. Nghe nói, nhà cửa của mấy mẹ con bà Ngô Đình Nhu ở La Mã đều do ông Ngô Đình Thục chu cấp, và còn tài trợ cả tiền bạc cho ba đứa con bà Nhu ăn học đến nơi đến chốn.
Khi được tin GM Ngô Đình Thục qua đời, mấy mẹ con bà Nhu định sang Mỹ phục tang, nhưng không biết vì lý do gì hay có chuyện xích mích trong gia đình họ Ngô, nên ông Ngô Đình Luyện em út trong gia đình họ Ngô, không cho mẹ con bà Nhu sang Mỹ dự tang lễ.
Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, bà Lệ Xuân nhận được điện thoại của người em ruột là ông Trần Văn Khiêm báo tin song thân là ông bà Trần Văn Chương đã qua đời nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó lại được tin Trần Văn Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ do có liên quan đến cái chết của song thân. Cha mẹ qua đời bà cũng không thể qua Mỹ chịu tang.
Đến năm 1990, người em út của ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Luyện cũng qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không sang dự tang, vì trước đó giữa bà Nhu và ông Luyện đã có sự xích mích.
Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 cái tang (đều bất đắc kỳ tử), từng khóc hết nước mắt nhưng không một lần được tham dự tang lễ, âu cũng là một chữ Lệ!
Cho tới nay có nhiều người nghe tin đồn: Bà Nhu đã lấy chồng, hoặc đã qua đời từ lâu rồi. Tất cả chỉ là tin đồn. Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi và đã đến thăm bà quả phụ Ngô Đình Nhu. Khi về lại Mỹ, luật sư Trương Phú Thứ đã viết một bài khá dài về cuộc gặp gỡ với bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
Bà Ngô Đình Nhu ngày nay ra sao?
Luật sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Nhu ở một mình trong căn nhà của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel (thủ đô Paris). Bà Nhu là chủ sở hữu 2 căn ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris. Bà Nhu ở một cái, và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của bà, cũng đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt ở Paris là cựu trung tướng quân đội Sài Gòn, ông Trần Văn Trung vẫn tưởng bà Nhu sống ở Italia.
Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà của bà Nhu khá tầm thường với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách của bà treo vài khung hình lớn của ông Diệm, GM Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Nhu, có cả ảnh trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy, và nhiều người thân tộc đã quá vãng.
Bà phân trần quanh chuyện một người Pháp giàu có, từng mang biếu cho Giám mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn, rồi ông Thục đã cho bà để mua một căn trong tòa nhà cao tầng này, và sau đó bà dành dụm mua thêm được một căn nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời Chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai căn này.
Bà Nhu cho biết: “Mấy thanh niên Việt mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở căn thứ hai và tôi không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả.” Một thời gian sau, những thanh niên này đã được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống thì bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Bà cũng cho biết: Vị ân nhân tặng bà Nhu số tiền kếch sù đó là bà Capici, một người Italia, từng lọt vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp mặt vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi bà Capici tạ thế bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.
Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của ông bà Nhu ở Đà Lạt. Bà Nhu hiện nay không có ý định về thăm quê hương Việt Nam. Khi nói về những người con thì bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện.
Người con trai lớn là Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, 3 trai, 1 gái. Bà Nhu khoe là những đứa cháu nội, con trai của ông Trác, ai cũng “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc rất giàu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình ông Trác sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đây nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng bà Nhu đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.
Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I’Economie et du Commerce) chứ không phải Trường HEC (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí đưa tin. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chính trên toàn thế giới trọng vọng. Khi Ngô Đình Quỳnh học trường này bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền bạc. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruselles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói: “Ông Quỳnh giống bác ruột”, hàm ý sống độc thân như ông Ngô Đình Diệm.
Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật sư ngành Công pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở Phân khoa Luật của Đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu nhập quốc tịch Italia. Luật pháp Italia không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dạy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc khiến các “cây đại thụ” của ngành Công pháp thế giới phải ngưỡng mộ. Lệ Quyên có chồng người Italia nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu đã hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn, niềm tự hào dòng họ là sự giữ gốc rễ dân tộc.
Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, bà Nhu đều xuống đường đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint dự thánh lễ hàng ngày. Thông thường sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt, trưng bày hoa nến.
Vào các ngày chủ nhật, bà phụ trách dạy lớp giáo lý cho các trẻ nhỏ. Bà Nhu hầu như rất ít đi mua sắm. Một bà bạn người Nhật đã lo cho bà về cái mặc rồi. Nói đến quần áo, bà có vẻ đăm chiêu: “Ở Sài Gòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ. Tổng thống không bằng lòng.”
Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là “kiểu áo bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà Nhu kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (rubi), bà Nhu có trình và xin ông Diệm số tiền 6 ngàn đồng bạc Việt Nam để mua lại (6 ngàn thời đó bằng 6 triệu đồng bây giờ). Tổng thống nghe lời giãi bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất ông Diệm cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.
Luật sư Thứ cũng kể lại: “Bà Nhu có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục.” Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận.
Bà Nhu cũng kể lại, vào mùa xuân năm 1975, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi 10 ngàn USD thù lao với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington DC , lúc đó Lệ Quyên còn nhỏ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Vì không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bà bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp ông bà Trần Văn Chương ở thủ đô Hoa Kỳ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn.
Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
Bà quả phụ Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) đang viết dở dang một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp, và do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Bà cho biết, chỉ sau khi bà tạ thế các con của bà mới đem ấn hành.
Văn hóa xấu hổ và nỗi lo về ‘họa bauxite’
Việt Nam Ngày Nay
Khi lòng xấu hổ đi vắng
Song Chi
Từ lâu rồi trong xã hội Việt Nam, những người có lương tri, có lòng với đất nước, dân tộc, đã phải đau lòng chứng kiến những cái xấu, cái ác, sự không tử tế, thói vô văn hóa, phi văn hóa... ngày càng phát triển tràn lan, bào mòn và hủy hoại những truyền thống đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Một trong những bằng chứng của sự hủy hoại đó là lòng xấu hổ, sự tự trọng dường như cũng ngày càng trở thành xa xỉ. Chúng ta vẫn đọc, vẫn xem trên báo, TV hoặc nhìn thấy ở nơi này nơi kia, vô vàn ví dụ về “lòng xấu hổ đi vắng.” Từ thói làm ăn vô trách nhiệm, nạn hối lộ, chạy chức, mua bằng, xài bằng giả bằng dỏm, nạn đạo văn, ăn cắp hoặc “xào nấu” ý tưởng, tác phẩm, công trình khoa học... của người khác, v.v...
Trong những ngày gần đây, lại có thêm những câu chuyện tương tự. Một bộ phim khi vừa chiếu ra mắt, nhận được rất nhiều lời khen của báo chí, người xem, rằng “đã đem lại hơi thở mới,” “đã làm thay đổi diện mạo của phim Việt.” Sau đó dư luận bỗng phát hiện ra bộ phim này rất giống với một bộ phim đã ra đời từ rất lâu trước đó. Ðó là trường hợp bộ phim “Giao Lộ Ðịnh Mệnh” của đạo diễn Victo Vũ và bộ phim “Shattered” của Hollywood sản xuất năm 1991. Theo nhiều ý kiến nhận xét, “Giao Lộ Ðịnh Mệnh” không chỉ giống “Shattered” về nội dung cốt truyện, mà các nhân vật phụ, nhiều chi tiết nhỏ, một số hình ảnh, góc quay, ánh sáng... cũng tương tự nhau. Lúc đầu “Trả lời Thanh Niên, đạo diễn Victor Vũ nói tỉnh rụi: ‘Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của 2 phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó.’ Victor Vũ nói không biết phim Shattered ra sao nên phải cần thời gian xem rồi mới có kết luận, song ‘nếu bạn xem rồi và thấy giống đến như vậy thì thật là một sự trùng hợp rất lớn.’” (Báo Thanh Niên ngày 17 tháng 10)
Khi phải chính thức lên tiếng sau đó, đạo diễn này thừa nhận hai bộ phim giống nhau đến “bất ngờ” nhưng vẫn tiếp tục lý giải sự giống nhau đó là do phát triển từ những khuôn mẫu, mô típ, công thức... làm phim có sẵn của Hollywood, chứ bản thân mình không hề biết trước và cũng không có ý định sao chép một bộ phim khác! Khán giả thì thất vọng, bực bội, một số ý kiến thẳng thắn cho rằng “nếu là đạo diễn ‘Giao Lộ Ðịnh Mệnh’ tôi sẽ xin lỗi khán giả.”
Nhưng xem chừng cất lên một lời xin lỗi cũng là... quá khó khăn.
Liên hoan phim quốc tế Việt Nam 2010 vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 17-21 tháng 10, 2010 với sự có mặt của khá nhiều nhà điện ảnh tầm cỡ thế giới như đạo diễn Phillip Noyce, đạo diễn Marco Muller, Francois Catonne, Johany,... các nhân vật nổi tiếng như giám đốc của Cannes, Venice, Pusan, Berlin,... các nhà điện ảnh Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau, và hàng trăm nhà báo trong nước và nước ngoài. Một sự kiện như vậy là một cơ hội rất tốt để giao lưu học hỏi các nước đồng thời giới thiệu, quảng bá điện ảnh Việt Nam với thế giới, và lẽ ra phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp để tạo uy tín với bè bạn bên ngoài. Nhưng ngay sau khi liên hoan kết thúc, hàng loạt bài báo đã lên tiếng về sự luộm thuộm, thiếu chuyên nghiệp và rất nhiều sơ suất không đáng có đã diễn ra: “Liên hoan phim quốc tế Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp” (Báo CAND ngày 19 tháng 10), “Chuyện tiếu lâm chỉ có ở Liên hoan phim quốc tế VN” (Megafun.vn ngày 22 tháng 10), “Nhìn lại LHP quốc tế VN: quá nhiều bài học” (Báo Ðất Việt ngày 24 tháng 10), “Liên hoan phim: Khi văn hóa không đạt tầm văn hóa” (Tuần Việt Nam ngày 24 tháng 10)...
Ðiều đáng nói nhất, theo một số bài báo đã vạch ra, không chỉ ở sự nghiệp dư trong khâu tổ chức, mà trong nhiều tình huống, từ những người tổ chức cho đến người dẫn chương trình, người tham dự... đã để lộ một văn hóa giao tiếp-ngoại giao rất kém, một sự thiếu tôn trọng những vị khách nước ngoài. Một trong những ví dụ như vậy là sự cố MC nổi tiếng Lại Văn Sâm không biết tiếng Anh nhưng đã dịch bịa ra những lời phát biểu của diễn viên Mỹ gốc Hoa Ngô Ngạn Tổ, khiến cho những lời nói khiêm tốn, rất có văn hóa của người diễn viên nổi tiếng này biến thành huênh hoang và... tầm phào! Tác giả Lê Bá Thiện Cơ trong bài “Nguy cơ văn hóa suy đồi ở Việt Nam” đã phải kêu lên: “Có thể những con người ấy không hề biết xấu hổ, nhưng trước con mắt của thế giới, thì cả đất nước phải chuốc lấy sự xấu hổ.” Còn tác giả Trần Thị Kim Lệ trong bài “Nhân vụ Lại Văn Sâm, nhìn lại vấn nạn về đạo đức văn hóa hôm nay” thì đề nghị: “Ông Lại Văn Sâm phải công khai xin lỗi diễn viên Ngô Ngạn Tổ và toàn thể khán giả bốn phương về hành vi của mình.” Tuy nhiên, tác giả này cũng nói ngay: “Chỉ e rằng văn hóa Việt Nam hôm nay không còn biết xin lỗi là gì nữa.”
Và đúng là như vậy, bởi vì cho đến hôm nay ông Lại Văn Sâm vẫn “im lặng là vàng,” ông Lê Ngọc Minh - Cục phó Cục Ðiện Ảnh - đại diện BTC liên hoan phim quốc tế VN lần 1 còn bào chữa: “Tôi nghĩ ứng xử của anh Sâm hôm đó về cơ bản là cũng được, đặc biệt là với khán giả xem truyền hình, những người am hiểu tiếng Anh sâu. Tình huống ấy, người MC nhanh nhạy bắt buộc phải ứng xử như vậy... Anh Sâm can thiệp và nói cũng đúng đến 80, 90%. Tôi nghĩ cũng không cần ầm ĩ quá sự cố này.” (Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 28 tháng 10).
Từ việc chưa có thói quen xin lỗi, không đủ dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai trong những chuyện dẫu sao cũng chưa khiến ai phải chết (ngoại trừ... nhân vật chính “chết” cái tên) như vậy, đến gây chết người như hố sụp trên đường, các công trình vừa xây xong đã sập, lún... hoặc gây hậu quả nặng nề cho cả đất nước, dân tộc... như vụ vỡ nợ Vinashin vừa qua, là một bức tranh tổng thể về sự xuống cấp toàn diện về văn hóa đạo đức trong xã hội. Và để xây dựng lại điều này sẽ phải mất một thời gian rất dài, dài hơn nhiều so với khoảng cách để bắt kịp về mặt kinh tế giữa một quốc gia này với một quốc gia khác!
Vụ bauxite Tây Nguyên - tiếp tục “nóng”!
Cho đến ngày 29 tháng 10, 2010, tức là chỉ 20 ngày sau khi bản kiến nghị yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tây Nguyên do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi và một nhóm trí thức khởi thảo ngày 9 tháng 10, 2010, đã có 2,408 người ký tên và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.Trong danh sách, người ta đọc thấy những nhân vật có tên tuổi từ bà Nguyễn Thị Bình nguyên phó chủ tịch nước, hàng loạt tướng lãnh, các đảng viên năm sáu chục năm tuổi đảng, các giáo sư, viện sĩ, nhà khoa học, các nhà văn nhà báo họa sĩ nhạc sĩ cho đến những người lao động bình thường, công nhân viên, học sinh... trong và ngoài nước. Một danh sách phải nói là rất phong phú, thuộc đủ mọi thành phần, lứa tuổi, và gốc gác, quan điểm chính trị xã hội chắc chắn cũng rất khác nhau. Nhưng tất cả đã đồng thuận với nhau gửi đến những người lãnh đạo cao nhất và những cơ quan có quyền lực lớn nhất của nhà nước Việt Nam lời yêu cầu khẩn thiết về việc ngừng dự án bauxite sau tấm gương về thảm họa bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary.
Bên cạnh đó, người ta cũng chứng kiến hàng loạt bài viết xung quanh vấn đề này từ các trang báo của nhà nước, báo chí của người Việt ở hải ngoại cho đến các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân. Số lượng bài viết đã nhiều, mà người viết cũng đa dạng chẳng khác gì danh sách ký tên vào bản kiến nghị. Về phía những người phản đối dự án, có các nhà khoa học, nhà chuyên môn, chuyên gia về kinh tế... như Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, PGS. TS. Nguyễn Ðình Hòe, TS. Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban dự án Nhôm, tổng công ty Khoáng Sản, TS. Tô Văn Trường, nguyên viện trưởng Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền Nam,... các đại biểu Quốc Hội như ông như ông Dương Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Thuyết, GS. Nguyễn Lân Dũng, ông Lê Quang Bình,... cựu cán bộ chính phủ như GS. Chu Hảo, GS. Ðặng Hùng Võ... các nhà văn Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Quang Lập, nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Nguyễn Duy, và rất nhiều nhà báo, blogger... Về phía những người vẫn kiên quyết ủng hộ dự án, số lượng ít hơn nhiều.
Và nếu như trong những tiếng nói phản biện, có nhiều ý kiến rất thuyết phục về mặt lập luận, dẫn chứng logic, khoa học, đồng thời thể hiện một tấm lòng tha thiết vì lợi ích của đất nước, vì môi trường sống chung của dân tộc và tương lai của các thế hệ con cháu thì ngược lại, những ý kiến bênh vực dự án lại không thuyết phục được người nghe bởi những lời cam kết hứa hẹn chung chung không có cơ sở hoặc nói lấy được. Chẳng hạn như ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng ban nhôm-bô xít, tập đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) khẳng định: “Chỉ động đất mới vỡ được hồ bùn đỏ Tây Nguyên” (báo VnExpress ngày 21 tháng 10), ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc tập đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV), chiều 20 tháng 10, tại cuộc họp báo của TKV còn nói mạnh hơn: “Hồ chứa bùn đỏ Tây Nguyên chịu được động đất cấp 7,” ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Phạm Khôi Nguyên: “Bộ TNMT khẳng định, hai khu xử lý bùn đỏ này là an toàn. Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chúng tôi mới khẳng định sự an toàn trên lý thuyết và chạy mô hình.” (!)(báo Lao Ðộng ngày 23 tháng 10); còn ông TS. Nghiêm Vũ Khải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội thì cho rằng không thể tùy tiện đình chỉ dự án bauxite: “Nếu dự án đó chưa vận hành, phải yêu cầu xây bể chứa bùn đỏ xong mới được vận hành, nếu cố tình vi phạm thì mới đình chỉ.” Thậm chí, theo ông “không cần thiết phải đưa vấn đề này thành một danh mục trong chương trình nghị sự” của Quốc Hội, vì “QH rất nhiều vấn đề quan trọng phải bàn thảo, nhưng thời gian lại có hạn”... Và “nếu xét từng công trình một, vốn theo quyết định mới đây nhất là phải từ 35 nghìn tỷ đồng trở lên, dự án này cũng chưa chạm, nên không đạt công trình trọng điểm quốc gia được.” (Bee.net.vn ngày 28 tháng 10)...
Báo chí nhà nước, sau một thời gian dài yên lặng hoặc chỉ đề cập đến một cách có mức độ về vấn đề bauxite, nay đã nhập cuộc rất tích cực cùng với báo chí “lề trái.” Báo VietnamNet còn tổ chức một buổi tranh luận trực tiếp về chủ đề “Nên hay không nên tiếp tục dự án bauxite Tây Nguyên” giữa những người chủ trương tiếp tục dự án và những người chủ trương không nên tiếp tục để người dân có thể tự mình suy xét, đánh giá vấn đề. Báo Dân Trí và Diễn Ðàn Kinh Tế Việt Nam (VNR500) thì tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc, kết quả trên cả hai báo, hầu hết ý kiến, chiếm đến hơn 90% đều đồng tình với việc dừng dự án bô-xit.
Lòng dân như vậy là quá rõ. Dự án cũng đã được mổ xẻ trên mọi khía cạnh, mọi góc nhìn. Cái lợi cái hại trong việc khai thác bauxite, qua bao nhiêu lời phân tích thấu tình đạt lý của các nhà khoa học, giới chuyên môn, giới trí thức... tưởng không cần phải nhắc lại nữa. Một dự án mà về kinh tế rất rủi ro, nguy cơ thua lỗ, nợ nần có thể còn lớn hơn cả vụ Vinashin, và tác hại vô kể về mặt môi trường, an ninh quốc phòng cho đến vấn đề văn hóa, dân tộc, đời sống của đồng bào ở Tây Nguyên... nói như nhà văn Nguyên Ngọc khi trả lời đài BBC ngày 28 tháng 10, “môi trường Tây Nguyên vốn đã bị tàn phá nặng nề trong 30 năm qua, nay các dự án khai thác bauxite sẽ là 'cú đánh cuối cùng làm tan tành Tây Nguyên,’ thì còn lý do gì mà vẫn cứ lao vào?”
Người dân đang chờ xem nhà nước Việt Nam sẽ làm gì?
Thật ra đối với những người lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam, tai họa bùn đỏ ở Hungary và sự phản đối mạnh mẽ của người dân vô hình trung là cái cớ để họ có thể rút lui mà không sợ mất lòng các công ty của Trung Quốc và cả nhà nước Trung Quốc, lại còn được lòng dân.
Còn nếu họ cứ cố làm, sự thật cũng sẽ bày ra trước mắt người dân, kể cả những ai vẫn còn cố tin và bênh vực Ðảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, rằng những người có trách nhiệm cao nhất ở đất nước này đang vì quyền lợi của ai, họ đang bảo vệ cái gì. Nếu không vì lợi ích của đất nước, không vì sinh mệnh sống còn của nhân dân, họ có còn xứng đáng ngồi ở những chỗ họ đang ngồi nữa không?
Vụ bauxite Tây Nguyên, suy cho cùng cũng là phép thử cho sự tồn vong của chế độ.
Ngoại trưởng Mỹ nêu vấn đề nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam
Hoa Kỳ cho biết hôm thứ 6 là họ sẽ nêu lên mối quan tâm về nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam, kể cả trường hợp của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm hai nước này.
Theo tin của hãng thông tấn Pháp, các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền trong lúc chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra sức vun bồi tình thân hữu với Việt Nam và cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley cho hay Ngoại trưởng Clinton đã đến Việt Nam hôm thứ 6 để tham dự một hộïi nghị thượng đỉnh khu vực, và bà đã thảo luận với phía Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau kể cả vấn đề nhân quyền.
Ông Crowley cho báo chí biết rằng hồi gần đây đã xảy ra những trường hợp bắt giữ các nhà báo, các blogger và những nhân vật tranh đấu ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng điều này đi ngược với cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Ông Crowley không cho biết là bà Clinton có đề cập tới vấn đề nhân quyền với Trung Quốc khi đến thăm đảo Hải Nam trong tuần này hay không. Nhưng ông nói rằng những mối quan tâm về nhân quyền chắc chắn sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao tặng giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và điều này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.
Trước đó trong ngày thứ 6, Hội Ký Giả Không Biên Giới, RSF đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân chuyến đi Việt Nam, kêu gọi bà hối thúc nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và các blogger đang bị cầm tù; đồng thời gợi ý bà can thiệp các trường hợp cụ thể của các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Phạm Minh Hoàng.
Thông cáo báo chí của RSF cho hay luật sư Lê Công Định, một người có bài viết trên mạng đang lãnh án tù 5 năm.
Nguyễn Tiến Trung, một blogger hoạt động dân chủ đang thọ án tù 7 năm. Cả hai sẽ bị quản chế 3 năm sau khi mãn án.
Phạm Minh Hoàng, một blogger mang song tịch Pháp Việt đã bị chính thức khởi tố ngày 29 tháng 9 sau khi bị giam 6 tuần. Vợ của ông Hoàng nói rằng lý do chính khiến chồng bà bị bắt là vì ông phản đối công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở cao nguyên, gây nguy hại cho môi trường.
Các nhà báo và blogger khác nói về đề tài này cũng bị giam, trong đó có ông Bùi Thanh Hiếu.
RSF nói rằng trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng giêng vừa qua, bà Clinton xác định rõ ràng Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do phát biểu ý kiến online; và Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ công cụ này để phát triển kinh tế và xã hội.
RSF kêu gọi bà hãy bênh vực các nguyên tắc này trong khi tiếp xúc với nhà chức trách Việt Nam, quốc gia đang là nhà tù lớn thứ nhì về giam cầm cư dân mạng với tổng cộng 16 người viết bài trên mạng và 3 nhà báo đang bị giam cầm.
Theo tin của hãng thông tấn Pháp, các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền trong lúc chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra sức vun bồi tình thân hữu với Việt Nam và cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley cho hay Ngoại trưởng Clinton đã đến Việt Nam hôm thứ 6 để tham dự một hộïi nghị thượng đỉnh khu vực, và bà đã thảo luận với phía Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau kể cả vấn đề nhân quyền.
Ông Crowley cho báo chí biết rằng hồi gần đây đã xảy ra những trường hợp bắt giữ các nhà báo, các blogger và những nhân vật tranh đấu ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng điều này đi ngược với cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Ông Crowley không cho biết là bà Clinton có đề cập tới vấn đề nhân quyền với Trung Quốc khi đến thăm đảo Hải Nam trong tuần này hay không. Nhưng ông nói rằng những mối quan tâm về nhân quyền chắc chắn sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao tặng giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và điều này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.
Trước đó trong ngày thứ 6, Hội Ký Giả Không Biên Giới, RSF đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân chuyến đi Việt Nam, kêu gọi bà hối thúc nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và các blogger đang bị cầm tù; đồng thời gợi ý bà can thiệp các trường hợp cụ thể của các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Phạm Minh Hoàng.
Thông cáo báo chí của RSF cho hay luật sư Lê Công Định, một người có bài viết trên mạng đang lãnh án tù 5 năm.
Nguyễn Tiến Trung, một blogger hoạt động dân chủ đang thọ án tù 7 năm. Cả hai sẽ bị quản chế 3 năm sau khi mãn án.
Phạm Minh Hoàng, một blogger mang song tịch Pháp Việt đã bị chính thức khởi tố ngày 29 tháng 9 sau khi bị giam 6 tuần. Vợ của ông Hoàng nói rằng lý do chính khiến chồng bà bị bắt là vì ông phản đối công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở cao nguyên, gây nguy hại cho môi trường.
Các nhà báo và blogger khác nói về đề tài này cũng bị giam, trong đó có ông Bùi Thanh Hiếu.
RSF nói rằng trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng giêng vừa qua, bà Clinton xác định rõ ràng Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do phát biểu ý kiến online; và Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ công cụ này để phát triển kinh tế và xã hội.
RSF kêu gọi bà hãy bênh vực các nguyên tắc này trong khi tiếp xúc với nhà chức trách Việt Nam, quốc gia đang là nhà tù lớn thứ nhì về giam cầm cư dân mạng với tổng cộng 16 người viết bài trên mạng và 3 nhà báo đang bị giam cầm.
Friday, October 29, 2010
Sài Gòn phải lắp máy bơm khổng lồ chống ngập
SÀI GÒN - Theo VietNamNet đưa tin, con đường Nguyễn Hữu Cảnh nối quận Nhất và Bình Thạnh đã được lắp 4 máy bơm nước với công suất lớn để chống ngập nhưng tình trạng không khá hơn và xí nghiệp thoát nước Bắc Nhiêu Lộc-Thị Nghè thuộc công ty thoát nước đô thị đã lắp một máy bơm với công suất lên đến 2 ngàn mét khối/giờ để chống ngập cho con đường này.
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh được mệnh danh là “con đường đau khổ”, vừa lún sụt, vừa bị ngập nước trầm trọng tuy đã được gắn 4 máy bơm công suất cao vẫn không thể rút hết nước và trình trạng ngập càng ngày càng nặng hơn.
Biện pháp đặt máy bơm này cho thấy nhà nước đã hết cách chữa ngập trong thành phố. Nhiều chuyên gia sau nhiều năm nghiên cứu đành chịu bó tay với nhiều lý do mà đa số đều đổ cho triều cường cũng như hệ thống cống của Sài Gòn quá lạc hậu.
Người dân thành phố đang phải hứng chịu những cuộc ngập đường kéo dài và chưa thấy một dấu hiệu khả quan nào từ nhà nứơc đưa ra hầu chống ngập cho dân nhờ.
Mỗi khi trời mưa xuống hình như cả thành phố phải chịu đứng chôn chân dưới nước vì không con đường nào thoát ngập. Ðã có tai nạn xảy ra khi dây diện rơi xuống đường khiến hai học sinh chết vào năm ngoái.
Ðường phố Sài Gòn sau một cơn mưa nhỏ đã ngập. (Hình: VNN) |
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh được mệnh danh là “con đường đau khổ”, vừa lún sụt, vừa bị ngập nước trầm trọng tuy đã được gắn 4 máy bơm công suất cao vẫn không thể rút hết nước và trình trạng ngập càng ngày càng nặng hơn.
Biện pháp đặt máy bơm này cho thấy nhà nước đã hết cách chữa ngập trong thành phố. Nhiều chuyên gia sau nhiều năm nghiên cứu đành chịu bó tay với nhiều lý do mà đa số đều đổ cho triều cường cũng như hệ thống cống của Sài Gòn quá lạc hậu.
Người dân thành phố đang phải hứng chịu những cuộc ngập đường kéo dài và chưa thấy một dấu hiệu khả quan nào từ nhà nứơc đưa ra hầu chống ngập cho dân nhờ.
Mỗi khi trời mưa xuống hình như cả thành phố phải chịu đứng chôn chân dưới nước vì không con đường nào thoát ngập. Ðã có tai nạn xảy ra khi dây diện rơi xuống đường khiến hai học sinh chết vào năm ngoái.
Bản kiến nghị phê phán tên Nguyễn Tấn Dũng
Mới đây, một bản kiến nghị của 31 người đồng ký tên gửi cho Bộ chính trị và các Ủy viên Trung ương đảng phê phán việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng.
Cùng ký tên trong bản kiến nghị với những lời lẽ hết sức gay gắt gồm có 1 thượng tướng, 3 trung tướng, 7 thiếu tướng, 11 đại tá và 9 cán bộ cao cấp lão thành cách mạng trong đó có một nguyên Thứ Trưởng.
Bản kiến nghị ghi rõ, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã lập ra tập đoàn này và chỉ đạo ông Bình vào vai trò cao nhất. Tập đoàn Vinashin do chính phủ trực tiếp quản lý nhưng không biết lời lỗ ra sao trong một thời gian dài để rồi khi sụp đổ Thủ tướng Dũng đã ra lệnh cơ cấu lại hầu che lấp lỗi lầm của mình.
Riêng với Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lời lẽ còn gay gắt hơn khi cho rằng ông này cũng liên đới trách nhiệm trong vụ Vinashin. Hơn thế, chính Phó thủ tướng là người luôn cho rằng Vinashin cần phải được bảo vệ dù bất cứ giá nào.
Bản kiến nghị cũng nhắc lại việc Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là người hăng hái nhất cổ vũ cho việc phá cho được hội trường Ba Đình bất chấp những di sản quý giá của đất nước, đồng thời vạch ra tư cách không phù hợp địa vị của một phó thủ tướng thường trực trong khi ông Hùng tham dự họp quốc hội.
Khi có đại biểu hỏi "ông cán bộ nọ có sai phạm sao không thi hành kỷ luật" thì Phó thủ tướng trả lời "kỷ luật thì không có người làm việc!"
Câu trả lời này được những người ký tên trong bản kiến nghị cho là tùy tiện và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của Phó thủ tướng quá yếu kém. Câu trả lời này cũng bị báo chí vạch ra nhiều lần khiến bộ mặt chính phủ không thể gọi là đáng nể trọng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng bị phê phán là có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ trong việc cổ vũ cho dự án đường sắt cao tốc, phê phán Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thiếu lễ độ vì trong khi thảo luận, đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó thủ tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng là người đưa ra ra sáng kiến cổ vũ cho việc bãi bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện. Đây là một đề nghị vi phạm hiến pháp, rõ ràng muốn tạo thế triệt tiêu mọi phê bình dân chủ. Người dân sẽ mất quyền bầu ra cơ quan thay mặt mình để giám sát cơ quan hành chính trực tiếp kiến nghị, phê bình chủ tịch, phó chủ tịch quận, huyện, phường trong các kỳ họp, hoặc bãi miễn họ khi có sai phạm nghiêm trọng.
Kết luận của bản kiến nghị yêu cầu Thủ tướng và Phó thủ tướng nên tự kiểm điểm trước Ban chấp hành Trung ương và xin từ nhiệm.
Đây không phải là bản kiến nghị đầu tiên. Trước đó vào ngày 22 tháng 4 năm 2010 một bản kiến nghị thu thập chữ ký của 18 vị lão thành cách mạng cũng đã được gửi cho Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương và các ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 10 nhằm góp ý, phê bình thẳng thắn bốn nhân vật gồm Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông Tô Huy Rứa.
Thẳng thắn phê phán bốn nhân vật này đều tham quyền cố vị, làm việc trong nhiều nhiệm kỳ nhưng tỏ ra không đủ khả năng lãnh đạo, bản kiến nghị yêu cầu cả 4 người không nên tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ tới tại Đại hội Đảng lần thứ 11.
Có điều đặc biệt là bản kiến nghị này đã nêu đích danh Tổng bí thư Nông Đức Mạnh là người ngả hẳn theo Trung Quốc một cách công khai. Trung tướng Lê Hữu Đức, người ký tên đầu trong bản kiến nghị, đã ghi thêm phần nhận xét của mình như sau:
"Với đồng chí Nông Đức Mạnh, khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh."
Bản quy định nêu rõ khi đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại,viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi bản quy định này được tung ra TS luật Cù Huy Hà Vũ đã đưa ra nhận xét:
"Quy định mới của Thanh tra Chính phủ thể hiện tại thông tư 04 ngày 26 tháng 8 năm 2010 về việc cơ quan nhà nước khi nhận đơn khiếu nại phải phân loại ra, nếu đơn nào có chữ ký của nhiều người khiếu nại thì trả lại và bắt người khiếu nại nếu muốn tiếp tục thì phải mỗi người một đơn riêng. Nguồn gốc của thông tư này chính là một văn bản của chính Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ký.
Đó là nghị định 136 ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định tại điều 6 là trả lại đơn khiếu nại của ông hoặc bà và đề nghị ông bà viết đơn khiếu nại riêng để cơ quan thẩm quyền giải quyết. Vậy thì chính Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm trong hành vi cấm người dân khiếu nại tập thể là hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo."
Riêng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người liên tiếp đưa ra những kiến nghị này xác định rằng ông đã biết có việc ngăn trở này, nhưng đối với ông việc đó không có gì quan trọng vì những người ký tên trong bản kiến nghị đều biết trước việc này. Khi được hỏi liệu quy định này có phải nhằm vô hiệu hóa những kiến nghị tương tự như kiến nghị ông vừa gửi đi hay không, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết:.
"Đó là một cách, trước đây thì họ đã quy định từng người. Bữa trước tôi đã trả lời ông Trương Tấn Sang rồi, tôi nói rằng đến đại tướng ký biết bao nhiêu đơn kiến nghị nhưng các vị đâu có chú ý đến, thậm chí còn không hồi âm, thế bây giờ bảo chúng tôi là mỗi người ký thì có nghĩa lý gì?"
Khi được hỏi liệu trong điều lệ Đảng có quy định về việc trả lời các kiến nghị của Đảng viên trong việc xây dựng Đảng hay không, ông nói:
"Từ trước đến giờ họ chả bao giờ trả lời cả. Đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu kiến nghị mà họ cũng chả trả lời. Tôi cũng thế, tôi đã gửi bao nhiêu thơ, bao nhiêu kiến nghị cho họ nhưng chả bao giờ họ trả lời cả. Nhưng cái việc tôi làm tiếp thì tôi cứ phải làm. Từ trước giờ theo điều lệ Đảng thì không nói là bao nhiêu lâu thì họ phải trả lời cái thơ này nhưng trong quy định, trong luật thì công dân có kiến nghị có khiếu nại thì các cơ quan hữu quan phải trả lời trong 15 ngày. Tuy nhiên thủ tướng quy định thì cứ quy định nhưng bây giờ người ta có làm theo luật đâu?"
Giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra thận trọng hơn những chính phủ trước khi đối phó với chính kiến của những nhân vật cao cấp trong quân đội hay trong cấp ủy đảng. Lý do có lẽ chính quyền lo ngại dư luận quốc tế nên cố gắng tránh càng xa càng tốt những tiếng nói vang lên từ trong Đảng, vì chính quyền biết rõ, càng chống lại thì dư âm của những tiếng nói ấy lại càng vang xa.
Cùng ký tên trong bản kiến nghị với những lời lẽ hết sức gay gắt gồm có 1 thượng tướng, 3 trung tướng, 7 thiếu tướng, 11 đại tá và 9 cán bộ cao cấp lão thành cách mạng trong đó có một nguyên Thứ Trưởng.
Nhiều sai phạm của Chính phủ
Bản kiến nghị nêu lên những thất bại trong chính sách cũng như tư cách của người lãnh đạo quốc gia đã nhiều lần làm nhân dân đặt câu hỏi về tài năng đức độ của họ. Đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bản kiến nghị nhấn mạnh đến trường hợp mới nhất là vụ Vinashin. Dựa vào bản báo cáo của Ban kiểm tra Trung ương Đảng cho biết thì ông Phạm Thanh Bình là người trực tiếp lộng quyền, dối trá và dẫn đến nhiều việc làm sai trái nghiêm trọng khiến cuối cùng tập đoàn này đã vỡ nợ với con số lên tới 84 ngàn tỷ.Bản kiến nghị ghi rõ, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã lập ra tập đoàn này và chỉ đạo ông Bình vào vai trò cao nhất. Tập đoàn Vinashin do chính phủ trực tiếp quản lý nhưng không biết lời lỗ ra sao trong một thời gian dài để rồi khi sụp đổ Thủ tướng Dũng đã ra lệnh cơ cấu lại hầu che lấp lỗi lầm của mình.
Riêng với Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lời lẽ còn gay gắt hơn khi cho rằng ông này cũng liên đới trách nhiệm trong vụ Vinashin. Hơn thế, chính Phó thủ tướng là người luôn cho rằng Vinashin cần phải được bảo vệ dù bất cứ giá nào.
Bản kiến nghị cũng nhắc lại việc Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là người hăng hái nhất cổ vũ cho việc phá cho được hội trường Ba Đình bất chấp những di sản quý giá của đất nước, đồng thời vạch ra tư cách không phù hợp địa vị của một phó thủ tướng thường trực trong khi ông Hùng tham dự họp quốc hội.
Khi có đại biểu hỏi "ông cán bộ nọ có sai phạm sao không thi hành kỷ luật" thì Phó thủ tướng trả lời "kỷ luật thì không có người làm việc!"
Câu trả lời này được những người ký tên trong bản kiến nghị cho là tùy tiện và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của Phó thủ tướng quá yếu kém. Câu trả lời này cũng bị báo chí vạch ra nhiều lần khiến bộ mặt chính phủ không thể gọi là đáng nể trọng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng bị phê phán là có xu hướng áp đặt và hạn chế dân chủ trong việc cổ vũ cho dự án đường sắt cao tốc, phê phán Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thiếu lễ độ vì trong khi thảo luận, đại biểu còn có ý kiến khác thì Phó thủ tướng giơ tay chém xuống, tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc.
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng là người đưa ra ra sáng kiến cổ vũ cho việc bãi bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện. Đây là một đề nghị vi phạm hiến pháp, rõ ràng muốn tạo thế triệt tiêu mọi phê bình dân chủ. Người dân sẽ mất quyền bầu ra cơ quan thay mặt mình để giám sát cơ quan hành chính trực tiếp kiến nghị, phê bình chủ tịch, phó chủ tịch quận, huyện, phường trong các kỳ họp, hoặc bãi miễn họ khi có sai phạm nghiêm trọng.
Kết luận của bản kiến nghị yêu cầu Thủ tướng và Phó thủ tướng nên tự kiểm điểm trước Ban chấp hành Trung ương và xin từ nhiệm.
Đây không phải là bản kiến nghị đầu tiên. Trước đó vào ngày 22 tháng 4 năm 2010 một bản kiến nghị thu thập chữ ký của 18 vị lão thành cách mạng cũng đã được gửi cho Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương và các ủy viên Ban chấp hành Trung ương khoá 10 nhằm góp ý, phê bình thẳng thắn bốn nhân vật gồm Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông Tô Huy Rứa.
Thẳng thắn phê phán bốn nhân vật này đều tham quyền cố vị, làm việc trong nhiều nhiệm kỳ nhưng tỏ ra không đủ khả năng lãnh đạo, bản kiến nghị yêu cầu cả 4 người không nên tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ tới tại Đại hội Đảng lần thứ 11.
Có điều đặc biệt là bản kiến nghị này đã nêu đích danh Tổng bí thư Nông Đức Mạnh là người ngả hẳn theo Trung Quốc một cách công khai. Trung tướng Lê Hữu Đức, người ký tên đầu trong bản kiến nghị, đã ghi thêm phần nhận xét của mình như sau:
"Với đồng chí Nông Đức Mạnh, khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh."
Một quy định vi phạm pháp luật
Sau khi hai bản kiến nghị đựơc xem là gay gắt và mạnh mẽ nhất tung ra thì một quy định của Thanh tra Chính phủ cũng xuất hiện vào ngày 26/8/2010 quy định việc nộp đơn khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị gửi đến các cấp không tập trung chữ ký của nhiều người mà phải nộp riêng, từng người một đứng đơn.Bản quy định nêu rõ khi đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại,viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi bản quy định này được tung ra TS luật Cù Huy Hà Vũ đã đưa ra nhận xét:
"Quy định mới của Thanh tra Chính phủ thể hiện tại thông tư 04 ngày 26 tháng 8 năm 2010 về việc cơ quan nhà nước khi nhận đơn khiếu nại phải phân loại ra, nếu đơn nào có chữ ký của nhiều người khiếu nại thì trả lại và bắt người khiếu nại nếu muốn tiếp tục thì phải mỗi người một đơn riêng. Nguồn gốc của thông tư này chính là một văn bản của chính Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ký.
Đó là nghị định 136 ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy định tại điều 6 là trả lại đơn khiếu nại của ông hoặc bà và đề nghị ông bà viết đơn khiếu nại riêng để cơ quan thẩm quyền giải quyết. Vậy thì chính Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm trong hành vi cấm người dân khiếu nại tập thể là hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo."
Riêng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người liên tiếp đưa ra những kiến nghị này xác định rằng ông đã biết có việc ngăn trở này, nhưng đối với ông việc đó không có gì quan trọng vì những người ký tên trong bản kiến nghị đều biết trước việc này. Khi được hỏi liệu quy định này có phải nhằm vô hiệu hóa những kiến nghị tương tự như kiến nghị ông vừa gửi đi hay không, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết:.
"Đó là một cách, trước đây thì họ đã quy định từng người. Bữa trước tôi đã trả lời ông Trương Tấn Sang rồi, tôi nói rằng đến đại tướng ký biết bao nhiêu đơn kiến nghị nhưng các vị đâu có chú ý đến, thậm chí còn không hồi âm, thế bây giờ bảo chúng tôi là mỗi người ký thì có nghĩa lý gì?"
Khi được hỏi liệu trong điều lệ Đảng có quy định về việc trả lời các kiến nghị của Đảng viên trong việc xây dựng Đảng hay không, ông nói:
"Từ trước đến giờ họ chả bao giờ trả lời cả. Đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bao nhiêu kiến nghị mà họ cũng chả trả lời. Tôi cũng thế, tôi đã gửi bao nhiêu thơ, bao nhiêu kiến nghị cho họ nhưng chả bao giờ họ trả lời cả. Nhưng cái việc tôi làm tiếp thì tôi cứ phải làm. Từ trước giờ theo điều lệ Đảng thì không nói là bao nhiêu lâu thì họ phải trả lời cái thơ này nhưng trong quy định, trong luật thì công dân có kiến nghị có khiếu nại thì các cơ quan hữu quan phải trả lời trong 15 ngày. Tuy nhiên thủ tướng quy định thì cứ quy định nhưng bây giờ người ta có làm theo luật đâu?"
Giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra thận trọng hơn những chính phủ trước khi đối phó với chính kiến của những nhân vật cao cấp trong quân đội hay trong cấp ủy đảng. Lý do có lẽ chính quyền lo ngại dư luận quốc tế nên cố gắng tránh càng xa càng tốt những tiếng nói vang lên từ trong Đảng, vì chính quyền biết rõ, càng chống lại thì dư âm của những tiếng nói ấy lại càng vang xa.
Phóng viên báo Tiền Phong bị dọa giết vì viết về nạn phá rừng
Phóng viên báo Tiền Phong bị dọa giết vì viết về nạn phá rừng
RFA 28.07.2010
Cũng về nạn phá rừng bất hợp pháp, phóng viên Hà Phan của báo Tiền Phong, thành phố Hồ Chí Minh phải nhận nhiều tin nhắn qua điện thoại, đe dọa tính mạng cả gia đình, buộc nhà báo không được viết gì về Lâm Đồng nữa.Phó tổng biên tập tờ báo cho rằng vụ này liên quan đến loạt bài của Hà Phan về thủ đoạn "bôi trơn" của các doanh nghiệp đầu tư vào di tích thắng cảnh hồ Tuyền Lâm. Mục đích của các thủ đoạn này là để chặt phá rừng thông tại khu vực di tích này nhằm lấy đất xây biệt thự và sân golf.
Báo Tiền Phong đã tường trình sự kiện cho công an, ngoài ra còn đề nghị điều tra những hành vi phạm pháp tại dự án khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt.
Báo Tiền Phong đã tường trình sự kiện cho công an, ngoài ra còn đề nghị điều tra những hành vi phạm pháp tại dự án khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt.
Em bé suýt chết vì bị cô giáo nhốt trong thang máy
SÀI GÒN - Theo báo Pháp Luật, bà Dư Thị Thanh Thủy, mẹ của bé Lê Quang Vinh, 4 tuổi hiện ngụ tại quận Tân Phú, Sài Gòn cho biết đang chuẩn bị kiện cô giáo Trần Thị Xuân Nữ từng phụ trách chăm sóc nhóm trẻ tư thục Hoa Lan.
Việt Nam lo ngại bị hiểm họa sóng thần
HÀ NỘI - Sóng thần có thể vào Việt Nam hay không? Lần đầu tiên, câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu sóng thần đặt ra sau khi Indonesia một lần nữa đang là nạn nhân của cơn sóng thần mới nhất tàn phá.
Tiến Sĩ Vũ Thanh Ca thuộc Viện Khí Tượng Thủy Văn Môi Trường cho biết có nhiều suy đoán các trận thiên tai tại Việt Nam hồi gần đây do mưa to gây lụt ven biển có thể do mưa bão và nước biển dâng cao.
Các ý kiến khác cho rằng Việt Nam đã từng có các cơn sóng thần nhỏ, xảy ra vào những năm 1930 tại bờ biển Nam Ðịnh và năm 1964 tại Ðà Nẵng thì tại sao việc này không thể tái diễn?
Tiến Sĩ Vũ Thanh Ca cho rằng các kết quả nghiên cứu về sóng thần tại Việt Nam ghi nhận khả năng sóng thần xảy ra là rất ít.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng không thể chủ quan với tai họa sóng thần tại Việt Nam dẫu chưa có bằng chứng xác đáng vì Việt Nam nằm ở vị trí có xác suất xảy ra sóng thần không nhỏ.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy Việt Nam nằm ở vị trí có đường đứt gãy dưới Biển Ðông phía Tây của Philippines có thể xảy ra động đất cấp 9 và sóng thần có thể ập đến Việt Nam và vùng biển miền Trung có nguy cơ bị tàn phá nặng nề nhất.
Một số nhà khoa học Nhật Bản và New Zealand cũng đồng ý với nghiên cứu này và cho rằng đúng là Phiippines có thể đạt 8,7 tới +0,3 tức là từ 8,4 tới 9 độ Richter.
Nếu giả thuyết này xảy ra thì sóng thần sẽ là hiện thực. Theo tính toán, sau khi động đất xảy ra 1 giờ, sóng thần sẽ lan truyền tới vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tùy địa hình đáy biển của một số đảo sóng thần có thể cao đến 5 mét.
Sau khoảng 2 giờ thì sóng thần tràn vào các vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang, Ðà Nẵng.
Tiến Sĩ Vũ Thanh Ca thuộc Viện Khí Tượng Thủy Văn Môi Trường cho biết có nhiều suy đoán các trận thiên tai tại Việt Nam hồi gần đây do mưa to gây lụt ven biển có thể do mưa bão và nước biển dâng cao.
Các ý kiến khác cho rằng Việt Nam đã từng có các cơn sóng thần nhỏ, xảy ra vào những năm 1930 tại bờ biển Nam Ðịnh và năm 1964 tại Ðà Nẵng thì tại sao việc này không thể tái diễn?
Tiến Sĩ Vũ Thanh Ca cho rằng các kết quả nghiên cứu về sóng thần tại Việt Nam ghi nhận khả năng sóng thần xảy ra là rất ít.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng không thể chủ quan với tai họa sóng thần tại Việt Nam dẫu chưa có bằng chứng xác đáng vì Việt Nam nằm ở vị trí có xác suất xảy ra sóng thần không nhỏ.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy Việt Nam nằm ở vị trí có đường đứt gãy dưới Biển Ðông phía Tây của Philippines có thể xảy ra động đất cấp 9 và sóng thần có thể ập đến Việt Nam và vùng biển miền Trung có nguy cơ bị tàn phá nặng nề nhất.
Một số nhà khoa học Nhật Bản và New Zealand cũng đồng ý với nghiên cứu này và cho rằng đúng là Phiippines có thể đạt 8,7 tới +0,3 tức là từ 8,4 tới 9 độ Richter.
Nếu giả thuyết này xảy ra thì sóng thần sẽ là hiện thực. Theo tính toán, sau khi động đất xảy ra 1 giờ, sóng thần sẽ lan truyền tới vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tùy địa hình đáy biển của một số đảo sóng thần có thể cao đến 5 mét.
Sau khoảng 2 giờ thì sóng thần tràn vào các vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang, Ðà Nẵng.
Việt cộng cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng với giá 10 tô phở một mẫu
HÀ NỘI - Báo VietnamEconomy của Việt Nam cho biết, trong số các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng tại Việt Nam đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen, thuộc Hồng Kông, Trung Quốc đã thuê tới 274 ngàn 848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê.
Theo một báo cáo của Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội CSVN, về giá cho thuê, chỉ riêng công ty InnovGreen, với 8 ngàn 123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77 ngàn 946 đô la, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9.58 đô la/ha, tương đương 180 ngàn đồng, bằng 10 tô phở so với thời giá hiện nay.
Mức giá thuê này, theo Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường là khó tin được.
Chính phủ CSVN cũng cho biết, cả 8 dự án trồng rừng có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 24.65 tỷ đồng. Việc đóng góp vào ngân sách nhà nước là không đáng kể, chủ yếu là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
Trong khi trên thực tế, người dân tại các tỉnh đang trông mong nhà nước giao rừng, giao đất cho họ khai thác rất lớn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây rừng, kỹ thuật canh tác cho năng suất trồng rừng cao, bên cạnh đó giá gỗ rừng tăng khoảng 4 lần so với trước đây. Ðặc biệt là người dân có thể chấp nhận thuê với giá cao hơn rất nhiều lần so với các công ty nước ngoài.
Số đất giao cho các công ty nước ngoài thuê để trồng rừng tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã từng bị các cựu tướng lãnh của Việt Nam chống đối dữ dội. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên đã có kiến nghị với chính phủ yêu cầu ngưng ngay các hợp đồng này vì e ngại Trung Quốc sẽ thừa cơ hội đột nhập vào Việt Nam.
Rừng ở Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt, nhiều nơi biến thành đồi trọc sau đó lại cho nước ngoài thuê đất trồng rừng. |
Theo một báo cáo của Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội CSVN, về giá cho thuê, chỉ riêng công ty InnovGreen, với 8 ngàn 123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77 ngàn 946 đô la, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9.58 đô la/ha, tương đương 180 ngàn đồng, bằng 10 tô phở so với thời giá hiện nay.
Mức giá thuê này, theo Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường là khó tin được.
Chính phủ CSVN cũng cho biết, cả 8 dự án trồng rừng có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 24.65 tỷ đồng. Việc đóng góp vào ngân sách nhà nước là không đáng kể, chủ yếu là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
Trong khi trên thực tế, người dân tại các tỉnh đang trông mong nhà nước giao rừng, giao đất cho họ khai thác rất lớn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây rừng, kỹ thuật canh tác cho năng suất trồng rừng cao, bên cạnh đó giá gỗ rừng tăng khoảng 4 lần so với trước đây. Ðặc biệt là người dân có thể chấp nhận thuê với giá cao hơn rất nhiều lần so với các công ty nước ngoài.
Số đất giao cho các công ty nước ngoài thuê để trồng rừng tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã từng bị các cựu tướng lãnh của Việt Nam chống đối dữ dội. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên đã có kiến nghị với chính phủ yêu cầu ngưng ngay các hợp đồng này vì e ngại Trung Quốc sẽ thừa cơ hội đột nhập vào Việt Nam.
Tin tặc tấn công các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam
Các blogger chính trị ở Việt Nam đang gặp phải một làn sóng tấn công trên mạng nhằm đánh sập các trang web của họ.
Hãng thông tấn AP cho biết như thế trong bản tin hôm thứ Năm và cho rằng đây là một dấu hiệu của việc sử dụng ngày càng nhiều hoạt động tin tặc nhằm bóp nghẹt tiếng nói bất đồng trên khắp thế giới.
Bản tin trích dẫn một cuộc phân tích của các chuyên gia điện toán Hoa Kỳ nói rằng hơn 15.000 máy vi tính bị nhiễm vi rút đã dính líu tới vụ tấn công một số website và một nhóm thanh niên Việt Nam đã nhận trách nhiệm về việc xâm nhập vài website trong quá khứ, và nhóm này bị nghi là thủ phạm của vụ tấn công hiện nay.
Tuy nhiên, cuộc phân tích của công ty an ninh mạng SecureWorks ở thành phố Atlanta của Mỹ chưa thể xác định là những tin tặc đó hoạt động độc lập hay hoạt động theo lệnh của chính phủ Việt Nam hay đảng Cộng Sản đương quyền.
Ông Joe Stewart, Giám đốc bộ phận nghiên cứu về phần mềm ác tính của SecureWorks, nói rằng những vụ tấn công này cho thấy một xu hướng là dùng những vụ tấn công để gởi đi một thông điệp chính trị, thay vì chỉ là để tống tiền như những vụ tin tặc ở những nơi khác trên thế giới. Ông nói thêm rằng “rõ ràng là mục đích của vụ tin tặc này là bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ trích chế độ ở Việt Nam, những tiếng nói có thể vượt ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Trong tuần qua, giới hữu trách Việt Nam đã bắt giữ hai blogger Anh Ba Sài Gòn, tên thật là Phan Thanh Hải, và Cô Gái Đồ Long, tên thật là Lê Nguyễn Hương Trà.
Một blogger thứ 3, ông Nguyễn Văn Hải, tiếp tục bị giam giữ sau khi thọ xong án tù hai năm rưỡi. Ông Hải, bút danh Điếu Cày, đã bị truy tố về tội trốn thuế và bị tuyên án tù sau khi vận động dân chúng biểu tình chống cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở Sài Gòn. Blogger này có nhiều bài viết chỉ trích các chính sách của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP, ông Stewart nói rằng những vụ tấn công mới đây dường như được tính toán để trùng hợp với thời điểm blogger Điếu Cày mãn hạn tù và có mục đích làm giảm bớt phạm vi lan tỏa của những sự chống đối khi nhà báo tự do này bị tiếp tục giam giữ.
Hãng thông tấn AP cho biết như thế trong bản tin hôm thứ Năm và cho rằng đây là một dấu hiệu của việc sử dụng ngày càng nhiều hoạt động tin tặc nhằm bóp nghẹt tiếng nói bất đồng trên khắp thế giới.
Bản tin trích dẫn một cuộc phân tích của các chuyên gia điện toán Hoa Kỳ nói rằng hơn 15.000 máy vi tính bị nhiễm vi rút đã dính líu tới vụ tấn công một số website và một nhóm thanh niên Việt Nam đã nhận trách nhiệm về việc xâm nhập vài website trong quá khứ, và nhóm này bị nghi là thủ phạm của vụ tấn công hiện nay.
Tuy nhiên, cuộc phân tích của công ty an ninh mạng SecureWorks ở thành phố Atlanta của Mỹ chưa thể xác định là những tin tặc đó hoạt động độc lập hay hoạt động theo lệnh của chính phủ Việt Nam hay đảng Cộng Sản đương quyền.
Ông Joe Stewart, Giám đốc bộ phận nghiên cứu về phần mềm ác tính của SecureWorks, nói rằng những vụ tấn công này cho thấy một xu hướng là dùng những vụ tấn công để gởi đi một thông điệp chính trị, thay vì chỉ là để tống tiền như những vụ tin tặc ở những nơi khác trên thế giới. Ông nói thêm rằng “rõ ràng là mục đích của vụ tin tặc này là bóp nghẹt tiếng nói của những người chỉ trích chế độ ở Việt Nam, những tiếng nói có thể vượt ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Trong tuần qua, giới hữu trách Việt Nam đã bắt giữ hai blogger Anh Ba Sài Gòn, tên thật là Phan Thanh Hải, và Cô Gái Đồ Long, tên thật là Lê Nguyễn Hương Trà.
Một blogger thứ 3, ông Nguyễn Văn Hải, tiếp tục bị giam giữ sau khi thọ xong án tù hai năm rưỡi. Ông Hải, bút danh Điếu Cày, đã bị truy tố về tội trốn thuế và bị tuyên án tù sau khi vận động dân chúng biểu tình chống cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở Sài Gòn. Blogger này có nhiều bài viết chỉ trích các chính sách của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP, ông Stewart nói rằng những vụ tấn công mới đây dường như được tính toán để trùng hợp với thời điểm blogger Điếu Cày mãn hạn tù và có mục đích làm giảm bớt phạm vi lan tỏa của những sự chống đối khi nhà báo tự do này bị tiếp tục giam giữ.
Ăn thịt 'trăn tinh', 23 người bị 'bệnh lạ'
GIA LAI -
Tin của báo Dân Trí cho biết, không một bệnh viện nào chẩn đoán được họ đã mắc căn bệnh gì trong suốt hai tháng nay.
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 23 tháng 8, khi ông Nguyễn Văn Thông ở xã Ia Nhin mua được con trăn nặng 13kg, dài 3 mét, với giá 1 triệu 400 ngàn đồng. Sau đó ông Thông mời một số người cùng thôn sang làm thịt trăn. Tiết và mật thì họ cho vào rượu để uống, thịt và bao tử làm món nộm để nhậu với rượu huyết trăn; da và xương gia đình ông Thông dùng để nấu cao. Tham gia bữa nhậu hôm đó tổng cộng có 23 người.
Mười ngày sau khi ăn thịt trăn, tất cả 23 người, trong đó có một phụ nữ đang mang thai và một cháu bé, đều phải vào bệnh viện vì bị sốt cao, lên cơn co giật, toàn bắp thịt nhức mỏi.
Sau khi điều trị được 10 ngày, nhiều người được cho xuất viện nhưng từ đó đến nay cả 23 người đều không khỏi bệnh mà tiếp tục sốt, các cơ bắp mỏi rã rời, đau nhức vào tận xương.
Nhiều người cho rằng nhóm người trên đã ăn phải thịt con “trăn tinh” nên bị trừng phạt. Có người lại nói đó có thể là con trăn thiêng, sống ở một cái miếu thờ linh thiêng. Một số người bệnh đã mời “thầy” về làm lễ trừ tà, nhưng trừ tà mãi mà bệnh không khỏi. Hai mươi ba người ở xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai bị coi là mắc bệnh lạ sau khi ăn thịt một con trăn mà người dân đồn thổi rằng họ đã ăn phải thịt trăn tinh nên bị trừng phạt.
Thân nhân 9 ngư dân Thanh Hóa tổ chức ‘lễ gọi hồn’ người mất tích
THANH HÓA (TH)
Chiếc tàu của ngư dân Nguyễn Văn Hợp cùng với 8 thuyền viên ra khơi câu mực từ ngày 9 tháng 10 và mất tích ngày 16 tháng 10, đến nay không có dấu vết gì sau 12 ngày tìm kiếm.
Theo sự tường thuật của tờ Dân Trí: “7h30 sáng, bãi biển xã Ngư Lộc nghi ngút khói hương. Hàng trăm thân nhân của 9 nạn nhân và hàng ngàn người dân vùng biển các xã Ngư Lộc, Minh Lộc đã có mặt trên bãi biển để tổ chức lễ gọi hồn 9 ngư dân xấu số.”
Theo nguồn tin: “Sau 12 ngày sống trong nỗi tuyệt vọng, ông Nguyễn Văn Hòa, bố của chủ tàu Nguyễn Văn Hợp, cùng thân nhân của 8 ngư dân đi trên con tàu TH 90455 TS đã quyết định tổ chức lễ gọi hồn tập thể cho người thân mất tích trên con tàu.”
Dân Trí kể: “Nhìn những mâm cỗ được bày trên bãi biển, trên chiếc bàn thờ được dựng tạm nghi ngút khói hương, những người có mặt không sao cầm nổi nước mắt. Ai cũng cầu mong sao những người xấu số được siêu thoát và ấm lòng nơi biển cả mênh mông.”
Theo nguồn tin, đây là là phong tục, tập quán của người dân địa phương dành cho các ngư dân đi tàu không trở về.
Hầu như năm nào người dân vùng biển cũng phải chứng kiến những nỗi đau mất cha, mất chồng, mất con. Thống kê của xã Ngư Lộc cho thấy, từ năm 1996 đến nay đã có tới gần 150 ngư dân địa phương bị chết, mất tích ngoài biển. Ra khơi thiếu trang bị hải hành tân tiến, và các phương tiện sống còn trên những con tàu gỗ mong manh, ngư dân Việt Nam thập phần nguy hiểm tính mạng trên biển mỗi khi có sóng to gió lớn.
Hầu hết những gia đình có nạn nhân mất tích đều là các gia đình nghèo khó.
Trong khi lũ lụt giáng tai họa xuống nhiều tỉnh phía Bắc miền Trung Việt Nam với hơn một trăm người chết và mất tích, bênh cạnh những thiệt hại to lớn về tài sản, người dân các xã ven biển hành nghề chài lưới Ngư Lộc và Minh Lộc của huyện Hậu Lộc lại đầy tang thương vì thân nhân đi biển không về.
- Cầm bằng như họ đã tử nạn trên biển khơi bão tố, thân nhân của 9 ngư dân xã Ngư Lộc tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức một “Lễ gọi hồn” vào buổi sáng hôm Thứ Năm, 29 tháng 10, 2010.
VC in quá nhiều tiền để kích thích tăng trưởng
SÀI GÒN (Bloomberg) - Việt Nam nên tăng lãi suất căn bản và giảm bớt đà tín dụng phát triển để cứu cả nền kinh tế cũng như cần tạo niềm tin tưởng cho đồng nội tệ.
Ðây là nhận định của ông Jim Walker, giám đốc công ty đầu tư tài chính Asianomics Ltd.
Chế độ Hà Nội thúc đẩy “tín dụng tăng quá nhiều.” Ông Walker nhận xét như vậy trong một cuộc hội thảo ở Sài Gòn ngày 27 tháng 10, 2010 vừa qua. “Lý do đồng tiền mất giá nhanh chỉ vì họ in quá nhiều tiền.”
Nhiều chuyên gia của các định chế tài trợ quốc tế từng khuyến cáo Hà Nội phải giảm bớt tín dụng, tăng lãi suất, nhưng đã không được nghe theo. Ðiều này đã là một trong những nguyên nhân chính làm mất niềm tin của thị trường tài chính.
Ngược với lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội, hôm 20 tháng 10, 2010 vừa qua loan báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm tới sẽ khoảng 7.5% trong khi năm nay tăng trưởng khoảng 6.7%.
“Ngoại hối sẽ vẫn nằm trong khuynh hướng tuột dốc cho tới khi nào nhà cầm quyền trung ương hành động về lãi suất.” Ông Walker nói trong cuộc hội thảo do tổ chức đầu tư tài chính VinaCapital Investment Management Ltd., lớn nhất ở Việt Nam tổ chức.
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã đánh sụt giá đồng nội tệ 3 lần kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tỉ lệ ký thác và cấp tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam giảm trong các ngày từ 15 đến 21 tháng 10, ngân hàng Trung Ương CSVN loan báo hôm Thứ Tư.
Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội dự trù tín dụng gia tăng 25% năm nay. Lãi suất hiện tại khoảng 11% cho ký thác và cấp tín dụng với phân lãi 13% đến 15% nhưng nếu muốn giới hạn tín dụng, các mức lãi suất này cần phải tăng lên cao hơn nữa, theo ý kiến ông Walker.
Theo ông, muốn đối phó với tình thế, Việt Nam cần phải hạ mức tăng trưởng kinh tế xuống còn 5% hay 6%. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạ mức lạm phát xuống còn dưới 5%, một điều chế độ Hà Nội đang lo kềm giữ cho lạm phát đừng vượt quá 8% khiến dân chúng kêu ca vì giá thực phẩm gia tăng chóng mặt thời gian gần đây.
Ðây là nhận định của ông Jim Walker, giám đốc công ty đầu tư tài chính Asianomics Ltd.
Chế độ Hà Nội thúc đẩy “tín dụng tăng quá nhiều.” Ông Walker nhận xét như vậy trong một cuộc hội thảo ở Sài Gòn ngày 27 tháng 10, 2010 vừa qua. “Lý do đồng tiền mất giá nhanh chỉ vì họ in quá nhiều tiền.”
Nhiều chuyên gia của các định chế tài trợ quốc tế từng khuyến cáo Hà Nội phải giảm bớt tín dụng, tăng lãi suất, nhưng đã không được nghe theo. Ðiều này đã là một trong những nguyên nhân chính làm mất niềm tin của thị trường tài chính.
Ngược với lời khuyến cáo của Ngân Hàng Thế Giới, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội, hôm 20 tháng 10, 2010 vừa qua loan báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm tới sẽ khoảng 7.5% trong khi năm nay tăng trưởng khoảng 6.7%.
“Ngoại hối sẽ vẫn nằm trong khuynh hướng tuột dốc cho tới khi nào nhà cầm quyền trung ương hành động về lãi suất.” Ông Walker nói trong cuộc hội thảo do tổ chức đầu tư tài chính VinaCapital Investment Management Ltd., lớn nhất ở Việt Nam tổ chức.
Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã đánh sụt giá đồng nội tệ 3 lần kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.
Tỉ lệ ký thác và cấp tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam giảm trong các ngày từ 15 đến 21 tháng 10, ngân hàng Trung Ương CSVN loan báo hôm Thứ Tư.
Nhà cầm quyền trung ương Hà Nội dự trù tín dụng gia tăng 25% năm nay. Lãi suất hiện tại khoảng 11% cho ký thác và cấp tín dụng với phân lãi 13% đến 15% nhưng nếu muốn giới hạn tín dụng, các mức lãi suất này cần phải tăng lên cao hơn nữa, theo ý kiến ông Walker.
Theo ông, muốn đối phó với tình thế, Việt Nam cần phải hạ mức tăng trưởng kinh tế xuống còn 5% hay 6%. Ông cũng cho rằng Việt Nam cần phải tìm mọi cách để hạ mức lạm phát xuống còn dưới 5%, một điều chế độ Hà Nội đang lo kềm giữ cho lạm phát đừng vượt quá 8% khiến dân chúng kêu ca vì giá thực phẩm gia tăng chóng mặt thời gian gần đây.
Ðô la ở Việt Nam tăng giá chóng mặt
Giá chợ đen 1 đô la ăn 20,350 VND
HÀ NỘI (TH) - Giá đô la trên thị trường ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh dù có tin từ thị trường tài chính Hoa Kỳ dự báo đồng đô la Mỹ có khuynh hướng sụt giá.
Giá đô la chợ đen liên tục tăng trong thời gian gần đây và một đô la đổi được 20,350 đồng VN vào cuối giờ chiều ngày 28 tháng 10.
Nhận định về tình hình, ông Trần Du Lịch một đại biểu Quốc Hội, cho rằng “tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa.”
Hôm đầu tuần, kinh tế gia của một số tổ chức đầu tư tài chính dự đoán Việt Nam sẽ phá giá tiền thêm lần nữa từ nay đến cuối năm. Lạm phát tăng nhanh và cán cân chi trả ngoại quốc bằng ngoại tệ mạnh của Việt Nam xuống tới mức nguy hiểm. Nhà cầm quyền Hà Nội lại vẫn muốn bơm tín dụng kích thích sản xuất để lấy thành tích tăng trưởng kinh tế trong dịp đại hội đảng vào Tháng Giêng năm tới, làm tăng thêm lạm phát.
Theo VNExpress tường thuật tình hình thị trường ở Sài Gòn qua lời một chủ tiệm vàng kiêm dịch vụ trao đổi đô la trên đường Lê Thánh Tôn, thì “mở cửa là giá đô la tăng chóng mặt nhưng tôi cũng không rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu. Bạn hàng báo giá tăng thì mình cũng tăng.”
VNExpress dẫn lời chủ hiệu kim hoàn gần chợ Bến Thành nói: “Cơn sốt giá đô la đầu ngày đã khiến cho giao dịch mua bán đồng bạc xanh ngoài thị trường có phần sôi động. Từ sáng tới giờ đã nhen nhóm vài người đến mua bán, trong đó mua nhiều hơn.”
Phát biểu ở bên lề cuộc họp ở Quốc Hội với báo Dân Trí, ông Trần Du Lịch nhìn nhận: “Nếu chúng ta không kìm lạm phát ở mức một con số thì tác động về kinh tế và tâm lý xã hội rất lớn. Bởi vì lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thu nhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn.”
Theo bản tin Dân Trí khảo sát tình hình mua bán chợ đen đô la ở Hà Nội, chiều 28 tháng 10, “giá đô la được một số cửa hàng kinh doanh ngoại tệ trên phố Hà Trung niêm yết ở mức 20,300 VND (mua vào)-20,350 VND (bán ra), chiều mua tăng 90 VND và chiều bán tăng 50 VND so với buổi sáng cùng ngày.”
Trong vòng 10 ngày, so với giá thời điểm trước khi Ngân Hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 2% (ngày 18 tháng 8), giá USD hiện đã tăng hơn 1,000 VND/1 USD. Tỷ giá VND/USD liên tiếp tăng mạnh thời gian gần đây khiến VND mất giá tới hai lần. Trong khi đó, đồng USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhất là khi so sánh với Euro.
Những người có tiền ở Việt Nam đã tìm cách tích trữ và và đô la thay vì giữ tiền đồng vì không muốn thiệt hại nặng bởi ôm loại tiền mất giá quá nhanh chóng.
Ông Trần Du Lịch, cũng có nhận định tương tự của giới chuyên viên quốc tế: “Nguyên nhân là do tỷ giá VND/USD chưa tương xứng với sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trên chính thị trường nội địa. Diễn biến này tạo sức ép đối với dự trữ quốc gia, khả năng cân đối cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.”
Tại Việt Nam, tấn công tin tặc chủ yếu nhằm ngăn chặn tiếng nói đối lập
Theo tờ Financial Times hôm nay (29/10), các nhà nghiên cứu thuộc công ty dịch vụ an ninh mạng SecureWorks, ở bang Atlanta, Hoa Kỳ, hôm 28/10 vừa công bố một bài phân tích cho thấy một virus tin học có tên là Vecebot đã lây nhiễm hơn 10 ngàn máy tính và đã hướng các máy này nối vào các diễn đàn trên mạng có nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh sập các diễn đàn này.
Kết quả phân tích cho thấy là ở Việt Nam các virus tin học này ngày càng được sử dụng trong các vụ tấn công nhằm ngăn chận những tiếng nói đối lập trên mạng. Nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định được virus Vecebot là do chính phủ Việt Nam hay những người làm việc cho chính phủ tung ra, vì hiếm khi nào có thể truy tìm được tác giả của những virus đó.
Tuy nhiên, họ đã ghi nhận một sự trùng hợp thời điểm đáng chú ý : Ngày 19/10 vừa qua, blogger Điếu Cày trên nguyên tắc được thả ra sau khi mãn án 30 tháng tù. Theo các nhà nghiên cứu của SecureWorks, virus Vecebot có thể đã được tung ra trước thời điểm đó nhằm mục đích phá sập những trang web hay trang blog nào mà có thể sẽ ăn mừng ngày blogger này được tự do. Nhưng cuối cùng, blogger Điếu Cày đã bị giam tiếp tục với một tội danh khác.
Tờ Financial Times nhắc lại là đã từng xảy ra những vụ tấn công tương tự nhắm vào những trang web ở vùng Kapkaz có xu hướng chống Nga, cũng như những trang web của các chính khách đối lập với điện Kremlin
Trong thời gian qua một loạt những trang web hoặc trang blog có nội dung chỉ trích chính quyền Việt Nam đã bị phá rối hoặc đánh sập. Chính quyền Hà Nội cũng vừa bắt giữ thêm hai blogger là Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải và Cô Gái Đồ Long, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà.
Kết quả phân tích cho thấy là ở Việt Nam các virus tin học này ngày càng được sử dụng trong các vụ tấn công nhằm ngăn chận những tiếng nói đối lập trên mạng. Nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định được virus Vecebot là do chính phủ Việt Nam hay những người làm việc cho chính phủ tung ra, vì hiếm khi nào có thể truy tìm được tác giả của những virus đó.
Tuy nhiên, họ đã ghi nhận một sự trùng hợp thời điểm đáng chú ý : Ngày 19/10 vừa qua, blogger Điếu Cày trên nguyên tắc được thả ra sau khi mãn án 30 tháng tù. Theo các nhà nghiên cứu của SecureWorks, virus Vecebot có thể đã được tung ra trước thời điểm đó nhằm mục đích phá sập những trang web hay trang blog nào mà có thể sẽ ăn mừng ngày blogger này được tự do. Nhưng cuối cùng, blogger Điếu Cày đã bị giam tiếp tục với một tội danh khác.
Tờ Financial Times nhắc lại là đã từng xảy ra những vụ tấn công tương tự nhắm vào những trang web ở vùng Kapkaz có xu hướng chống Nga, cũng như những trang web của các chính khách đối lập với điện Kremlin
Trong thời gian qua một loạt những trang web hoặc trang blog có nội dung chỉ trích chính quyền Việt Nam đã bị phá rối hoặc đánh sập. Chính quyền Hà Nội cũng vừa bắt giữ thêm hai blogger là Anh Ba Sài Gòn, tức Phan Thanh Hải và Cô Gái Đồ Long, tức nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà.
RSF đề nghị ngoại trưởng Mỹ can thiệp để Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và blogger
Hôm nay (29/10), đúng vào lúc ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Hà Nội, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), có trụ sở tại Paris, đã gửi một bức thư ngỏ yêu cầu Hoa Kỳ đề cập với chính quyền Việt Nam về việc trả tự do cho các nhà báo và nhà ly khai sử dụng mạng internet để bày tỏ chính kiến, đặc biệt ba trường hợp được RSF nêu đích danh là các ông : Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định.
Trong bức thư này, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhắc lại tuyên bố của bà Hillary Clinton tháng giêng năm 2010, theo đó, Hoa Kỳ khẳng định có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet như một « công cụ phát triển kinh tế và xã hội ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đã yêu cầu ngoại trưởng Mỹ có hành động cụ thể để thực thi các cam kết này trong trường hợp Việt Nam, là nơi có ít nhất 16 nhà bất đồng chính kiến mạng và 3 nhà báo hiện đang bị giam giữ.
Về 3 trường hợp được nêu đích danh trong bức thư ngỏ, tổ chức Phóng viên không biên giới cho biết : ông Lê Công Định, luật sư có tiếng và là một nhà bất đồng chính kiến mạng, đã bị kết án 5 năm tù giam vào đầu năm nay. Ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ, bị kết án 7 năm tù trong cùng một phiên xử. Thêm vào đó, cả hai người đều phải nhận thêm án 3 năm quản chế tại gia sau khi mãn hạn tù. Cả hai ông đều bị kết tội « xâm hại an ninh quốc gia », qua việc « tổ chức các hoạt động với sự hỗ trợ của các tổ chức phản động ở nước ngoài », có mục tiêu « lật đổ chế độ thông qua việc sử dụng internet ».
Còn ông Phạm Minh Hoàng, giáo sư toán học và một nhà sử dụng mạng mang hai quốc tịch Pháp Việt, sau một tháng rưỡi biệt giam, vào cuối tháng 9 vừa qua cũng bị buộc tội đã « tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền».
Trong bối cảnh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng trở nên xấu hơn khi gần tới ngày đại hội đảng Cộng sản, dự kiến sẽ khai mạc vào đầu năm 2011, Tổ chức Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng : vào thời điểm năm 2006, khi chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cam kết sẽ gắn liền sự phát triển kinh tế với việc tôn trọng các quyền tự do căn bản của các công dân. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, chính quyền đã tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông và Internet. Đã xảy ra nhiều vụ tấn công tin học nhắm vào các trang mạng có thái độ chỉ trích đối với nhà cầm quyền.
Bên cạnh tổ chức Phóng viên không biên giới, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, một số dân biểu và đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian gần đây, từ Hà Nội, thông tín viên RFI Lucie Moulin cho biết thêm chi tiết :
Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, Việt Nam đã bắt giữ hoặc kết án ít nhất 12 người. Một số trong đó là tín đồ Công giáo, đã xô xát với công an, một số người khác là các thành viên nghiệp đoàn không được phép hoạt động, những người viết blog, hay các nhà đấu tranh dân chủ.
Điểm chung của những người bị bắt là tất cả đều tham gia vào các tổ chức. Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc một Viện nghiên cứu tự nhân, tự giải thể hồi cuối năm ngoái, và hiện tại đang tham gia vào cuộc phản đối dự án khai thác bô xít của chính phủ.
Theo ông Nguyễn Quang A, chính phủ Việt Nam và đảng Cộng sản rất cảnh giác với việc các cá nhân tập hợp trong các tổ chức độc lập. Nếu như một người tham gia vào một đảng phái chính trị hay một phong trào xã hội, chắc chắn người đó sẽ gặp phiền hà. Vẫn theo ông Nguyễn Quang A, giới lãnh đạo sẽ không bao giờ quan tâm đến các ý kiến của một nhà nghiên cứu hay một công dân bình thường, bất kể mức độ phê phán trong các ý kiến này.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch và nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ đã kêu gọi bà Hillary Clinton đưa ra quan điểm về vấn đề này. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã có ý kiến, nhưng quan điểm của ngoại trưởng Mỹ chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã xảy ra, vì Hoa Kỳ lo ngại sẽ làm mếch lòng Hà Nội, kể từ giờ được coi như là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. »
Trong bức thư này, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã nhắc lại tuyên bố của bà Hillary Clinton tháng giêng năm 2010, theo đó, Hoa Kỳ khẳng định có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet như một « công cụ phát triển kinh tế và xã hội ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đã yêu cầu ngoại trưởng Mỹ có hành động cụ thể để thực thi các cam kết này trong trường hợp Việt Nam, là nơi có ít nhất 16 nhà bất đồng chính kiến mạng và 3 nhà báo hiện đang bị giam giữ.
Về 3 trường hợp được nêu đích danh trong bức thư ngỏ, tổ chức Phóng viên không biên giới cho biết : ông Lê Công Định, luật sư có tiếng và là một nhà bất đồng chính kiến mạng, đã bị kết án 5 năm tù giam vào đầu năm nay. Ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ, bị kết án 7 năm tù trong cùng một phiên xử. Thêm vào đó, cả hai người đều phải nhận thêm án 3 năm quản chế tại gia sau khi mãn hạn tù. Cả hai ông đều bị kết tội « xâm hại an ninh quốc gia », qua việc « tổ chức các hoạt động với sự hỗ trợ của các tổ chức phản động ở nước ngoài », có mục tiêu « lật đổ chế độ thông qua việc sử dụng internet ».
Còn ông Phạm Minh Hoàng, giáo sư toán học và một nhà sử dụng mạng mang hai quốc tịch Pháp Việt, sau một tháng rưỡi biệt giam, vào cuối tháng 9 vừa qua cũng bị buộc tội đã « tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền».
Trong bối cảnh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng trở nên xấu hơn khi gần tới ngày đại hội đảng Cộng sản, dự kiến sẽ khai mạc vào đầu năm 2011, Tổ chức Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng : vào thời điểm năm 2006, khi chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cam kết sẽ gắn liền sự phát triển kinh tế với việc tôn trọng các quyền tự do căn bản của các công dân. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, chính quyền đã tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông và Internet. Đã xảy ra nhiều vụ tấn công tin học nhắm vào các trang mạng có thái độ chỉ trích đối với nhà cầm quyền.
Bên cạnh tổ chức Phóng viên không biên giới, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, một số dân biểu và đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã lên tiếng chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian gần đây, từ Hà Nội, thông tín viên RFI Lucie Moulin cho biết thêm chi tiết :
Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, Việt Nam đã bắt giữ hoặc kết án ít nhất 12 người. Một số trong đó là tín đồ Công giáo, đã xô xát với công an, một số người khác là các thành viên nghiệp đoàn không được phép hoạt động, những người viết blog, hay các nhà đấu tranh dân chủ.
Điểm chung của những người bị bắt là tất cả đều tham gia vào các tổ chức. Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc một Viện nghiên cứu tự nhân, tự giải thể hồi cuối năm ngoái, và hiện tại đang tham gia vào cuộc phản đối dự án khai thác bô xít của chính phủ.
Theo ông Nguyễn Quang A, chính phủ Việt Nam và đảng Cộng sản rất cảnh giác với việc các cá nhân tập hợp trong các tổ chức độc lập. Nếu như một người tham gia vào một đảng phái chính trị hay một phong trào xã hội, chắc chắn người đó sẽ gặp phiền hà. Vẫn theo ông Nguyễn Quang A, giới lãnh đạo sẽ không bao giờ quan tâm đến các ý kiến của một nhà nghiên cứu hay một công dân bình thường, bất kể mức độ phê phán trong các ý kiến này.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch và nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ đã kêu gọi bà Hillary Clinton đưa ra quan điểm về vấn đề này. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã có ý kiến, nhưng quan điểm của ngoại trưởng Mỹ chắc chắn sẽ có trọng lượng hơn. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã xảy ra, vì Hoa Kỳ lo ngại sẽ làm mếch lòng Hà Nội, kể từ giờ được coi như là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. »
Thursday, October 28, 2010
Hoa Kỳ chỉ trích VN bắt giam các nhà hoạt động, blogger, giáo dân
Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm về việc giới hữu trách Việt Nam mới đây đã bắt giữ và kết án một số nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, các blogger, và một nhóm giáo dân Công giáo dính líu tới một vụ xô xát với công an hồi tháng 5.
Theo tin của hãng thông tấn Đức, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Năm công bố một thông cáo nói rằng những vụ bắt giữ và xét xử trong tuần này “mâu thuẫn với cam kết của chính quyền Việt Nam đối với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền.” Thông cáo cũng thúc giục chính phủ Việt Nam hãy thả các cá nhân này.
Hôm thứ tư, một tòa án ở Sài Gòn đã tuyên các bản án từ 7 đến 9 năm tù cho ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, và ông Đoàn Huy Chương vì đã tổ chức những cuộc đình công và phân phát truyền đơn chỉ trích chính phủ.
Cũng trong ngày thứ Tư, 6 tín đồ Công giáo tại Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã bị kết án về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng.” Các giáo dân này nằm trong số hàng trăm người xô xát với công an hồi tháng 5 khi họ tìm cách tiến hành một cuộc mai táng tại một nghĩa trang mà nhà chức trách địa phương đã qui hoạch để xây một khu du lịch. Hai người trong số 6 người bị đưa ra tòa đã bị tuyên các án tù 9 tháng và 1 năm.
Những người còn lại bị tuyên án tù treo. Tại một cuộc điều trần ở quốc hội Hoa Kỳ hồi gần đây, thân nhân của các giáo dân Cồn Dầu nói rằng công an đã đánh chết ít nhất một giáo dân.
Một luật sư của các giáo dân, ông Cù Huy Hà Vũ, nói rằng tòa án ở thành phố Đà Nẵng không cho bào chữa cho thân chủ của mình, viện dẫn lý do giấy tờ không hợp lệ. Luật sư Cù nói rằng “đây là một hình thức kỳ thị giáo dân Công giáo".
Hồi đầu tuần này, công an Việt Nam đã bắt giữ blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Lê Nguyễn Hương Trà, vì nhà báo này viết một bài blog nêu tên ông Nguyễn Trọng Khánh, con trai Thứ trưởng Công an Nguyễn Khánh Toàn, và mối quan hệ tình cảm giữa ông Khánh với một số người trong giới nghệ sĩ.
Hôm thứ hai vừa qua, blogger Anh Ba Sài Gòn, tên thật Phan Thanh Hải cũng bị bắt tạm giam 4 tháng vì những bài viết mà chính quyền cho là chứa đựng những thông tin sai lạc.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng tiếp tục giam giữ blogger Điếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, để điều tra về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi nhà báo tự do này mãn hạn tù 2 năm rưỡi vào ngày 20 tháng 10.
Theo tin của hãng thông tấn Đức, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Năm công bố một thông cáo nói rằng những vụ bắt giữ và xét xử trong tuần này “mâu thuẫn với cam kết của chính quyền Việt Nam đối với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền.” Thông cáo cũng thúc giục chính phủ Việt Nam hãy thả các cá nhân này.
Hôm thứ tư, một tòa án ở Sài Gòn đã tuyên các bản án từ 7 đến 9 năm tù cho ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, và ông Đoàn Huy Chương vì đã tổ chức những cuộc đình công và phân phát truyền đơn chỉ trích chính phủ.
Cũng trong ngày thứ Tư, 6 tín đồ Công giáo tại Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã bị kết án về tội gọi là “gây rối trật tự công cộng.” Các giáo dân này nằm trong số hàng trăm người xô xát với công an hồi tháng 5 khi họ tìm cách tiến hành một cuộc mai táng tại một nghĩa trang mà nhà chức trách địa phương đã qui hoạch để xây một khu du lịch. Hai người trong số 6 người bị đưa ra tòa đã bị tuyên các án tù 9 tháng và 1 năm.
Những người còn lại bị tuyên án tù treo. Tại một cuộc điều trần ở quốc hội Hoa Kỳ hồi gần đây, thân nhân của các giáo dân Cồn Dầu nói rằng công an đã đánh chết ít nhất một giáo dân.
Một luật sư của các giáo dân, ông Cù Huy Hà Vũ, nói rằng tòa án ở thành phố Đà Nẵng không cho bào chữa cho thân chủ của mình, viện dẫn lý do giấy tờ không hợp lệ. Luật sư Cù nói rằng “đây là một hình thức kỳ thị giáo dân Công giáo".
Hồi đầu tuần này, công an Việt Nam đã bắt giữ blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Lê Nguyễn Hương Trà, vì nhà báo này viết một bài blog nêu tên ông Nguyễn Trọng Khánh, con trai Thứ trưởng Công an Nguyễn Khánh Toàn, và mối quan hệ tình cảm giữa ông Khánh với một số người trong giới nghệ sĩ.
Hôm thứ hai vừa qua, blogger Anh Ba Sài Gòn, tên thật Phan Thanh Hải cũng bị bắt tạm giam 4 tháng vì những bài viết mà chính quyền cho là chứa đựng những thông tin sai lạc.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng tiếp tục giam giữ blogger Điếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải, để điều tra về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi nhà báo tự do này mãn hạn tù 2 năm rưỡi vào ngày 20 tháng 10.
Subscribe to:
Posts (Atom)