Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, May 17, 2011

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế bị tống giam ở New York

Hôm qua, thẩm phán Melissa Jackson đã từ chối yêu cầu để cho ông Dominique Strauss-Kahn được tại ngoại hầu tra với số tiền thế chân 1 triệu đôla, và quyết định tống giam ông trong nhà tù khét tiếng Rikers Island ở New York.
Thẩm phán Jackson đã ra quyết định nói trên sau khi phía công tố cho biết là dường như cựu bộ trưởng Pháp có dính líu đến một vụ tương tự trong « ít nhất là trong một trường hợp ». Thẩm phán Hoa Kỳ còn nêu khả năng là tổng giám đốc IMF sẽ bỏ trốn để từ chối yêu cầu cho ông tại ngoại hầu tra và tống giam ông cho đến ngày 20/5, ngày ra tòa trở lại.

Ông Dominique Strauss-Kahn đã ngủ qua đêm đầu tiên trong nhà tù Rikers Island, một trong những nhà tù lớn nhất thế giới, nơi giam giữ khoảng 14 ngàn phạm nhân trên một diện tích 1.700 km2. Tuy không còn là một nhà tù nguy hiểm như trước đây, nhưng một số phạm nhân trong trại tù này có thể tỏ ra hung dữ và cai tù không phải lúc nào cũng kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, do là một nhân vật cao cấp, cho nên cựu bộ trưởng Pháp được giam riêng một mình, không tiếp xúc với các phạm nhân khác.

Tổng giám đốc của FMI sẽ còn phải ngồi tù ít nhất đến ngày thứ sáu 20/5 tới, để chờ sự phán xét của một một bồi thẩm đoàn từ 16 đến 23 người trong một buổi họp kín. Các bồi thẩm đoàn sẽ xem xét các chứng cứ buộc tội, không có sự hiện diện của thẩm phán. Tuy nhiên, ông Dominique Strauss-Kahn và luật sư có thể được tham gia nếu có yêu cầu, nhưng luật sư của ông không được biện hộ. Nếu các hội thẩm nhân dân tuyên bố có tội, ông sẽ bị đưa ra Tòa án New York và tòa sẽ chính thức tiến hành xét xử.

Hiện tại ông Dominique Strauss-Kahn vẫn bác bỏ toàn bộ 7 tội danh của Viện Công tố New York mà nếu bị kết tội mức án có thể gộp tới 74 năm tù. Theo luật pháp Hoa Kỳ, một hành động phạm tội được bóc tách theo từng hành vi chi tiết cấu thành tội danh. Mỗi tội danh tương ứng với các mức án khác nhau, và hình phạt cuối cùng là tổng hợp mức án dành cho các tội danh chi tiết.

Tội danh nặng nhất chống lại người lãnh đạo IMF là « hành vi phạm tội tình dục ở mức độ một », theo đó đối tượng phạm tội cưỡng hiếp có sử dụng đến vũ lực để đạt mục đích. Mức án cho hành vi này có thể lên tới 25 năm tù. Đối với trường hợp của Dominique Strauss-Kahn, hình phạt này còn bị nhân đôi vì ông bị tình nghi đã hai lần có hành vi này. Tội danh lớn thứ hai nhằm vào ông Dominique Trauss-Kahn là «mưu toan cưỡng hiếp ở mức độ một » với mức án 15 năm tù. Ngoài ra nghi phạm của vụ án này còn bị cáo buộc thêm năm hành vi phạm tội nhỏ lẻ khác như tấn công tình dục, giữ người trái phép…. Nếu bị kết tội tại New York thì Tổng giám đốc IMF, 62 tuổi, sẽ phải đối diện với mức án lên tới 74 năm tù 3 tháng.

Về phản ứng của chính giới Pháp, nhiều nhân vật trong Đảng Xã hội hôm nay đã nhất loạt chỉ trích hệ thống tư pháp của Mỹ, vì đã cho công bố những hình ảnh hạ thấp nhân phẩm của ông Dominque Strauss-Kahn, đối xử với ông như kẻ thù số một của nước Mỹ. Đảng Xã hội cũng chưa bàn về những hậu quả của việc ứng cử viên tổng thống sáng giá nhất của đảng này không thể ra tranh cử.

Về phía chính phủ cánh hữu, hôm nay, các lãnh đạo Nhà nước và chính phủ Pháp lên tiếng. Tuy không nêu đích danh ông Dominque Strauss-Kahn, Tổng thống Sarkozy kêu gọi phe đa số cánh hữu để giữ bình tĩnh và nhân cách trước vụ này. Còn Thủ tướng François Fillon thì cho rằng nếu những cáo buộc đối với Tổng giám đốc IMF là đúng sự thật, thì đây là một hành động rất nghiêm trọng, không thể tha thứ được. Nhưng ông Fillon nhấn mạnh là hiện giờ ông Dominque Strauss-Kahn vẫn phải được xem là vô tội, và người được coi là nạn nhân cũng phải được tôn trọng và thông cảm.

Đến lúc này, tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng như tại châu Âu, người ta đang tính đến số phận của ông Dominique Strauss-Kahn.

Hôm qua IMF đã có phiên họp hội đồng quản trị về vụ việc đang diễn ra với ông Tổng giám đốc. Cơ quan tài chính quốc tế này vẫn chưa đưa ra quyết định liên quan đến số phận của ông Dominique Strauss-Kahn mà chỉ tuyên bố sẽ theo dõi sát tình hình. Công việc điều hành tổ chức được giao cho nhân vật số hai của cơ quan, trong đó có hồ sơ khủng hoảng nợ của khu vực dùng đồng euro, được các Bộ trưởng Tài chính của nhóm các nước trên thảo luận hôm qua tại Bruxelles.

Từ Washington, thông tín viên Pierre-Yves Dugua tường trình :

Bản thông cáo của 24 thành viên quản trị IMF công bố ngày hôm qua không nói gì đến việc có phải chỉ duy nhất Hội đồng Quản trị đã được thông báo tình hình của Tổng giám đốc cơ quan, bị truy tố tại New York trong một chuyến đi việc riêng hay không.

Chi tiết này rất quan trọng, vì nếu là vì việc riêng thì ông Dominique Strauss-Kahn không được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao, bởi cáo trạng liên quan đến hành động riêng tư của cá nhân.

Hiện giờ, Hội đồng Quản trị chưa có kết luận về vai trò chức vụ của Tổng giám đốc vì ông đang bị giam. Đặt giả thuyết, thứ Sáu tới ông được ra khỏi nhà tù thì Dominique Trauss Kahn vẫn có thể bị quản thúc tại New York, cũng không thể trở lại Washington với cương vị lãnh đạo IMF.

Các nước đóng góp vốn trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế không muốn sau này lại bị tố cáo là đã bỏ rơi quá sớm một nhân vật vô tội khi mà thẩm phán vẫn chưa tuyên án ông là thủ phạm. Tuy nhiên các tính toán lựa chọn người kế nhiệm Dominique Strauss-Kahn cũng đã bắt đầu.

Các nước châu Âu muốn cứu vãn thông lệ, là người của một trong các nước thành viên nắm giữ chức vụ này. Các nước mới trỗi dậy thì nhận thấy các nước ở cựu lục địa không còn gì để dạy bảo họ nữa và chức vụ lãnh đạo IMF sẽ phải trở lại với họ. Tất nhiên lo ngại của các nước châu Âu là ở việc người thay thế ông Dominique Strauss-Kahn sẽ không năng nổ giúp châu Âu cứu vãn cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro.

No comments:

Post a Comment