Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, April 9, 2011

Mây phóng xạ sẽ bao phủ Việt Nam

Thông tin về khối mây phóng xạ sẽ bao phủ Việt Nam vào hai ngày 9 và 10/4 đã làm cho nhiều người dân hoang mang, lo ngại.Khánh An phỏng vấn TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, để cập nhật tình hình và được ông cho biết như sau:


Lượng nhỏ không đáng ngại


TS Vương Hữu Tấn: Về phóng xạ thì thực sự mà nói, hiện nay các trạm quan trắc của Việt Nam đặt tại Đà Lạt, TPHCM, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Hà Nội đã phát hiện phóng xạ trong một vài ngày gần đây, nhưng nó đang giảm dần, ví dụ như hôm qua (8/4) trạm Đà Lạt là không ghi nhận được. Tất nhiên là những phát hiện của chúng tôi là trong không khí, dùng các thiết bị để mà đo thì lượng phóng xạ độ vài chục µBq/m3, tức là rất nhỏ so với tiêu chuẩn quy định hiện nay của Việt Nam.


Khánh An: Vậy khi nào thì mây phóng xạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân?


TS Vương Hữu Tấn: Để ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì nó phải vượt quá mức quy định. Ví dụ như hiện nay theo quy định của luật pháp Việt Nam, một người dân bình thường chịu được một liều trong một năm là 1 mSv/năm. Trên cơ sở đó mới tính ra là suất liều trong không khí ví dụ như đối với iode là một sản phẩm chủ yếu ảnh hưởng và phát tán ra thì đối với chuẩn Việt Nam phải là 10 Bq/m3. Nếu trên mức độ như vậy thì sẽ có những ảnh hưởng và cần phải cảnh báo cho người dân.

Khánh An: Tin tức nói rằng vào ngày mai (10/4), mây phóng xạ sẽ bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Điều này là thế nào, ông có thể cho biết cụ thể hơn không?


TS Vương Hữu Tấn: Tất nhiên mô phỏng về đám mây phát tán từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima thì trên thế giới có rất nhiều nước làm. Nhưng chúng tôi hiện nay thì chúng tôi đang quản lý Trung tâm dữ liệu quốc gia trong mạng lưới của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) nên chúng tôi lấy kết quả mô phỏng của họ.


Với kết quả mô phỏng của họ, ngày hôm nay nó (mây phóng xạ) đã đến Việt Nam rồi và ngày mai thì sẽ bao phủ rất nhiều. Tuy nhiên nồng độ ở những điểm cao nhất, tức là trong hình ảnh đưa ra có 3 dải màu tượng trưng cho mức nồng độ khác nhau: dải màu tím là mức thấp nhất, rồi đến dải xanh dương, thì dải xanh dương ngày hôm qua đã sắp đến Việt Nam rồi, hôm nay và ngày mai sẽ nhiều hơn. Nhưng theo tính toán của chúng tôi, cao nhất là mảng màu xanh dương thì nó sẽ tăng gấp khoảng 100 lần so với mức đo được ở các trạm quan trắc hiện nay. Mức ở các trạm quan trắc hiện nay là khoảng vài chục µBq/m3, nếu tăng 100 lần, tức khoảng 1.000 µBq/m3, trong khi mức cho phép của mình là từ 2 – 10 triệu µBq/m3, tức là vẫn nhỏ hơn hàng ngàn lần so với mức cho phép hiện nay. Cho nên đây không phải là điều phải lo ngại.


Tất nhiên, số liệu cụ thể thì chúng tôi hằng ngày đều cập nhật để cho người dân biết lượng phóng xạ hiện nay vào Việt Nam như thế nào.


Khánh An: Vâng, không biết nước biển tại Việt Nam thì có bị nhiễm phóng xạ chưa, thưa tiến sĩ?


TS Vương Hữu Tấn: Cho đến thời điểm hiện nay khi chúng tôi lấy mẫu thì vẫn chưa thấy gì, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Khánh An: Thế còn về thực phẩm, những loại thực phẩm nào có khả năng nhiễm phóng xạ nhiều nhất?


TS Vương Hữu Tấn: Phóng xạ mà nếu bây giờ phát tán trên bầu trời rồi rơi xuống mặt đất, trên lá cây rồi cây hút lên, ví dụ như thế, nhưng hiện nay thì mình chưa phân tích thực phẩm của Việt Nam để xem phóng xạ mới thì như thế nào. Còn lượng tồn dư phóng xạ mang tính chất lịch sử, có nguồn gốc từ hậu quả của những cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân trong những thập kỷ 60, 70, 80 trong vũ trụ và phát tán đi các nước, trong đó Việt Nam cũng có và nó tích tụ trong cây cỏ, chúng tôi có phân tích thì thấy hàm lượng rất nhỏ.


Còn số liệu mới nhất để bổ sung cho chỉ tiêu mới từ sự cố này thì hiện nay mình chưa phân tích được cái đấy. Nhưng chúng tôi có phân tích, kiểm tra những hàng hóa nhập từ Nhật Bản gần đây, theo yêu cầu của cơ quan kiểm soát xuất, nhập khẩu của Việt Nam, thì những số liệu đo được theo đánh giá bán định lượng thôi (còn đánh giá định tính thì phải đưa vào phòng thí nghiệm) thì đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép của CODEC.


Khánh An: Đối với những loại thực phẩm khi bị mây phóng xạ rơi xuống, thì người dân nên làm điều gì để phòng nguy cơ bị ảnh hưởng (nếu có)?


TS Vương Hữu Tấn: Trước hết là phải rửa sạch sẽ bởi vì ngày hôm qua trong một bản tin nói rằng Trung Quốc kiểm tra và thấy một số dư lượng trên các loại rau nhưng ở mức rất nhỏ, dưới mức cho phép, tức là không ảnh hưởng gì cả nhưng người ta vẫn cảnh báo là mình phải rửa sạch sẽ. Nếu nó phát tán, phủ trên rau thì nó nằm ở trên lá, mình rửa bằng nước là sạch. Và một khi hàm lượng rất nhỏ thì nếu chẳng may mình có ăn vào thì cũng không nguy hiểm.


Khánh An: Vâng, Khánh An cảm ơn TS Vương Hữu Tấn đã dành thời gian cho đài.

No comments:

Post a Comment