Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Monday, February 28, 2011

Anh ngừng viện trợ cho Việt Nam

Anh sẽ cắt viện trợ cho 16 nước và vùng lãnh thổ đã vượt qua ngưỡng nghèo đói trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và Nga.

Tờ Independent cho biết Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Andrew Mitchell sẽ đưa ra thông báo việc cắt viện trợ hôm nay.
16 nền kinh tế đang vươn lên, trong đó có Việt Nam, bị đưa ra khỏi danh sách nhận viện trợ trực tiếp từ Anh do đã không còn thuộc nhóm nước nghèo khổ nữa.
Chương trình viện trợ mới sẽ tập trung vào những nước nghèo đói như Ethiopia, Pakistan và Bangladesh, Reuters đưa tin. Chính phủ Anh cũng sẽ dành tới 30% các nguồn viện trợ của họ dành cho các quốc gia bị chiến tranh tàn phá hoặc có nguy cơ chiến tranh như Afghanistan, Somalia hay Yemen.
Tuy nhiên, chính phủ bị chỉ trích vì vẫn tiếp tục viện trợ cho Ấn Độ dù quốc gia này không hề có xung đột, thậm chí họ còn phát triển chương trình không gian. Ông Mitchell giải thích dù Ấn Độ phát triển trong một số lĩnh vực, nước này vẫn có khoảng 450 triệu người sống trong nghèo khổ.
Anh là một trong những nước hào phóng nhất trong việc viện trợ cho nước ngoài. Năm 2009/2010, nước này chi 4 tỷ bảng cho các khoản viện trợ song phương và 2,5 tỷ bảng qua các tổ chức quốc tế như Ủy ban châu Âu, Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới.

Gaddafi: 'Nhân dân sẵn sàng chết để bảo vệ tôi'

Nhà lãnh đạo Moammar Gaddafi của Libya hôm qua tuyên bố tất cả người dân yêu mến ông và sẵn sàng chết để bảo vệ chế độ.

Đại tá Gaddafi, người đang đối mặt với thử thách lớn nhất trong 4 thập kỷ cầm quyền trong bối cảnh người biểu tình kiểm soát các thành phố phía đông, trả lời phỏng vấn của ABCBBC trong một nhà hàng ở thủ đô Tripoli hôm qua. Ông cáo buộc các nhà lãnh đạo phương Tây phản bội và bỏ rơi đất nước ông.
Gaddafi cho rằng các chính phủ phương Tây đang thực hiện những hành vi “vô đạo đức” và “muốn xâm lược Libya”. Khi được hỏi về khả năng từ chức, đại tá Gaddafi nói ông không thể làm vậy vì ông chẳng có vị trí chính thức nào trong bộ máy nhà nước. Quyền lực của ông tới từ nhân dân.
Ông Gaddafi khẳng định “những người Libya thực thụ” không tuần hành chống chính phủ trên đường phố. Một bộ phận dân chúng biểu tình vì họ "uống thuốc" mà mạng lưới khủng bố Al-Qaeda cung cấp. Họ mang theo vũ khí song ông ra lệnh cho những người ủng hộ chính phủ không bắn trả.
Nhà lãnh đạo 68 tuổi nhấn mạnh người dân sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ ông và chính phủ. Khi phóng viên hỏi về khả năng rời khỏi Libya, ông cười và nói chuyện đó sẽ không xảy ra. Gaddafi yêu cầu những người cáo buộc ông giấu tiền ở nước ngoài đưa ra bằng chứng.
Trong lúc đại tá Gaddafi trả lời phỏng vấn, lực lượng trung thành với Gaddafi giao chiến với những người nổi dậy tại hai thành phố gần thủ đô Tripoli. Cũng trong hôm qua, các ngoại trưởng kêu gọi đại tá Gaddafi từ chức trong cuộc họp của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cáo buộc Gaddafi và những người ủng hộ ông sử dụng lính đánh thuê và những kẻ du côn để tấn công thường dân không có vũ khí, hành quyết những binh lính không chịu bắn vào đồng bào.
“Đã đến lúc Gaddafi ra đi mà không gây thêm bạo lực hay bất kỳ sự trì hoãn nào”, bà Clinton nói.
Bộ Tài chính Mỹ thông báo họ vừa phong tỏa khối tài sản trị giá 30 tỷ USD của chính phủ Libya. Đây là khối tài sản có giá trị lớn nhất mà Mỹ từng phong tỏa. Quân đội Mỹ điều các tàu chiến và máy bay tới gần Libya hơn. Lầu Năm Góc tuyên bố Washington không loại trừ bất kỳ khả năng nào, kể cả việc cho máy bay tuần tra trên không phận Libya, để bảo vệ người dân của quốc gia Bắc Phi này.

Phụ nữ đẻ thuê Việt Nam sắp về nhà

Những cô gái Việt được thuê đẻ tại Thái Lan sẽ về nước trong tuần này. Những đứa con chưa sinh của họ sẽ do chính phủ Việt Nam chăm sóc.> Số phận bấp bênh của phụ nữ đẻ thuê người Việt

Theo Bangkok Post, Bộ trưởng Y tế cộng đồng Thái Lan Jurin Laksanavisit hôm qua cho biết các quan chức đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kiện một công ty Đài Loan vì tội buôn người và bắt giam người trái pháp luật. Theo ông này, việc thẩm vấn các phụ nữ Việt Nam đã hoàn thành hôm qua và bằng chứng của họ sẽ giúp ích cho cuộc điều tra.
Jurin đã cùng nhiều quan chức Thái Lan tham dự một cuộc họp hôm qua để thảo luận về các bước tiếp theo sau cuộc đột kích một hãng dịch vụ đẻ thuê trái phép vào tuần trước, do một người đàn ông Đài Loan ở Bangkok làm chủ. 15 phụ nữ Việt Nam đã được giải cứu trong cuộc vây quét này.
Cuộc họp đã đi đến quyết định khởi tố các cơ sở y tế và các bác sĩ tham gia vào việc thu tinh nhân tạo cho các cô gái.
Bộ Y tế Thái Lan cũng cho hay những phụ nữ Việt Nam mang bầu ban đầu định phá thai nhưng sau đó đã thay đổi ý định. "Tất cả sẽ trở về Việt Nam trong tuần này. Những đứa trẻ sinh ra sẽ thuộc sự chăm sóc của chính phủ Việt Nam", Jurin nói.
Theo cơ quan điều tra của Thái Lan, chủ hãng môi giới trái phép này từng bị bắt tại Đài Loan. Sau đó, ông này tới Thái Lan năm 2008 và khởi động lại hoạt động kinh doanh ở đây năm 2009. Lời khai từ những cô gái Việt Nam cho thấy hãng này có văn phòng ở Thái Lan, Campuchia và việc thụ tinh được thực hiện tại Thái Lan.

Mỹ đưa quân áp sát Libya

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang tái triển khai vị trí của các lực lượng vũ trang tới gần Libya, trong khi phương Tây đang gia tăng khả năng can thiệp chống chính quyền Gaddafi.

Theo Lầu Năm Góc, động thái chuyển quân của họ nhằm "đạt được sự linh hoạt ngay khi các quyết định được đưa ra". Trên thực tế quân Mỹ đã có sự hiện diện đáng kể từ trước tại khu vực gần Libya, như một số căn cứ đóng ở miền nam Italy, phía bên kia bờ Địa Trung Hải.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết quân đội nước này có thể được huy động cho hỗ trợ nhân đạo. Trong khi đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice tuyên bố Washington "đang cân nhắc nghiêm túc" về việc thiết lập vùng cấm bay tại Libya và bản thảo với NATO cùng các đối tác quân sự khác về vấn đề này.
Việc quân đội Mỹ tái triển khai vị trí đóng quân gần Libya có thể nhằm đảm bảo thực hiện cho một lệnh cấm bay tại Libya áp dụng trong những ngày tới, với mục đích ngăn chặn khả năng các máy bay dưới quyền đại tá Gaddafi tấn công người biểu tình đối lập.
Giới phân tích cho rằng, tuyên bố của Lầu Năm Góc một phần được thực hiện nhằm gửi đi một thông điệp cho đại tá Gaddafi. Hiện chưa rõ liệu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có ủng hộ cho kế hoạch áp dụng vùng cấm bay tại Libya hay không.
AFP thống kê lực lượng của Mỹ đang có mặt gần nhất tại Libya gồm tàu sân bay USS Enterprise ở Biển Đỏ cùng tàu tấn công đổ bộ USS Kearsarge, với một phi đội trực thăng và 2.000 lính thuỷ quân lục chiến. Thêm vào đó là việc Mỹ có căn cứ máy bay của hải quân ở Sigonella, trên đảo miền nam Italy Sicily, chỉ cách Libya chưa đến một giờ bay.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Washington đang tính đến mọi lựa chọn khi cân nhắc cách đối phó vấn đề Libya. Bà không đề cập biện pháp quân sự nhưng nhấn mạnh, chừng nào đại tá Gaddafi còn cầm quyền ở Libya thì Mỹ còn cân nhắc các biện pháp chống lại nhà lãnh đạo này.
Tờ New York Times hôm qua cũng đưa tin các nước phương Tây đang tìm cách lập "hành lang nhân đạo" dọc các nước láng giềng với Libya như Tunisia và Ai Cập để giúp đỡ người tị nạn. Thủ tướng Anh David Cameron thì tuyên bố nước này đang phối hợp với các đồng minh để lập vùng cấm bay quân sự tại Libya.
Libya rơi vào cảnh hỗn loạn khi người biểu tình xuống đường đòi đại tá Muammar Gaddafi từ chức hai tuần trước. Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 100.000 người đã bỏ chạy khỏi nước này trong tuần qua và hàng nghìn người thiệt mạng khi chính quyền dùng quân đội trấn áp biểu tình.
Người biểu tình Libya hiện kiểm soát vùng phía đông đất nước và đang bàn lập chính phủ lâm thời để tiến tới bầu cử. Phe ủng hộ Gaddafi đang cố đẩy lui người biểu tình để giữ phần phía tây bao gồm thủ đô Tripoli. Bản thân nhà lãnh đạo này hôm qua tuyên bố ông sẽ không ra đi vì vẫn được "nhân dân bảo vệ".

Chưa có 'Gạo Vàng' trong lúc này

Gạo vàng và gạo trắng

Các nhà khoa học vẫn chưa khắc phục được một số vấn đề nhằm biến loại gạo màu trắng hiện nay thành màu vàng để có nhiều vitamin A hơn.
Gạo màu trắng vẫn là loại gạo phổ biến trên thế giới, nhưng vì nó phải qua quy trình xay sát nên mất bớt nhiều chất bổ dưỡng; do đó, những ai ăn uống theo chế độ dựa vào gạo là chính có thể không đủ vitamin A.

Mỗi năm có khoảng 250.000 đến 500.000 trẻ em bị mù vì thiếu vitamin A. Tổ chức Y tế Thế giới nói phân nửa số này chết trong vòng một năm sau khi mất thị lực, hầu hết là trẻ em châu Phi hoặc Đông Nam Á.

Các nhà khoa học đi tìm giải pháp. Họ pha loại lúa cho gạo trắng với một số hợp chất để cây lúa có thể chuyển hóa thành vitamin A. Lúa này có chất beta-carotene và các chất carotenoid khác. Vì có những chất phụ thêm, gạo trở thành màu vàng.

Các nhà khoa học cũng tưởng rằng họ có thể đem cho các nông dân nghèo giống gạo vàng này miễn phí. Nhưng vì gạo này phải qua một công đoạn cải biến về gien nên nông dân không thể áp dụng các phương pháp gây giống truyền thống.

Các nhà khoa học nghiên cứu trong 10 năm, cho đến 1990, để triển khai công nghệ thêm gien cho lúa. Mất thêm 9 năm nữa, họ mới đưa được loại gien mong muốn vào hạt giống.

Các cuộc thử nghiệm thực địa diễn ra trong năm 2004 tại trường đại học tiểu bang Louisiana của Mỹ, và hiện nay vẫn còn đang được thử nghiệm ở Philippines; do đó chưa được phổ biến cho công chúng.

Nhà nghiên cứu Ingo Potrykus hy vọng loại lúa với hai loại gien được thêm vào có thể mang ra sử dụng vào năm 2013, một gien lấy từ bắp, một lấy từ vi khuẩn trong đất.

Ông Potrykus nói sở dĩ có sự chậm trễ là vì có quá nhiều luật lệ liên quan đến các loại hoa màu được biến cải gien.

Nhiều người cho rằng hoa màu được biến cải gien có thể làm hại môi trường khi gây giống với các loại lúa trước đây. Nhiều người cho rằng thực phẩm được biến cải gien không an toàn cho sức khỏe.

Ông Potrykus nói qua các cuộc thử nghiệm, chưa bao giờ thấy gạo vàng gây nguy hại cho môi trường hoặc sức khỏe con người. Nhiều tổ chức nông nghiệp ủng hộ cuộc nghiên cứu này.

Dù vậy, những lời chỉ trích vẫn chưa dứt. Cách nay mấy tháng, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace chất vấn liệu gạo vàng có thực sự giải quyết được chuyện thiếu vitamin A không.

Họ còn nói rằng nếu áp dụng đại trà loại lúa được cải biến gien có thể sẽ làm thay đổi vĩnh viễn các giống lúa mà người châu Á đã có từ trước đến nay.


Thảm trạng tại GP Bùi Chu: Giáo xứ Giáo Lạc, nhà thờ đóng cửa, giáo dân chia rẽ sâu sắc, vì sao?





Vượt lên thời gian, gương sáng các mục tử tại Bùi Chu đã in vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân với gương các Thánh tử đạo chói ngời.
Đó là những gì trong quá khứ đã có, một quá khứ anh dũng, một quá khứ vàng son chưa phai trong tâm trí mọi tín hữu Việt Nam.
Nhưng, thời đó đã qua, trang sử đó đã gấp lại.
Bùi Chu – một vùng đất nổi tiếng khi nói đến đạo Công giáo Việt Nam như một niềm tự hào, một sức mạnh của giáo hội công giáo Việt Nam với mật độ giáo dân dày đặc và lòng sốt mến của Giáo dân luôn mạnh mẽ và kiên cường.
Lịch sử còn ghi lại những dòng đầy kiêu dũng: Bùi Chu được coi là nơi đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên ở Việt Nam. Trong số 117 vị thánh chứng nhân Việt Nam: có 26 vị sinh quán tại Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại Bùi Chu, như vậy giáo phận Bùi Chu có 44 vị thánh đại diện 514 tôi tớ Chúa và khoảng 16.500 người đã chết để làm chứng cho Chúa thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.
Vượt lên thời gian, gương sáng các mục tử tại Bùi Chu đã in vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân với gương các Thánh tử đạo chói ngời.
Đó là những gì trong quá khứ đã có, một quá khứ anh dũng, một quá khứ vàng son chưa phai trong tâm trí mọi tín hữu Việt Nam.
Nhưng, thời đó đã qua, trang sử đó đã gấp lại.
Nói đến Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm, chắc sẽ có nhiều chuyện để nói nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể nói hết. Điều dễ thấy và rõ nhất ở vị Giám mục này có thể nói vắn tắt trong một câu rằng: Đây là vị Giám mục “ngậm miệng ăn tiền” theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Nhiều thông tin đến với chúng tôi từ lâu về tình hình giáo hội tại Giáo phận có bề dày lịch sử anh dũng và mến đạo như Bùi Chu. Kể cả thái độ của Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm đối với các sự kiện xảy ra thời gian qua trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã chứng minh khá đầy đủ về nhân cách và cách hành động của vị mục tử khá đặc biệt này.
Chúng tôi cũng như bao giáo dân khác của không chỉ GP Bùi Chu, của TGP Hà Nội mà là của cả GHCGVN mong muốn Chúa sẽ dẫn dắt ngài ra khỏi nếp nghĩ, cách làm như đã làm lâu nay, không hợp lòng dân, không mang ý Chúa.
Nhưng, những hi vọng đó đã dần dần tan thành mây khói và hậu quả của đường lối cai trị thời gian qua của ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm đã để lại thật khủng khiếp cho Giáo hội.
Điển hình là câu chuyện đã và đang xảy ra tại Giáo xứ Giáo Lạc thuộc GP Bùi Chu hiện nay.
Câu chuyện bắt đầu từ một việc rất đơn giản: Cái tháp nhà thờ Giáo Lạc.
Nhà thờ Giáo Lạc tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định vốn là một ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1913, chỉ còn 2 năm nữa, ngôi Thánh đường này tròn trăm tuổi.
Bao đời nay, bao thế hệ đã góp công, góp của xây dựng lên ngôi Thánh đường này và bao thế hệ các linh hồn đã được đón nhận vào giáo hội cũng như ra đi trong vòng tay của Chúa tại đây. Ngôi nhà thờ có một tháp chính ở phía đầu nhà thờ vốn đã in sâu vào tiềm thức mỗi giáo dân từ già đến trẻ, từ kẻ ở gần cũng như người đi xa, thân thương và thơ mộng.
Năm trước, nhận thấy có những vết nứt vốn đã xuất hiện từ lâu nơi thân tháp, khiến bà con giáo dân không an lòng. Linh mục quản xứ đã đề nghị bà con đóng góp tiền của để trùng tu lại chiếc tháp này.
Nhận được lệnh đóng góp xây dựng Nhà thờ, bà con Giáo Lạc hoan hỉ vui mừng và việc đóng góp không có vấn đề gì lớn xảy ra. Chẳng bao lâu, số tiền đóng góp được chừng 800 triệu đồng. Để đóng góp được số tiền này tại vùng đồng bằng nghèo khó, là một sự hi sinh hết sức lớn lao của giáo dân tại đây.
Thế nhưng, mọi chuyện không êm ả như dự tính ban đầu.
Mọi chuyện bắt đầu phức tạp khi có tin Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ trương rằng: Xứ nào có đủ 100 triệu đồng nộp về Đức Cha, thì nhà thờ sẽ được nâng cấp lên Đền Thánh. Vậy là linh mục quản xứ Giáo Lạc mang 100 triệu đồng nộp về Tòa Giám mục như một số xứ khác để mong nhà thờ được nâng cấp thành Đền Thánh.
Thế nhưng đến cuộc họp Hội đồng Linh mục Giáo phận, nhiều ý kiến phản đối sáng kiến “bán danh hiệu Đền Thánh kiếm tiền” này  của Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm, và việc nâng lên thành Đền Thánh cho những nơi nộp đủ tiền đã không thể thực hiện.
Tạm thời chưa bàn đến việc bán danh Đền Thánh lấy tiền của ĐGM đúng hay sai còn chuyện tiền bạc của ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm không chỉ trong một trường hợp nhỏ này, mà chúng ta hãy theo dõi tiếp tình hình sau đó tại giáo xứ Giáo Lạc.
Lẽ ra, đúng phép công bằng, khi tiền đã trao mà cháo không múc thì phải trả tiền lại. Nhưng Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã ra một luật mới rất đạo đức là tiền đã nộp vào TGM rồi thì không được lấy ra.
Số tiền đóng góp xây dựng, trùng tu tháp nhà thờ bằng mồ hôi nước mắt vào một việc có ý nghĩa của giáo dân Giáo Lạc bỗng dưng bị biển thủ cách trắng trợn đã làm không ít người thắc mắc, phân vân.
Dù thắc mắc, nhưng với tấm lòng đạo đức, bà con giáo dân cũng không dám phản ứng gì vì sợ “chống cha là chống Chúa”.
Số tiền còn lại chừng 700 triệu đồng, cha xứ quyết định mời các nhà chuyên môn về để thẩm định, trong đó có cả những người quen biết của cha. Họ cho bóc hết lớp vữa trát phía ngoài để kiểm tra và sau khi kiểm tra, ý kiến chuyên môn đưa ra là có thể giữ vững được ngôi tháp bằng cách gia cố thêm.
Ý kiến này đưa ra phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân Chúa tại đây, vì ngôi tháp với cả trăm tuổi này đã ăn vào máu, thấm vào thịt của từng người đã sinh ra và lớn lên tại đó và họ muốn giữ lại hình ảnh thân thương đó.
Mặt khác, nếu đập đi, xây dựng tháp mới ngoài việc kiến trúc có phù hợp với ngôi nhà thờ trăm tuổi này hay không, thì việc đóng góp sẽ hết sức lớn lao và đổ lên đầu họ sẽ rất khó khăn.
Nhưng, riêng linh mục chính xứ thì không muốn vậy, ngài muốn đập đi để xây lại tháp mới.
Cũng từ đó, mâu thuẫn xảy ra: Giáo dân thấy không có lý do gì để đập đi xây mới, linh mục muốn xây mới chiếc tháp nhà thờ mà không nêu được lý do chính đáng. Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng.
Đến khi giáo dân không chấp nhận ý kiến mình thì linh mục bỏ về Tòa Giám mục, mặc giáo dân.
Hội đồng Giáo xứ, Ban hành giáo và linh mục không thể nhất trí với nhau thì có cấp cao hơn là Tòa Giám mục, họ đã đến TGM để nhờ Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm hòa giải và trình bày nguyện vọng giáo dân.
Nhưng, họ đã uổng công, Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm đã không nghe những ý kiến giáo dân mà ngược lại ủng hộ ý kiến chẳng giống ai của linh mục quản xứ. Đồng thời, yêu cầu giáo dân lên TGM đón linh mục trở về Giáo xứ.
Sau khi trở về linh mục quản xứ đã cách chức Ban điều hành Giáo xứ do giáo dân bầu lên, đồng thời vào tháng 8/2010 với lý do “sợ tháp nhà thờ đổ xuống chết người không ai chịu trách nhiệm”, linh mục đã cho đóng cửa nhà thờ lại và không dâng lễ tại đó.
Việc dâng lễ được chuyển sang một  chiếc lán tạm bằng bạt chỉ chứa được một ít người và nơi làm lễ.
Kể từ đó, bất kể mưa, nắng, gió rét tái tê hay mưa dầm gió bấc, các ông già, bà lão và trẻ em, phụ nữ đã phải dãi dầm mưa nắng mỗi khi tham dự Thánh lễ.
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, trong những ngày mưa tháng gió rét cắt da bởi trận rét đậm rét hại ở miền Bắc như vừa qua, một linh mục nỡ đứng trong lán khô ráo, ấm cúng nhìn những bà già, trẻ em dầm chân trong nước lạnh để dự lễ trong khi nhà thờ bỏ không.
Người ta cho rằng, linh mục cố tình làm như thế để hành giáo dân mặc cho chúng mày khổ sở đến biết cái “tội chống cha” đến khi nào phải tuân phục đồng ý với cha xứ đập tháp cũ, xây tháp mới thì mới được.
Mặt khác, linh mục quản xứ Giáo Lạc tổ chức một số cuộc họp theo kiểu cộng sản thường làm là ép buộc mọi người ký tên “vâng phục ý kiến của cha xứ”. Nếu ai không ký thì bị tuyệt thông, tất cả các nghi thức từ hôn phối, rửa tội cho con đến cả việc làm phép xức dầu cũng bị từ chối.
Trước tình hình đó, nội bộ giáo xứ bắt đầu chia rẽ ra nhiều nhóm khác nhau. Một số người có hiểu biết nhất định không đồng ý phá tháp cũ, một số các bà già, phụ nữ do khổ sở quá sức và sức ép dư luận theo thói “đạo làng” thì sợ hãi và mong muốn cho mọi chuyện êm đẹp.
Từ chia rẽ trong cộng đồng giáo dân, sự chia rẽ được linh mục chuyển về cho từng gia đình, từng người trong họ hàng, thân tộc… Kết quả là cả xứ đạo vốn đạo đức, đoàn kết đã bị phân rẽ sâu sắc mà bà con giáo dân, những người đạo đức không biết kêu ai.
Nhiều người sau khi đã đến tận TGM không được bênh vực dù họ có lẽ phải, đã đến kêu báo chí. Tiếc thay họ đã trao nhầm niềm tin cho sói dữ là nhờ tờ “Công giáo dân tộc” hoặc “người Công giáo Việt Nam” và tất cả đều đã im lặng.
Nhận được tin này, nhiều người đã chua chát nghĩ rằng, có thể đó cũng là do tư duy giáo dân tại giáo phận Bùi Chu này, nơi mà cái ung nhọt Ủy Ban Đoàn kết đang được ĐGM dung dưỡng và ngang nhiên tồn tại, hoành hành nên không biết rằng những cái Ủy ban đó, chỉ là bùa phép cộng sản trá hình để chống phá Giáo hội.
Họ không biết rằng những tờ báo, những cái ủy ban của Cộng sản đó nếu biết tình hình này, sẽ đương nhiên ngồi rung đùi mà rằng: “Cứ thế, cứ thế mà làm đi các giáo dân của chúng ta, chính sách của Đảng đã sắp thắng lợi vang dội tại đây”.
Đã 7 tháng, nhà thờ Giáo Lạc đóng cửa, giáo dân chia rẽ, Đức GM Giáo phận nhận tiền  không nâng được nhà thờ lên Đền Thánh rồi cũng không trả lại giáo dân, linh mục hành giáo dân theo não trạng giáo sĩ trị… tất cả nói lên thảm trạng của không chỉ một Giáo xứ tại Giáo phận Bùi Chu.
Trước thảm trạng này, giáo dân biết làm sao bây giờ?

Hương hoa lài” khích lệ tiếng nói đối kháng

000_Nic533251-250.jpg000_Par3759035.-250.jpg

Trong tuần qua, tại Việt Nam xuất hiện một số kêu gọi ngươì dân đứng lên đòi hỏi những quyền cuả họ như dân chúng ở tại Bắc Phi, Trung Đông.
Lời kêu gọi được các nhân vật đối kháng trong nước soạn thảo. Trước làn sóng đó, chính phủ Việt Nam đã có hành động ngăn chặn.

Giới độc tài lo ngại

Phong trào dân chúng đòi hỏi cải tổ chính trị ở các nước Bắc Phi và Trung Đông bắt đầu từ giữa tháng 12 tiếp tục diễn tiến sôi động sau khi tổng thống Tunisia và Ai Cập phải ra đi theo như yêu cầu cuả ngươì biểu tình. Hẳn nhiên những nhà cầm quyền độc tài đều phải lo ngại phong trào dân chủ như thế sẽ tạo nên thành một hiệu ứng đô mi nô lan tỏa đến đất nước họ. Trong thực tế, tinh thần cách mạng từ Bắc Phi và Trung Đông, cũng đã lan tới Trung Quốc và Việt Nam, qua những kệu gọi được phổ biến qua mạng Internet.
Thứ Hai tuần trước (ngày 21 tháng 2) khối 8406 đã công bố trên mạng một Bản Tuyên bố kêu gọi mọi người xuống đường đấu tranh cho tự do dân chủ.
Theo LM Phan Văn Lợi, thuộc Ban Đại diện của khối 8406, một trong những lý do của lời kêu gọi này là hy vọng dân chủ cho Việt Nam đang lóe lên. Ông nói:
“Các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông đã thổi một luồng gió tới những nước đang bị ách độc tài, nhất là độc tài cộng sản. Sự thành công của dân chúng ở đó lật đổ các chế độ độc tài mà so với VN còn thua kém, thì chính những thành công đó đã làm cho người dân VN rất phấn khởi và đầy hy vọng”.
Bản Tuyên bố này được bao gồm 5 điểm nhận định tình hình dân chủ và 6 điểm kêu gọi, được các trang mạng trong và ngoài nước truyền đi. Trong 6 điểm kêu gọi của Bản Tuyên bố, khối 8406 kêu gọi toàn thể các tầng lớp trong xã hội bao gồm giới trẻ, trí thức, tôn giáo, dân sự và người Việt tại hải ngoại. Đặc biệt hơn, Bản Tuyên bố còn kêu gọi lực lượng công an, quân đội và đảng viên đứng về phía người dân.
Bản Tuyên bố có đoạn:
“Lực lượng công an và quân đội hãy trở về với nghĩa vụ giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, vốn đã sinh ra và nuôi nấng mình. Hãy ý thức rằng “an ninh xã hội và ổn định đất nước không phát xuất từ sự đàn áp của dùi cui và họng súng theo lệnh lãnh đạo độc tài, nhưng từ sự đồng thuận và góp sức của mọi công dân trong tự do”.
Và:
“Các đảng viên Cộng sản nói chung, Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành trung ương Cộng sản nói riêng hãy sớm trả lại cho nhân dân những gì thuộc về nhân dân: những tài sản tinh thần (các nhân quyền và dân quyền) cũng như các tài sản vật chất (tài nguyên quốc gia, đất đai tư hữu…)”.


Một thành viên Ban Đại diện khác, kỹ sư Đỗ Nam Hải cũng nói thêm về Bản Tuyên bố này:
“Tuy nhiên Khối 8406, và nói chung những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, đều tin tưởng rằng Tunisia, Ai Cập hôm nay chính là Việt Nam ngày mai. Điều đó sẽ đến,thời cơ dân chủ sẽ đến với dân tộc Việt Nam vì đấy là quy luật, là nội dung của thời đại”.
Có thể thấy, Bản Tuyên bố cuả mang hơi hướm của Văn bản hiệu triệu Cách Mạng hoa Lài Trung Quốc ra đời chỉ vài ngày trước đó, kêu gọi mọi thành phần trong xã hội tham gia biểu tình, vì thành phần nào cũng cần cơm ăn áo mặc và “có trách nhiệm với tương lai vì con cháu sau này”.

Kêu gọi toàn dân cứu nước

Mới đây nhất ngày 25 tháng 2, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản cũng đã cho phổ biến “Lời kêu gọi toàn dân xuống đường để cứu nước”. Trong đó, ông kêu gọi mọi tầng lớp đứng thẳng lên để giành ấm no, tự do và có thể bảo vệ tổ quốc. Lời kêu gọi có đoạn:
Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động”.

Sau khi lời kêu gọi này được công bố và truyền đi trên mạng, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế còn cho đăng một bài báo trên tờ Washington Post. Qua đó, ông nhận định tình hình cuộc cách mạng ở xứ Bắc Phi  và Trung Đông, đồng thời nên lên trường hợp Tùy viên chính trị tòa đại sứ Hoa Kỳ Christian Marchant bị công an Việt Nam đối xử thô bạo và kêu gọi người dân nắm bắt cơ hội thay đổi chế độ hiện thời.
Vào chiều ngày 26 tháng 2, bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị cơ quan an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh đến nhà lục soát và sau đó mời ông đến trụ sở Công an Quận 5 làm việc. Truyền thông trong nước, vào chiều Chủ Nhật 27 tháng 2 đồng loạt loan tin bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt tạm giam vì theo lời cuả đại diện cơ quan an ninh có dấu hiệu lật đổ chính quyền.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến đồng thời là người thân của BS Nguyễn Đan Quế cho biết:
“Chúng tôi nhận được tin chính xác từ trưa thứ bảy 26 tháng hai, công an đã đến bao vây nhà BS Quế và sau đó chừng 20 người xông vào nhà lục soát, lấy đi điện thoại cầm tay và máy computer”.
Trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán, một số người công khai lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam lâu nay cũng phải làm việc với cơ quan chức năng.
Luật sư Lê Trần Luật bị công an “mời” lên “làm việc” nhưng không thành. Đến tối thứ 2 tuần trước, luật sư này bị công an vào nhà tịch thu máy tính và bắt đi làm việc. Ông nói:
“Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe rồi chở thẳng tôi về công an phường 28 quận Bình Thạnh. Tại đây khi họ thấy tôi quá mệt thì họ cho xe chở tôi về lại nhà”


Cứ như thế, trong vòng 1 tuần, luật sư Lê Trần Luật đã bị mời đi “làm việc” vài lần.
Một nhân vật bất đồng chính kiến khác, cựu tù nhân chính trị luật sư Nguyễn Bắc Truyền cũng bị công an mời lên làm việc và yêu cầu xét hộ khẩu vào ban đêm. Tuần qua, ông đã có 3 buổi làm việc với an ninh xoay quanh các bài viết của ông trên Internet và các tổ chức chính trị mà ông tham gia.
Trong khi đó, sáng ngày 25 tháng 2 nhà báo tự do Tạ Phong Tần cũng bị một nhóm công an gồm 6 người bắt về trụ sở công an phường nhốt đến chiều.
Báo Công an Nhân dân cho biết vào sáng ngày 23 tháng 2 vừa rồi, Cơ quan Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành một cuộc diễn tập chống biểu tình. Tình huống giả định được nêu ra là có hằng trăm dân kéo nhau đến biểu tình trước Uỷ Ban Nhân dân tỉnh. Lực lượng công an diễn tập lên đến 500 người, có sự hổ trợ cuả các tổ chức quần chúng và cả những vị chức sắc tôn giáo. Tình huống giả định cho rằng có một số người dân nghe lời giải thích giải tán ra về, còn chừng 10 người không nghe nên   công an đã dùng  xe vòi rồng phun nước vào đám đông, quăng trái nổ khói và bắt một số người phẫn nộ mà công an cho là “quá khích”.
Lâu nay, tại Việt Nam những cuộc tập trung khiếu kiện đông ngươì đều đã bị chính quyền giải tán bằng bạo lực. Dù nay chưa xuất hiện những cuộc xuống đường đông đảo như lời kêu gọi, nhưng cơ quan chức năng đã có chỉ dấu phòng ngừa.
Phong trào dân chủ tại Việt Nam như đang có thêm lửa từ cuộc cách mạng hoa lài. Tuy nhiên, cách mạng không phải lúc nào cũng dễ dàng và đôi khi phải đổi bằng tù tội và mạng sống con người.

Việt Nam đầu tư chệch hướng?

nongnghiep1-250.jpg

Việt Nam lãng phí quá nhiều vốn vào các ngành công nghiệp không thực sự hiệu quả như đóng tàu, lắp ráp ô tô thay vì đầu tư vào lãnh vực thế mạnh quốc gia như nông nghiệp.

Đầu tư vào công nghiệp ...

Sau hơn hai thập niên đổi mới và trở thành nước có thu nhập trung bình ở mức thấp, các nhà kinh tế nhận thức rằng Nhà nước Việt Nam đã chú tâm phát triển những ngành không dựa vào thế mạnh quốc gia, thí dụ như công nghiệp tàu thủy, sản xuất ô tô. Sự chệch hướng này lãng phí hàng chục tỷ USD, trong khi nông nghiệp được đầu tư rất ít nếu không muốn nói là bị lãng quên.
Thật là nghịch lý nếu nhìn vào thành quả, nông thủy sản xuất khẩu đã chống đỡ cho nền kinh tế trong những giai đoạn ngặt nghèo nhất của cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Qua những cách nói khác nhau nhưng các nhà khoa học chuyên gia kinh tế đều cho thấy Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh tế một lần nữa, trong giai đoạn hội nhập sâu với thế giới. Những nhận định thẳng thắn đã được đưa ra trong cuộc hội thảo khoa học “Tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” được tổ chức hôm 26/2 tại TP.HCM.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đạt Chí, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nhận định rằng, 20 năm trước trong chủ trương đổi mới các nhà hoạch định chính sách không thể tiên đoán đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm thành công, lại có thể đủ nuôi toàn bộ nền kinh tế. Lúc đó Việt Nam trong bối cảnh kinh tế bao cấp, muốn phát triển nhanh nên đã tập trung nguồn lực vào khai thác các nguồn tài nguyên như khoáng sản, rừng, thủy hải sản để có phương tiện phát triển công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa để lại hậu quả là Việt Nam bị thâm hụt cán cân thương mại liên tục, 10 năm trước đã có ý kiến phải tái cấu trúc nền kinh tế nhưng đã không được chú ý. TS Lê Đạt Chí tiếp lời:Đảng và Nhà nước mong muốn bằng mọi cách phải phát triển nhanh nâng mức thu nhập trên đầu người, cho nên tất cả đã tập trung vào phát triển công nghiệp. Lúc này quá trình phát triển đẩy mạnh vào lãnh vực bất động sản, khi mất cân đối về ngoại tệ thì càng đẩy mạnh vì dòng vốn chảy vào bất động sản ở thị trường thực sự rất mạnh.
Đấy là những thành quả có thể đạt được, tuy nhiên nó để lại hậu quả rất lớn là ngành mũi nhọn của nền kinh tế bị chênh vênh. Ngành mũi nhọn lâu nay có là nông nghiệp đã không được chú ý đầu tư, thậm chí phát triển nhanh quá đã không để ý đến nguồn lợi về mặt dài hạn. Ngày hôm nay trước những vấn đề an ninh lương thực, giá lương thực không ngừng gia tăng, người ta mới nhìn nhận lại về lãnh vực thế mạnh mà Việt Nam bỏ sót hơn hai mươi năm nay.”

... khi có ưu thế về nông nghiệp
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình Fullbright Việt Nam đặt câu hỏi là tại sao Việt Nam lại chọn đầu tư sản xuất ô tô, đóng tàu trong khi 70% dân số làm nông nghiệp và hiện nay Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và các mặt hàng gia dụng. 

Ý kiến chung của các chuyên gia kinh tế trong cuộc hội thảo về tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đều xoáy vào một điểm là phải có chính sách để tạo ngay các giá trị gia tăng bằng công nghệ chế biến cho nông sản như các mặt hàng gạo, cà phê, tiêu, chè, cao su.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Lo lắng của các nhà khoa học là hoàn toàn chính xác, thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp nhưng đã không tận dụng được ưu thế đó, nông sản toàn xuất thô, khâu chế biến rất yếu. Thí dụ xuất khẩu gạo lấy bốn năm trăm USD/tấn, rẻ vì không có thương hiệu, hoặc chế biến để có nhiều giá trị gia tăng hơn, thí dụ tinh bột…
Cho nên qua hội nghị này các nhà khoa học nói rất đúng, nếu nói về công nghiệp thì hiện nay là trên tinh thần gia công, sản xuất ô tô là lắp rắp, chính những cái này không mang hiệu quả cho nền kinh tế, vì vậy sắp tới đây sẽ có một chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ quan tâm hơn về khâu chế biến.”
TS Lê Văn Bảnh thêm rằng, sẽ phải có thay đổi trong cơ cấu đầu tư bởi vì nông nghiệp đóng góp 20% GDP trong khi đầu tư của toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ khoảng 5%-6% tổng đầu tư. Đối với lúa gạo, TS Bảnh cho rằng cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ sau thu hoạch, kho chứa, nhà máy xay xát, riêng trong sản xuất phải liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) để sản xuất tập trung theo hợp đồng, nâng cao giá trị hạt gạo, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân.
Nhìn nhận là phải thay đổi tư duy kinh tế, chú tâm vào lãnh vực thế mạnh thí dụ như nông nghiệp. Nhưng các nhà khoa học băn khoăn là Việt Nam nên thay đổi tư duy từ người dân, doanh nghiệp lên tới Nhà nước tức là từ dưới lên hay từ trên xuống. Theo Pháp Luật TPHCM Online, PGS-TS Nguyễn Văn Luân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế-Luật Viện Đại học Quốc gia TP.HCM đã dẫn ví dụ về sự thay đổi tư duy kinh tế ở Trung Quốc bắt đầu từ lãnh đạo lan tỏa đi xuống.                         

Giá cước vận tải chạy theo giá xăng dầu

rfa250.jpg

Dịch vụ vận tải là ngành chịu tác động trước tiên của đợt tăng giá xăng dầu kỷ lục mới đây.
Truyền thông trong nước cho biết sắp tới cước phí vận tải dự trù tăng từ 10% đến 15% đối với tuyến đường dài, tuyến đường ngắn sẽ tăng 20%.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp Hội Vận Tải Ô Tô Việt Nam cho biết, xăng dầu chiếm từ 40% tới 60% tổng giá thành dịch vụ vận tải, vì thế sau đợt tăng giá các loại nhiên liệu mới đây, giá cước vận tải sẽ tăng ít nhất là 10%, nếu tính luôn cả những chi phí gián tiếp như giá điện, lãi suất ngân hàng, thì giá thành cước vận tải sẽ tăng khoảng 15%.
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp Hội Taxi Hà Nội cũng nói với báo chí là một số doanh nghiệp taxi cả nước đang tính toán lại chi phí để đưa ra quyết định tăng giá cước trong vài ngày tới. Các công ty taxi dự kiến mức tăng khoảng 10% tức là trên dưới 1000 đồng mỗi km.
Vấn đề tăng giá cước vận tải rõ ràng là chuyện không thể tránh được khi mà nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển là xăng dầu tăng giá ở mức kỷ lục như vừa qua. Các công ty quản lý bến xe sẽ hoàn tất những thủ tục, sau đó sẽ chính thức thông báo quyết định tăng giá vé xe khách. Giá mới sẽ được công khai niêm yết tại các bến xe.
Giá xăng dầu tăng buộc cước vận tải tăng theo là điều khiến giới vận chuyển hết sức băn khoăn. Ông Đạt, một tài xế taxi tại Saigon cho biết về tác động của đợt tăng giá xăng dầu hồi cuối tuần rồi:
Xăng mới tăng gần 3 ngàn, một lít, vật giá cũng nhón lên chút xíu, việc chạy xe thì mình cũng phải tăng giá lên, rồi người ta cũng hạn chế đi taxi. Xăng tăng giá cũng không đáng kể, mình nghĩ là tăng 3000 một lít, chạy 100 cây số, mình mất đi khoảng mấy chục ngàn, cho nên mình cũng không dám tăng giá cao quá.”


Xăng dầu tăng giá cũng kiến giá tour du lịch lữ hành nhích lên cao, hiện nay ở Việt Nam đang là mùa hành hương đầu năm mới âm lịch nên giá tour nội địa sắp tăng 10%, tức là tăng ít nhất 100 ngàn đồng, mỗi người. Các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng đều tăng 10%.
Tuy nhiên việc tăng giá các tour du lịch cũng không dễ thực hiện vào thời điểm này. Ông Hoài, một hướng dẫn viên công ty du lịch lữ hành ở Hà Nội giải thích:
“Có một số công ty du lịch, họ vẫn phải giữ giá cũ, vì họ đã gởi thư mời, thư ngỏ về những chương trình bao giá, áp dụng từ ngày này đến ngày kia, ví dụ như từ ngày mồng một tháng một đến ngày 30 tháng tư, mồng một tháng 5 chẳn hạn, đã gửi đi rồi thì vẫn phải thực hiện đúng theo chương trình ấy. Khi làm mail gởi đi thì đã làm trước rất lâu rồi, giá được tính cả năm trước nên không thể thay đổi.
Các chương trình mới thì thường cũng đã tăng từ 10% đến 15%, vì tất cả các dịch vụ như thuê ô tô, dịch vụ đưa đón, ăn nghỉ, rồi xăng dầu, điện đều tăng giá. Hiện tại lương cán bộ, công nhân viên, vẫn giữ mức trung hòa, đến tháng 5 này mới rục rịch tăng lên 850 nghìn đồng, mức lương cơ bản tối thiểu hiện vẫn là 730 nghìn đồng. Khi mà tất cả sinh hoạt đều tăng thì nhu cầu đi du lịch của người dân Việt sẽ bị hạn chế và ngành du lịch sẽ gặp khó khăn.”
Giải thích lý do của đợt điều chỉnh giá xăng dầu hôm thứ 5 vừa qua, Bộ Tài chánh cho biết, trong năm 2010, giá xăng dầu thế giới tăng trên 28%, lẽ ra xăng phải tăng giá tới gần 6500 đồng một lít, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước được bình ổn nhờ các biện pháp cắt giảm thuế liên tiếp 6 lần. Bộ trưởng Tài chánh Vũ Văn Ninh tuyên bố với báo chí rằng, tăng giá điện, xăng dầu như vậy, nhà nước vẫn lỗ.
Đối với nhiều người dân, chuyện lỗ lã của chính phủ khá xa vời, bởi họ không hiểu hết thấu các qui luật vận hành của nền kinh tế. Trách nhiệm điều hành thuộc các nhà quản lý xã hội, người dân chỉ mong sao những biện pháp của cơ quan chức năng có hiệu quả để cuộc sống người dân không bị thường xuyên tác động bởi những đợt giá tăng bất thường như lâu nay.

Những tác động của tăng giá xăng dầu đến xã hội

Việc tăng giá xăng dầu với biên độ lớn được xem là mức tăng giá xăng dầu cao nhất trong lịch sử ngành sản xuất và cung cấp nhiên liệu tại Việt Nam.

VIETNAM_US_WAR_ANNIVERSA_200.jpg

Tăng đến 20%

Giá xăng A92 tăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng. Mức tăng giá 20% này sẽ có những tác động ra sao đến xã hội Việt Nam trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Mấy tháng trở lại đây, báo chí trong nước liên tục đưa tin, giá xăng dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, nên hiện tượng buôn lậu xảy ra triền miên. Đồng thời, cho đến giữa tháng 1/2011, quỹ bình ổn xăng dầu của Việt Nam lại bị gánh thêm 600 đồng cho mỗi lít dầu diesel nhập khẩu, chi tiêu từ quỹ bình ổn đã cạn kiệt với hơn 6.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.
Bên cạnh đó, các mức thuế nhập khẩu ưu đãi cho xăng dầu cũng xuống đến mức thấp kỷ lục 0%. Và nhất là đồng bạc lại bị phá giá hơn 9% cách đây ít ngày, thì việc tăng giá xăng dầu là điều khó tránh khỏi cho một đất nước nhập khẩu đến 70% sản lượng xăng dầu tiêu dùng nội địa như Việt Nam.
Tuy nhiên, điều mà dư luận bất ngờ là biên độ tăng giá xăng dầu lần này quá lớn, lên đến 20% so với mức giá cũ.
Mức tăng giá lớn lần này khiến các doanh nghiệp và người dân không có thời gian chuẩn bị và điều chỉnh lại hành vi sử dụng xăng dầu, do vậy sẽ ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.
Theo bài phân tích “Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: Một số phân tích định lượng ban đầu” của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trường ĐH Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hồi năm 2008, thì thường xăng dầu tăng giá sẽ tác động đến xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Về mặt ngắn hạn, bao hàm những yếu tố tiêu cực dễ nhận thấy như: tâm lý tiêu dùng của người dân xáo trộn, sức ép tăng giá lên những mặt hàng có liên quan đến sử dụng xăng dầu, gây sốc trên thị trường chứng khoán, bất lợi cho khu vực kinh doanh khi yếu tố đầu vào tăng giá và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Tuy nhiên, về mặt dài hạn, thì tăng giá xăng dầu xem ra lại có những biểu hiện tích cực, cụ thể là giảm sức ép của thâm hụt ngân sách do thuế khoá hoặc vay nợ nước ngoài, hạn chế buôn lậu xăng dầu qua biên giới, ngăn ngừa đầu cơ xăng dầu trục lợi, và tránh được những méo mó trên thị trường do các hình thức trợ cấp (chẳng hạn, quỹ bình ổn) tạo nên. Ngoài ra, giá xăng dầu tăng hơn sẽ khiến các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi kinh tế của mình theo hướng tiết kiệm và sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn.
Vấn đề xăng dầu ảnh hưởng đến chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) được các nhà kinh tế phân tích khá kỹ. Theo đó, xăng dầu có “quyền số” 2% trong tổng thể giá hàng tính CPI. Nghĩa là mức tăng giá xăng dầu kỳ này của Việt Nam 20% thì sẽ tác động trực tiếp đến CPI: 20% nhân với 2% là khoảng 0.4%.

Ảnh hưởng nhiều đến xã hội
Còn ở góc độ xăng dầu ảnh hưởng đến chi tiêu các hộ gia đình, thì phân tích này cho biết, xăng dầu chiếm khoảng gần 2.5% chi tiêu của các hộ gia đình. Như vậy, khi xăng dầu tăng giá 20%, đồng nghĩa, ngân sách chi tiêu thực của người dân nói chung giảm đi khoảng 0.5%. Nói một cách nôm na, với mức tăng xăng dầu lần này, mọi người dân Việt Nam thấy nghèo đi khoảng 0.5%.

Cũng có khá nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao những chuyện bảo hộ cho xăng dầu diễn ra quá lâu, tạo sức ép cho ngân sách quốc gia, nạn buôn lậu xăng dầu xảy ra triền miên, cũng như những nghi ngờ về tiêu cực xung quanh việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu vẫn tái diễn.
Những câu trả lời này được khẳng định qua kết luận của Bộ Tài chính. Bộ này cho biết Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex) sử dụng sai mục đích quỹ bình ổn xăng dầu 1.200 tỷ đồng để bù lỗ kinh doanh xăng dầu chứ không phải để ổn định giá. Đồng thời, sau 6 lần điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 0%. Chính phủ hỗ trợ thuế hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó, thất thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu của riêng năm ngoái lên đến 7.000 tỷ đồng. Vì vậy, nạn buôn lậu xăng dầu hoành hành do giá xăng dầu Việt Nam được bảo hộ thấp hơn nhiều so với khu vực. Điều này, được báo chí trong nước ví von là “Việt Nam trợ giá xăng dầu cho cả Đông Dương”.
Những méo mó và tiêu cực trên hẳn có thể được giảm thiểu nếu như Chính phủ để giá cả xăng dầu đi theo quy luật cung cầu của thị trường. PGS, TS Ngô Trí Long (nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả) trong bài phỏng vấn với đài chúng tôi cho biết:
“Theo quan điểm của tôi, trong bối cảnh giá xăng dầu như thế này, chứng tỏ sự điều hành của các cơ quan chức năng hoàn toàn chưa thích ứng với cơ chế giá thị trường. Đáng lý anh muốn điều hành theo cơ chế giá thị trường, anh phải điều hoà nhịp nhàng khi lên khi xuống với giá thị trường, nhưng để cả một quá trình rất lâu dài, dồn nén rất lớn, tạo ra một sự điều chỉnh tăng quá lớn chắc chắn tác động đến các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng rất lớn.”

Chính phủ phải làm gì?
Câu hỏi đặt ra cho nhiều nhà hoạch định chính sách là liệu mức giá mới điều chỉnh lên 2.900 đồng/lít xăng A92 có phải là mức hợp lý và liệu sẽ có thêm những mức điều chỉnh khác nữa không? Bài báo “Tính đủ, giá xăng sẽ còn “sốc” hơn nữa” đăng trên vef.vn, nhận định “mức điều chỉnh mới của các mặt hàng này vẫn còn thấp xa với giá đáng lẽ phải tăng. Các mức giá có thể lên gấp đôi, gấp ba mức vừa áp dụng hôm 24/2, ngoại trừ dầu ma dút, các mặt hàng xăng dầu sẽ đều trên 20.000 đồng/ lít”

Bài báo cũng cho biết, với mức điều chỉnh vừa qua, giá xăng Việt Nam vẫn thấp hơn giá xăng các nước trong khu vực, chẳng hạn, thấp hơn giá xăng của Lào hơn 5.000 đồng/lít, thấp hơn giá ở Campuchia hơn 4.000 đồng/lít và của Trung Quốc hơn 3.000 đồng/lít.
Như vậy, với mức giá như hiện nay, thì hiện tượng buôn lậu xăng dầu chắc chắn sẽ vẫn còn tái diễn, nhiều nhất là ở các tỉnh giáp ranh với Campuchia như: An Giang, Long An, Đồng Tháp.
Hiện nay, tình hình xăng dầu thế giới được đánh giá là phức tạp, khó lường. Giá xăng dầu thế giới năm qua tăng gần 30% so với giá bình quân năm 2009. Bộ Tài chính nhận xét sẽ có khả năng mất cân đối cung cầu dầu mỏ trên toàn cầu ở mức độ nhất định trong năm nay.
Với những diễn biến như vậy, ngành dầu khí Việt Nam cần phải làm gì để tránh những rủi ro về biến động giá cả khi mà cả 2 biện pháp thuế suất và quỹ bình ổn đã được tận dụng một cách tối đa mà vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo lời T.S Vũ Thị Minh Hằng, trưởng Khoa Tài chính Nhà Nước, Đại học Kinh tế TPHCM:
“Tổng Công ty xăng dầu phải hoạt động theo cơ chế thị trường, phải tham gia vào thị trường thế giới như là một số các mặt hàng khác, tức là nó phải tham gia các công cụ phát sinh của nó trong việc ký kết các hợp đồng có kỳ hạn, các hợp đồng giao sau mua bán trên thị trường nguyên liệu, để góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro của tỷ giá biến động, phòng ngừa rủi ro của giá xăng dầu.”
Việc điều chỉnh giá cả xăng dầu lần này là việc buộc phải làm, vừa chống thất thoát cho Chính phủ các khoản thu thuế, đồng thời vừa khiến giá cả xăng dầu Việt Nam lên ngang bằng hơn so với giá của khu vực. Điều quan trọng là hiện nay, Chính phủ phải cân đối mức tăng xăng dầu cũng như mức tăng điện sao cho hợp lý để nhằm đảm bảo kiềm chế lạm phát, mục tiêu lớn nhất mà các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam đặt ra.

Nam California có tổng giám mục mới

LOS ANGELES - Tân Tổng Giám Mục Jose Gomez (trái) và vị tiền nhiệm, Hồng Y Roger Mahony, cho giáo dân rước lễ trong Thánh lễ bàn giao tại nhà thờ chánh tòa Los Angeles. Tổng giáo phận Los Angeles bao gồm quận hạt Los Angeles, Ventura, Santa Barbara, nhưng vị tổng giám mục tại đây cũng đứng đầu giáo tỉnh Los Angeles, có địa giới lên tới miền Trung tiểu bang California và xuống tới biên giới Mexico, bao gồm các giáo phận Fresno, Monterey, Orange (Quận Cam), San Bernardino và San Diego. (Hình: Wally Skalij - Pool/Getty Images)

Hoa Kỳ can thiệp cho ông Nguyễn Đan Quế

Nhà đối kháng Nguyễn Đan Quế đã được tạm thả, 24 tiếng sau khi công an Việt Nam họp báo về việc bắt ông.
Bác sĩ Quế bị bắt ngày 26/02 với cáo buộc "có dấu hiệu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Nhưng sau sức ép của chính phủ Mỹ, ông được thả vào chiều Chủ nhật 27/02 mặc dù sẽ phải có các buổi "làm việc" với công an.
Bào huynh của ông, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản tại Mỹ, nói với BBC rằng Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã can thiệp.
"Tòa đại sứ Mỹ nhận được tin thì đã can thiệp và sau đó cho chúng tôi biết họ đã gặp giới chức Việt Nam và nói đây là việc làm dại dột."
Viên chức phụ trách chính trị tại Sứ quán Mỹ, Michael Orona, được nói là đã gặp nhà chức trách Việt Nam hai lần vào dịp cuối tuần trước khi bác sĩ Quế được thả.
Theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, công an Việt Nam cho em trai ông biết có hai lý do họ bắt giữ ông: "Thứ nhất vì bác sĩ Quế đưa ra lời kêu gọi biểu tình bất bạo động. Họ hỏi bác sĩ có xác nhận đó là thư của mình không, thì bác sĩ nói là đúng."
Lý do thứ hai, theo ông Quân, là vì bài bình luận của bác sĩ Quế được tờ Washington Post đăng đúng vào hôm ông bị bắt.
Trong bài này, ông Quế kết luận: "Nếu Washington đang nhắm Việt Nam như một đối tác lâu dài cho hòa bình và ổn định khu vực, Hoa Kỳ sẽ nên công khai thừa nhận rằng chỉ một Việt Nam tự do và dân chủ mới có thể đem lại điều đó."
Ông Nguyễn Quốc Quân cho biết thêm rằng công an đã thu giữ nhiều tài liệu của em ông trên máy tính cá nhân, kể cả nhiều cuộc trao đổi đã được xóa cũng vẫn được công an tìm lại.
Ông Quân nói: "Công an nói có 60.000 trang hồ sơ về bác sĩ Quế, và bác sĩ sẽ phải làm việc với họ để xác nhận từng tờ một."
Nếu điều này là đúng, nó có nghĩa rằng nhà bất đồng chính kiến từng ba lần bị tù giam sẽ còn nhiều ngày phải gặp cơ quan công an, mà hôm đầu tiên là ngày hôm nay 28/02.

Tiền đồng tăng giá

Hãng tin Bloomberg loan tin tiền đồng đã tăng giá so với đồng đôla trong các vụ đổi tiền tại các tiệm vàng, dựa trên những tin đồn rằng kho dự trữ ngoại tệ của nhà nước sẽ tăng sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho các công ty quốc doanh không được tích trữ đôla Mỹ.

Hãng tin tài chính Bloomberg trích lời ông Marc D Jandji, đứng đầu ban nghiên cứu tại Viet Capital Securities nói rằng trên thị trường hối đoái, người ta đã cảm thấy an tâm hơn trước vì tin rằng kho dự trữ ngoại tệ sẽ tăng, một khi các công ty bán đôla cho ngân hàng nhà nước.

Trên các thị trường chợ đen, 1 đôla đổi được từ 21,900 đến 21,960 đồng vào lúc 3 giờ chiều tại các tiệm vàng ở Hà Nội, so với từ 21,960 tới 22,080 đồng hôm 25 tháng Hai, dựa trên các số liệu do Bộ Bửu Chính Viễn Thông Việt Nam thu thập.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 20,673 đồng, so với 20,683 đồng hôm 25 tháng Hai. Biên độ dao động cho phép là cộng-trừ 1%.

Hãng tin Reuters nói rằng lạm phát có phần chắc sẽ vẫn tiếp tục cao, trong khi Ngân Hàng Nhà Nước cứu xét việc siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Reuters trích lời một cố vấn cấp cao của chính phủ Việt Nam nói rằng, có khả năng Việt Nam sẽ nâng cao mức dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Việt Nam.

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã nâng 2 lãi suất chủ yếu trong tháng này như một phần nằm trong một kế hoạch tiền tệ và tài chính toàn diện để giảm áp lực đối với giá cả, tuy nhiên trong bối cảnh lãi xuất cho vay lên tới gần 20%, các nhà kinh tế nói sẽ khó có thể tăng cao lãi xuất lên cao hơn nữa.

Hãng tin Reuters trích lời ông Cao Sỹ Kiếm, cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và là thành viên của Hội đồng Cố Vấn Chính Sách Tiền Tệ của chính phủ, nói rằng việc hợp lý nên làm bây giờ là duy trì lãi xuất tương đối ổn định.

Ông Kiếm khẳng định rằng giới hữu trách Việt Nam đang cứu xét nhiều biện pháp hướng tới nỗ lực này.

Tuy nhiên, ông Kiếm khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất cứ bước hành động nào, ngân hàng trung ương cần nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh khoản và mức dự trữ hiện tại trong các ngân hàng Việt Nam.

Các giới chức cao cấp khác, như Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài Chính Tiền Tệ Quốc Gia và Phó Chủ tịch Ủy ban, ông Lê Xuân Nghĩa, cũng kêu gọi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nên tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.

Hôm thứ Năm tuần trước, chính phủ Việt Nam công bố một loạt biện pháp để giải quyết tình hình mà Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng mô tả là cấp bách, nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định hóa kinh tế vĩ mô.

Mức lạm phát tại Việt Nam được coi là cao nhất trong khu vực, với tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng Hai lên cao kỷ lục, tới 12,31%.

Sau khi chính phủ loan báo kế hoạch tái cân bằng kinh tế vĩ mô, Ngân Hàng Nhà Nước tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh động và tập trung vào việc sử dụng một số công cụ chính, kể cả nâng cao dự trữ bắt buộc.

Hoa Kỳ ủng hộ chuyện điều tra nhân quyền tại Iran

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra nhân quyền tại Iran và yêu cầu Iran chấm dứt “chiến dịch hù dọa có hệ thống” nhằm vào những người nhân vật bất đồng chính kiến.
Lên tiếng trước cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Geneve để bàn về tình hình Libya, Ngoại trưởng Hoa Kỳ vạch ra sự mâu thuẫn khi Iran lên án cuộc đàn áp đẫm máu tại Libya nhưng không nói gì đến cuộc đàn áp đang diễn ra tại Iran.

Bà nói rằng các cuộc nổi dậy thành công ở Trung đông đã làm mất uy tín của các nhóm cực đoan trong khu vực và “phơi bày sự phá sản” của các nhóm này khi họ cho rằng cách duy nhất để có thay đổi là bạo động và xung đột:

“Iran liên tục đeo đuổi chính sách bạo động ở bên ngoài, và hà khắc ở bên trong. Tại Tehran, lực lượng an ninh đã đánh đập, bắt giam, và trong nhiều vụ mới đây, đã giết những người biểu tình ôn hòa; trong lúc Tổng thống Iran lên tiếng tố giác bạo lực ở Libya.”

Bà Clinton nhắc lại sự kiện tuần trước Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt lên các giới chức Iran dính líu đến các vi phạm nhân quyền, và nói Hoa Kỳ hoan nghênh và sẵn sàng đồng bảo trợ với Thụy Điển một đề xuất để Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ định một báo cáo viên đặc biệt về Iran.

“Thật vậy, mỗi thành viên trong hội đồng của chúng ta nên tự hỏi một câu đơn giản. Tại sao nhân dân Libya có quyền được sống không chút sợ hãi mà nhân dân Iran lại không có? Sự phủ nhận phẩm giá con người ở Iran là một xúc phạm đến con người, cần phải được những ai hô hào tự do và công lý lên án.”

Bà nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama quyết định gia nhập tổ chức nhân quyền mới của Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 với hy vọng mang lại thay đổi cho nội bộ của tổ chức này, nhưng vẫn còn một số vấn đề, ví dụ hội đồng vẫn còn thành kiến đối với Israel.

Bà nói rằng hội đồng nên vượt lên trên những tranh luận về một đề xuất được các thành viên Hồi giáo ủng hộ, theo đó, những ai báng bổ tôn giáo sẽ bị xem là phạm tội hình. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền cho rằng đề xuất này gây trở ngại cho quyền tự do phát biểu.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ ủng hộ các cải cách của hội đồng, ví dụ cho hội đồng thẩm quyền hành động trước những vi phạm nhân quyền giống như đang có tại Libya, và thẩm quyền quy trách những ai vi phạm.

Lực lượng an ninh chặn đứng các cuộc biểu tình tại thủ đô Libya

Binh sĩ và xe tăng do con trai của ông Gadhafi chỉ huy được triển khai trên đường phố Libya
Lực lượng an ninh đã giải tán hằng trăm người biểu tình ở thủ đô Tripoli của Libya khi phe đối lập và quân đội chính phủ tiếp tục giao tranh giành quyền kiểm soát nước này.

Hôm Thứ Hai, những người chứng kiến tận mắt cho biết người biểu tình tụ tập tại quận Tajouri của thủ đô Tripoli và hô khẩu hiệu chống nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi.

Lực lượng ủng hộ ông Gadhafi đã đổ tới hiện trường để phá vỡ các cuộc biểu tình. Hãng tin Reuters đưa tin rằng lực lượng an ninh đã bắn súng chỉ thiên.

Những người biểu tình đối lập được sự ủng hộ của các đơn vị quân đội đào ngũ đã kiểm soát tất cả miền Đông Libya và một số nơi ở miền Tây kể từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy hồi đầu tháng này để chấm dứt 42 năm cầm quyền của ông Gadhafi.

Tại Misrata, cách phía Đông Tripoli khoảng 200 kilomet, những người chứng kiến tận mắt nói rằng các vụ đụng độ giữa lực lượng phiến quân với lực lượng trung thành với ông Gadhafi đã diễn ra suốt đêm.

Hôm Thứ Hai, cư dân thành phố Zawiya ở miền Tây đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một cuộc phản công có thể xảy ra với 2.000 binh sĩ trung thành với ông Gadhafi đã bao vây thành phố này.

Zawiya ở cách thủ đô Tripoli 50 kilomet về phía Tây là cứ điểm lớn cuối cùng của ông Gadhafi.

Các nhà báo Phương Tây ở Zawiya cho biết các phiến quân đã nắm vững quyền kiểm soát thành phố này hôm Chủ nhật, với các sĩ quan quân đội đào ngũ dàn sẵn xe tăng và súng phòng không gắn trên các xe tải nhỏ để sẵn sàng ứng phó với vụ phản công.

Các ký giả cũng cho biết có hằng trăm cư dân tụ tập hô khẩu hiệu chống ông Gadhafi tại trung tâm thành phố.

Mỹ không loại trừ giải pháp nào đối với cuộc khủng hoảng tại Libya

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ “không loại trừ chọn lựa nào” để buộc chính quyền Libya chấm dứt cuộc đàn áp dã man nhân dân nước họ.

Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị nhân quyền ở Geneve hôm thứ Hai, bà nói rằng lãnh tụ Moammar Gadhafi đã mất “tính cách chính đáng để lãnh đạo” và phải từ bỏ quyền lực “không chút chậm trễ.”

Bà nói Hoa Kỳ sẽ làm việc với các nước để có cách đáp ứng thích đáng đối với cuộc khủng hoảng tại Libya.

Bà cho hay Hoa Kỳ đã dành riêng 10 triệu đôla viện trợ khẩn cấp để ủng hộ các tổ chức tại Libya và đã điều 2 nhóm công tác nhân đạo đến giúp đỡ người Libys dời cư ở biên giới Tunisia và Ai Cập.

Tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama họp với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để bàn những việc cần làm để ngăn chận hành vi bạo lực chống lại thường dân Libya.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã phong tỏa 30 tỉ đôla tài sản tại Mỹ của ông Gadhafi và gia đình.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang tái phối trí lực lượng quân sự chung quanh Libya để có thể sử dụng trong công tác nhân đạo và công tác khác, khi cần.

Hành khách máy bay mang bệnh ban sởi từ London sang Mỹ

WASHINGTON (AP) - Giới chức y tế công cộng đang thông báo cho các hành khách và nhân viên hiện diện tại bốn phi trường ở Mỹ trong hai ngày gần đây là họ có thể bị lây bệnh ban sởi qua một hành khách đến từ London.

Người hành khách này là một phụ nữ, từ London bay đến phi trường quốc tế Washington Dulles International Airport vào trưa ngày 20 tháng 2. Hai ngày sau đó, người này rời phi trường BWI Thurgood Marshall Airport gần Baltimore trên chuyến bay vào buổi tối đến Denver, Colorado, rồi sau đó tiếp tục cuộc hành trình đến thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico.

Tại New Mexico, người phụ nữ này sau khi bị bệnh, đi khám bác sĩ, mới được khám phá là mắc bệnh ban sởi, theo Tom Skinner, một phát ngôn viên của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) có trụ sở đặt tại Atlanta.

Ông Skinner nói viên chức các tiểu bang liên hệ đang tìm cách thông báo cho các hành khách ngồi gần hành khách nhiễm bệnh này trên các chuyến bay.

Cơ quan y tế công cộng tiểu bang New Mexico không cho biết tên người này, chỉ nói rằng đây là một phụ nữ 27 tuổi, ở Santa Fe, New Mexico, chưa từng được chủng ngừa ban sởi.

“Các biện pháp cần thiết đang được thi hành để liên lạc với các hành khách trên cùng chuyến bay và ngồi gần người này,” theo ông Skinner, cho hay đây là những người ngồi ở năm hàng ghế trước và năm hàng ghế sau người hành khách mắc bệnh.

Tuy phần lớn người dân Mỹ được chủng ngừa bệnh ban sởi hay miễn nhiễm vì từng mắc bệnh này, các giới chức y tế công cộng lo ngại về những người chưa hề được chủng ngừa, kể cả các trẻ sơ sinh. Các phụ nữ mang bầu và những người có hệ thống đề kháng yếu cũng dễ bị mắc bệnh hơn.

Giới hữu trách nói rằng những người ở các phi trường nêu trên vào cùng thời điểm với người hành khách mắc bệnh và đang bị sốt hay các triệu chứng khác nên liên lạc với bác sĩ của họ.

Tuy các chương trình chủng ngừa đã giảm các trường hợp mắc bệnh ban sởi ở Mỹ xuống còn dưới 150 vụ mỗi năm kể từ năm 1997 đến nay, bệnh này vẫn còn là một bệnh xảy ra thường xuyên trên thế giới với khoảng 10 triệu người mắc bệnh và 164,000 người thiệt mạng mỗi năm, theo CDC. Ðó là lý do CDC khuyến cáo công dân Mỹ khi du lịch hoặc ra nước ngoài nên chủng ngừa.

Theo trang web của CDC, bệnh ban sởi (measles) là bệnh rất hay lây qua đường hô hấp và do một loại virus gây ra. Các triệu chứng thường thấy là sốt, chảy mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và người bị mẩn đỏ. Virus gây bệnh lan ra khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, có thể sống trong không khí trong vòng 2 giờ đồng hồ. Các triệu chứng bắt đầu khoảng 10 ngày sau khi nhiễm và cơn bệnh kéo dài từ một đến hai tuần. (V.Giang)

Bắc Hàn đe dọa tấn công Nam Hàn, Hoa Kỳ

SEOUL, Nam Hàn (AP) - Bắc Hàn hôm Chủ Nhật lên tiếng đe dọa sẽ tăng cường kho võ khí nguyên tử của mình và tấn công không nương tay vào Nam Hàn và Hoa Kỳ , trong khi hai quốc gia đồng minh này chuẩn bị khởi sự cuộc tập trận hàng năm, bị phía Bắc Hàn cho là sự tập dượt để chuẩn bị tấn công quốc gia này.

Bắc Hàn thường xuyên đưa ra những lời đe dọa tương tự nhắm vào Nam Hàn và Hoa Kỳ mỗi khi có cuộc tập trận hỗn hợp. Tuy nhiên, các lời cảnh cáo mới nhất này có thể gây lại tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, từng lên cao hồi năm ngoái sau khi xảy ra hai vụ tấn công từ phía Bắc Hàn.

Bắc Hàn nã trọng pháo vào một hòn đảo Nam Hàn hồi tháng 11, làm thiệt mạng bốn người. Vụ này xảy ra tám tháng sau khi có vụ đánh chìm tàu hải quân Nam Hàn làm thiệt mạng 46 người. Bắc Hàn bác bỏ các lời cáo buộc cho rằng họ bắn ngư lôi làm chìm chiếc tàu này.

Bắc Hàn gọi cuộc thao dượt sắp diễn ra giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ là “một âm mưu quân sự nguy hiểm.”

“Quân đội và nhân dân Bắc Hàn sẽ tăng cường khả năng răn đe nguyên tử của mình để đối đầu với mối đe dọa nguyên tử thường trực của bọn hiếu chiến,” quân đội Bắc Hàn cho biết trong bản thông cáo được cơ quan thông tấn nhà nước Korean Central News Angency loan đi.

Bản thông cáo này cho hay Nam Hàn và Mỹ đang có âm mưu lật đổ chế độ Cộng Sản Bắc Hàn, nói rằng nếu bị khiêu khích, Bắc Hàn sẽ khởi sự một “cuộc chiến toàn diện”, có các biện pháp phản ứng “không thương tiếc” và biến thủ đô Seoul thành “biển lửa”.

Trước đó trong ngày Chủ Nhật, quân đội Bắc Hàn cảnh cáo sẽ phá hủy các thị trấn Nam Hàn nằm dọc theo biên giới nếu Seoul tiếp tục cho phép các nhà tranh đấu thả bong bóng mang truyền đơn vào lãnh thổ quốc gia cộng sản này.

Trong một bản thông cáo khác do KCNA loan đi, quân đội Bắc Hàn cáo buộc các nhà tranh đấu và các nhà lập pháp Nam Hàn thả các bong bóng mang theo hàng trăm ngàn tờ truyền đơn và DVD có nội dung chống phá chế độ Cộng Sản Bắc Hàn vào ngày lễ quan trọng nhất ở Bắc Hàn, ngày sinh nhật thứ 69 của lãnh tụ Kim Chính Nhật (Kim Jong Il), hôm 16 tháng Hai vừa qua.

Bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn, ông Kim Kwan-jin, cho Quốc Hội biết hôm Thứ Sáu rằng Bắc Hàn có thể mở các cuộc tấn công mới vào Mùa Xuân này và quân đội Nam Hàn sẵn sàng đối phó với mọi hành vi gây hấn. (V.Giang)

Chỉ một tuần, lên 17 cents

Giá xăng tăng trên toàn quốc

NEW YORK (CNNMoney)
- Giá xăng tăng 17 cents/gallon trong tuần qua. Và các nhà phân tích cho rằng sẽ còn tăng nữa, sau khi giá dầu thô tăng mạnh.


Trên bình diện toàn quốc, giá xăng tăng trung bình 4.6 cents/gallon, lên tới $3.33, công ty AAA chuyên các dịch vụ xe hơi cho biết hôm Thứ Bảy, đánh dấu giá xăng tăng liên tục trong bốn ngày và đưa giá xăng trung bình lên cao nhất kể từ Tháng Mười, 2008.

Giá xăng khác nhau tùy theo tiểu bang, vì thuế đánh vào xăng khác nhau.

Giá xăng trung bình tại Hawaii là cao nhất hiện nay, $3.761/gallon. Wyoming có giá xăng trung bình thấp nhất, $3.032/gallon.

Tại California, giá xăng trung bình cũng sát nút mức của Hawaii, $3.70/gallon.

Ông Tom Kloza, phân tích gia xăng dầu hàng đầu tại Oil Price Information Service, nói rằng giá xăng tăng 6 cent hôm Thứ Sáu là sự gia tăng cao nhất trong một ngày kể từ năm 2008.

“Ðiều này cho thấy xăng trong Tháng Hai đắt nhất từ trước tới nay,” ông nói và thêm vào rằng thông thường xăng Mùa Ðông rẻ hơn nhiều. (Ð.D.)

Trấn an dân và bịt thông tin: Hai biện pháp của Trung Quốc ngăn chặn Cách mạng Hoa Nhài

Hôm nay, 27/02/2011, thủ tướng Ôn Gia Bảo lại lên tiếng hứa hẹn là chính quyền sẽ giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội như lạm phát, tham nhũng, lạm quyền… Đây được coi là một động thái nhằm trấn an dân tình vào lúc trên mạng Internet đang loan truyền một lời kêu gọi biểu tình mỗi chủ nhật tại 13 thành phố, đòi quyền tự do ngôn luận và chống bất công.
Hành động của ông Ôn Gia Bảo cũng nằm trong số các biện pháp vừa được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định nhằm ngăn không cho một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.
Nhân một cuộc giao lưu trực tuyến được tổ chức hôm nay, thủ tướng Trung Quốc đã đề cập đến hàng loạt vấn đề đang làm người dân bất bình và cam kết là chính quyền sẽ có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, những lời hứa này đều đã được bản thân ông Ôn Gia Bảo cùng nhiều lãnh đạo khác thường xuyên đưa ra trước đây, nhưng việc thực hiện vẫn xa vời.
Một trong những ví dụ là việc thủ tướng Trung Quốc xác định là chính phủ sẽ gia tăng nguồn cung ứng nhà ở, nghiêm trị tệ nạn đầu cơ bất động sản, đảm bảo sản lượng ngũ cốc và các nhu yếu phẩm khác, và trừng phạt những kẻ đầu cơ tích trữ hàng hoá… Những lời hứa này rõ ràng là nhằm xoa dịu nỗi bất bình đang gia tăng trong dân chúng trước tình hình giá thực phẩm và chi phí nhà ở tăng cao trong thời gian gần đây, có nguy cơ dẫn đến bất ổn định xã hội như đã từng xẩy ra trong quá khứ.
Mặt khác, ông Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh đến việc chính phủ sẽ tôn trọng quyền giám sát của người dân. Theo giới phân tích, cam kết này được coi là câu trả lời gián tiếp nhắm vào một nội dung của lời kêu gọi biểu tình vừa được tung ra trên các website Hoa ngữ ở nước ngoài, theo đó người dân phải được quyền giám sát việc làm của chính phủ để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền.
Hãng AFP đã lồng cuộc giao lưu trực tuyến của ông Ôn Gia Bảo vào trong bối cảnh một thông cáo đã được tung ra trên mạng Internet, kêu gọi người dân Trung Quốc tụ tập tại một số địa điểm ở 13 thành phố trên toàn quốc, vào lúc 2 giờ trưa mỗi chủ nhật, để đòi hỏi một chính quyền minh bạch hơn, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân và giải quyết một loạt những vấn đề khác.
Chính quyền Trung Quốc có dấu hiệu rất lo ngại trước lời kêu gọi theo kiểu “Cách mang Hoa Nhài” này. Theo ghi nhận của hãng AFP, hôm nay đã có ít nhất 300 cảnh sát được triển khai tại khu phố Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh, một trong các địa điểm được nhóm tổ chức biểu tình chọn làm nơi tập hợp. Trước đó, chính quyền cũng đã huy động cả một đoàn quân xa chạy đến khu vực này, bên trên treo biểu ngữ kêu gọi duy trì ổn định. Một rào cản khổng lồ cũng được dựng lên trước cửa nhà hàng McDonald's trên phố Vương Phủ Tỉnh có lẽ cũng là để chặn đường vào địa điểm “nhạy cảm” này.
Báo chi cũng không được tự do tác nghiệp. Một nhiếp ảnh gia AFP đã bị một nhân viên công an chặn đường không cho vào khu vực, nói rằng ông không được quyền chụp hình. Phóng viên báo chí cũng bị xét hỏi thẻ nhà báo. Một số du khách ngoại quốc không mang theo hộ chiếu cũng bị đuổi đi.
Cách nay một tuần, một lực lượng công an và cảnh sát hùng hậu cũng đã được triển khai tại một số thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải để ngăn chặn điều được gọi là “Cuộc biểu tình Hoa Nhài”, gợi lại cuộc cách mạng dân chủ tại Tunisia tháng Giêng vừa qua.
Vào lúc các phong trào biểu tình đòi tự do dân chủ và dân sinh bùng lên mạnh mẽ tại các nước Ả Rập, chính quyền Trung Quốc đã phát động cả một chiến dịch đàn áp mạnh mẽ để dự phòng một phong trào tương tự tại Trung Quốc. Công an buộc tội lật đổ đối với một số nhà đấu tranh đã phát tán lời kêu gọi biểu tình ở Trung Quốc. Theo các tổ chức nhân quyền, nhiều người khác đã bị bắt giữ hoặc biệt giam tại một nơi bí mật.
Hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc tăng tốc, ngăn chận mọi cuộc thảo luận trên mạng về tình trạng bất ổn tại Trung Đông cũng như những lời kêu gọi biểu tình theo kiểu “Cách mạng Hoa Nhài” tại Trung Quốc.
Tất cả các biện pháp trấn áp trên đây, đều đã được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ngay từ ngày Thứ bảy 12/02/2011, một ngày sau khi tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức. Theo trang blog NYRBlog rất thạo tin, thì hôm ấy, một số các thành viên của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Bắc Kinh để thảo luận về các sự kiện ở Trung Đông và đề ra một số biện pháp đã được áp dụng triệt để từ lúc đó đến nay.
Trọng tâm các biện pháp này chính là ém nhẹm thông tin và tăng cường hướng dẫn dư luận. Việc thủ tướng Ôn Gia Bảo, khuôn mặt được xem là “nhân bản” nhất trong giới lãnh đạo, đăng đàn thuyết pháp hôm nay, kèm theo các hành động khống chế thông tin ngặt nghèo, đều nằm trong chiều hướng ngăn không cho “hương hoa nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.

Libya: Thị trường vũ khí quan trọng của Nga và châu Âu

Trước làn sóng trấn áp những người biểu tình chống chế độ Kadhafi, ngày 26/02/2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một loạt biện pháp tăng cường trừng phạt Libya, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí và những thiết bị liên quan.
Nga và nhiều nước châu Âu, đối tác cung cấp vũ khí chính của Libya, đã buộc phải bỏ phiếu thuận cho dù quyết định này làm cho họ mất đi một thị trường quan trọng.
Theo hãng thông tấn Nga Interfax, trích dẫn nguồn tin quân sự-ngoại giao, thì trước mắt, Matxcơva có thể sẽ bị mất nhiều hợp đồng bán vũ khí, trị giá gần 4 tỷ đô la. Trong số các nước Cận Đông và Bắc Phi, thì Libya là nước mua nhiều thiết bị quân sự nhất của Nga.
Nguồn tin trên cho biết rõ : Nga đã ký một hợp đồng 2 tỷ đô la với Libya. Trong khi đó Matxcơva và Tripoli đang đàm phán mua bán các thiết bị hàng không và hệ thống phòng không, trị giá 1,8 tỷ đô la.
Quan hệ mua bán vũ khí giữa Nga và Libya có từ thời chiến tranh lạnh. Theo AFP, trong giai đoạn 1981-1985, Liên Xô cung cấp cho Tripoli khoảng 350 máy bay tiêm kích, trong đó có 130 Mig - 23, 70 Mig – 21, 6 oanh tạc cơ Su – 24 và 6 oanh tạc cơ siêu âm Tu – 22.
Do vậy, điều dễ hiểu là Nga đã có ý định tìm cách bảo vệ thị trường cung cấp vũ khí của mình tại Trung Đông, bất chấp những cuộc cách mạng và nổi dậy của người dân trong khu vực này.
Tuần trước, một quan chức Nga phụ trách xuất khẩu vũ khí, xin dấu tên nói với AFP là sự sụp đổ của một số chế độ tại Trung Cận Đông và Bắc Phi có thể làm cho Matxcơva bị mất khoảng 10 tỷ đô la do các hợp đồng không thể được thực hiện.
Trong khi đó, bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdioukov nói thẳng rằng Matxcơva rất lo ngại và mong muốn các hợp đồng bán vũ khí đã ký kết phải được thực hiện.
Nhiều nước châu Âu, đứng đầu là Ý, cũng có phần kém vui vì bị mất các hợp đồng bán vũ khí. Năm 2008, Roma và Tripoli đã ký hiệp định hữu nghị song phương. Theo số liệu chính thức mới nhất của châu Âu, được báo La Repubblica đăng tải, thì trong năm 2009, xuất khẩu vũ khí của Ý sang Libya lên tới 205 triệu euro. Theo sau là Pháp với 143 triệu euro, Đức 57 triệu, Anh Quốc 53 triệu, Bồ Đào Nha 21 triệu. Riêng con số 80 triệu euro liên quan đến Malta thì gây nghi ngờ vì đây có thể là xuất khẩu trá hình của Ý.
Nhật báo Corriere della Sera đã trích dẫn một báo cáo của bộ Nội vụ Ý và liệt kê ra một loạt các hợp đồng đã ký, các cuộc thương lượng đang diễn ra, giữa Libya và nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí của Ý. Ví dụ, tập đoàn Augusta Westland vào tháng 10/2010, đã ký hai hợp đồng 70 triệu euro, cung cấp cho Tripoli 10 trực thăng. Hay trong năm nay, tập đoàn Intermarine Spa vừa bắt đầu thương lượng với Libya các hợp đồng bán thiết bị quân sự khoảng 600 triệu euro…
Mạng lưới giải trừ vũ khí, một tổ chức phi chính phủ của Ý tố cáo là « chính với các vũ khí này mà quân đội của Kadhafi đã bắn vào người dân Libya ».
Theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc, cho đến nay, khoảng 1000 người đã thiệt mạng trong các vụ biểu tình, nổi dậy tại Libya. Do vậy, Nga và châu Âu không còn cách nào khác là phải cấm vận vũ khí đối chế độ Kadhafi.

Kiều dân Châu Á tiếp tục được di tản ồ ạt khỏi Libya

Trong bối cảnh quốc tế tiếp tục cho công dân mình ồ ạt tản cư khỏi Libya, hàng ngàn người Châu Á đã đến được các nước lân cận vào hôm qua.Chiếc tàu Toscana chở 1.800 người đã cập bến Malta trưa hôm qua. Phần đông là những người lao động Châu Á : Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan.
Hy Lạp cho biết đã đón khoảng 4 600 người chạy nạn, đi bằng tàu đến đến đây, đa số là người Trung Quốc. Số người Việt Nam đi trên chiếc Toscana chưa được thông báo.
Hôm qua, theo ngã đường bộ, hàng trăm người Việt Nam và Philippines đã vượt qua biên giới Libya - Algeri, đến thành phố Dedeb. Theo AFP, nhóm này bao gồm 289 người Việt Nam và 144 người Philippines. Họ làm việc ở các công trường xây dựng. Ngoài ra cũng có cả trăm người Libya chạy lánh nạn. Phần đông những người mới đến hôm qua được đưa đến nhũng trung tâm đón tiếp ở Dedeb và thành phố In Amenas gần đấy. Sau đó họ sẽ được đưa về nước
Chính phủ Philippines cho biết là hôm nay họ bắt đầu cho di tản kiều dân khỏi Libya. Tối qua, Đại sứ quán Philippines đã cho di tản bằng xe car hơn 500 người qua Tunisia. Manila còn thuê một chiếc phà Ai Cập để di tản kiều dân kẹt ở thành phố Benghazi. Họ sẽ được đưa đến Malta. Theo phát ngôn viên đại sứ quán Philippines, chiếc tàu sẽ hoạt động cho đến khi tản cư được toàn bộ người Philippines kẹt tại đây.
Cho đến nay trong số 26.000 người Philippines ở Libya, chì mới có hơn 1.800 người rời được khỏi Libya nhờ sự giúp của chủ công ty, chứ không phải là của chính phủ Philippines.
Còn Trung Quốc hôm nay cho biết họ đã di tản được gần 29.000 kiều dân, nhưng chỉ có 2.500 là về đến Trung Quốc. Số còn lại đang nằm chờ ở các nước Ai Cập, Tunisia, Malta, Sudan...
Lượng người di tản ồ ạt đang gây khó khăn cho các quốc gia đón tiếp. Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, gần một trăm ngàn người đã chạy khỏi Libya đang tập trung ở các nước lân cận, và số lượng này sẽ lên cao nữa trong những ngày sắp tới. Malta đã lên tiếng báo động và yêu cầu trợ giúp của Châu Âu. Tunisia cũng kêu gọi tương tự.
Riêng các quốc gia Châu Âu đã huy động đến máy bay quân sự để di tản kiều dân như Anh Quốc, hay tàu chiến như Ý, đã đưa được 258 người về Catana, vào sáng hôm qua, phần đông là người Châu Âu.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ phe đối lập Libya

Hôm nay, 28/02/2011, trên đường sang Genève dự cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố với các nhà báo là Hoa Kỳ « sẵn sàng giúp đỡ, dưới mọi hình thức » cho phe đối lập Libya.
Ngoại trưởng Mỹ nói, « Chúng tôi muốn nhìn thấy sự kết thúc của chế độ Kadhafi và không có thêm đổ máu », « chúng tôi muốn ông ta, tức Kadhafi, ra đi ».
Bà Clinton nhấn mạnh là Hoa Kỳ đã liên lạc với nhiều người Libya. Những người này đang cố gắng tổ chức lại ở phía đông Libya vào thời điểm cuộc cách mạng lan sang phía tây. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng tỏ ra thận trọng khi cho rằng đây mới chỉ là điểm khởi đầu của thời kỳ hậu Kadhafi.
Trước đó, tại Libya, những người lãnh đạo phong trào nổi dậy đã thông báo thành lập một « Hội đồng quốc gia » chuyển tiếp tại những thành phố mà họ kiểm soát được.
Hôm thứ bẩy, cựu bộ trưởng Tư pháp Libya, ông Moustapha Abdeljalil, từ chức hồi đầu tuần, tuyên bố trên đài truyền hình Al-Jazira rằng một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập để lãnh đạo đất nước trước khi có bầu cử.
Ngoại trưởng Clinton đưa ra những tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ phe đối lập Libya trong bối cảnh nhiều chính khách Hoa Kỳ như Thượng nghị sĩ John McCain, Joe Lieberman nhận định là Mỹ cần công nhận chính phủ chuyển tiếp tại Libya và giúp đỡ phe nổi dậy.
Về thái độ của Pháp, hôm nay, thủ tướng François Fillon tuyên bố là Paris sẽ điều hai máy bay chở bác sĩ và các thiết bị y tế đến Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya, hiện do phe đối lập kiểm soát. Thủ tướng Pháp nhấn mạnh là tất cả các giải pháp đang được nghiên cứu để chấm dứt chế độ của Kadhafi.
Tuy nhiên, về khi được hỏi về giải pháp quân sự, thì thủ tướng Pháp lại cho rằng điều này đòi hỏi sự tham gia của Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.

Tiếp tục kêu gọi biểu tình dù bị đàn áp

Mặc dù lực lượng an ninh Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn biểu tình, thậm chí bạo hành đối với các nhà báo nước ngoài, hôm nay, 28/02/2011, lại xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình chống chính phủ, trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác.
Tác giả những thông điệp này, hiện vẫn ẩn danh, kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào chủ nhật tới, 06/03.
Bức thông điệp viết, ngày 27/02, phong trào đã lan rộng ra 100 thành phố, vượt qua mức mong đợi ban đầu là 27 thành phố.

Dường như đây cũng là nhóm tác giả các lời kêu gọi biểu tình được đưa lên mạng trong những ngày trước. Nhóm này cho biêt họ sẽ tiết lộ danh tánh vào thời điểm thích hợp.
Quay trở lại tình hình tại Bắc Kinh ngày hôm qua, theo quan sát của thông tín viên RFI Stephane Lagarde, công an Trung Quốc hiện diện đông đảo và kiểm soát gắt gao, không có một cuộc tập hợp biểu tình nào diễn ra.
« Có ba lời khuyên được đăng tải trên internet trước khi có những cuộc biểu tình : trước hết, không nên chụp ảnh, thứ nữa là phải tỏ ra thoải mái, làm như bạn đang đi dạo chơi và cuối cùng là tuyệt đối không nên nhìn vào mắt các nhân viên công an.
Quả thực là vào đầu giờ chiều chủ nhật, hôm qua, các lực lượng an ninh, mặc sắc phục hoặc thường phục, đông hơn là những người tò mò đến khu Vương Phủ Tỉnh, ở trung tâm Bắc Kinh.Cũng giống như chủ nhật tuần trước, nơi được hẹn tập trung là ở phía trước một cửa hàng ăn nhanh của Mỹ, vào lúc 14h. Trên mạng xã hội Twitter, một người miêu tả :
Toàn bộ tầng một đông chật những người trong độ tuổi 40. Họ mang theo đồ uống và không đặt mua gì cả. Khoảng 15 phút sau đó, bức màn sắt của cửa hàng kéo xuống. Một chiếc xe dọn rác của tòa thị chính phun nước dưới lòng đường. Đám đông đứng dồn lên vỉa hè. Cảnh sát đề nghị các nhà báo nước ngoài đi theo họ và tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân. Mục đích là ngăn chặn các phóng viên quay phim, chụp ảnh về các vụ tập hợp này.
Toàn bộ khu vực bị phong tỏa. Xe cảnh sát và hàng rào chặn tại tất cả các lối vào khu này. Các máy quay phim theo dõi từng góc hè và ghi hình những người hiện diện.
Tình hình cũng tương tự trên quảng trường Thiên An Môn. Dọc theo bức tường Tử Cấm Thành, cách 100 mét lại có một « tình nguyện viên bảo đảm an ninh thủ đô ». Họ mặc áo khoác trắng, tay đeo băng đỏ.
Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cho biết là công an ở thủ đô vừa mới phân phát cho họ. Vào lúc 15h, lực lượng an ninh tháo gở các hàng rào. Cuộc biểu bình đã không diễn ra ».

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được tự do tạm sau 24 giờ bị bắt

Theo nguồn tin của Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, 69 tuổi, đã được tạm thả sau 24 giờ bị công an Việt Nam bắt điều tra. Vụ xách nhiễu này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam tìm cách ngăn chận nguy cơ dân chúng biểu tình như ở Trung Đông và Bắc Phi.
Vào trưa thứ bảy 26/02/2011 bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị hàng chục công an thành phố Hố Chí Minh bao vây nhà, lục soát, tịch thu tư liệu và đến 5 giờ chiều thì bắt ông. Trong cuộc họp báo ngày hôm sau, trung tá công an Trần Sỹ Quang tuyên bố bác sĩ Quế là một nhân vật « nguy hiểm » và sẽ bị giam giữ để điều tra về tội « hoạt động lật đổ chính quyền ».
Đây là lần thứ tư từ năm 1978 vị bác sĩ sáng lập viên Cao trào Nhân Bản tranh đấu cho nhân quyền và tự do chính trị bị bắt. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã bị giam tổng cộng gần 20 năm.
Theo một nhà ngoại giao Tây phương tại Hà Nội phân tích với AFP, ngoại trừ những lời kêu gọi dân chúng xuống đường tranh đấu ôn hòa, ảnh hưởng cách mạng trong khối Ả Rập không có tác động đến Việt Nam, nhưng chính quyền đã lo ngại.
Để tìm hiểu thêm thông tin về vụ này, RFI đặt câu hỏi với bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản. Từ Washington, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cho biết về nội dung cuộc thẩm vấn bác sĩ Nguyễn Đan Quế và lý do vì sao công an đã buộc phải tạm thả ông chỉ sau 24 giờ bị bắt: