Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Monday, February 14, 2011

UNESCO kêu gọi Campuchia-Thái Lan tôn trọng công ước di sản thế giới

Ủy ban di sản Thế giới của UNESCO cử một phái đoàn đến Bankok và Phnom Penh để giải quyết vấn đề xung đột giữa hai nước này

UNESCO cử phái đoàn đến Preah Vihear

Thái Lan cho rằng, việc đặt đền Preah Vihear vào danh sách di sản Thế giới là nguyên nhân dẫn đến xung đột vì không có sự phê duyệt từ bên Thái Lan. Còn việc phái đoàn UNESCO đến kiểm tra đền sẽ thiếu trung lập vì thiếu sự đồng ý từ phía Thái. Nhưng phía Campuchia cho rằng, Thái Lan đang sợ Quốc tế tố cáo vì đã dùng loại vũ khí hạng nặng bắn phá đền Preah Vihear.
Giám đốc Ủy ban di sản Thế giới của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ gọi tắt là UNESCO, bà Irina Bokova tuyên bố vào hôm thứ Sáu ngày 11 tháng 2 rằng, UNESCO bày tỏ hối tiếc những căng thẳng giữa hai nước láng giềng Campuchia và Thái Lan về vấn đề đền Preah Vihear. Di sản văn hóa thế giới không bao giờ là một nguyên nhân xung đột. UNESCO kêu gọi Campuchia và Thái Lan tôn trọng Công ước di sản Thế giới năm 1972, khi cả hai đã ký kết Công ước.
Bà Irina Bokova cho biết trong một tuyên bố rằng, UNESCO cử ông Koichiro Matsuura cựu Tổng giám đốc UNESCO như là một phái viên đặc biệt để giải quyết vấn đề Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan.
Ông Matsuura sẽ ghé thăm Bangkok và Phnom Penh để thảo luận về cách thức bảo vệ và kiểm tra di sản thế giới với cả hai bên như thế nào để giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy đối thoại xung quanh việc bảo tồn đền.
UNESCO bày tỏ lo ngại về việc bảo vệ ngôi đền Preah Vihear, được ghi vào danh sách di sản Thế giới trong năm 2008 nhưng đã gây ra cuộc đụng độ giữa Campuchia và Thái Lan, cả hai đều tuyên bố chủ quyền đối với ngôi đền.
Cuộc nổ súng gần đây đã gây ra tử vong và thương tích, cũng như thiệt hại cho ngôi đền.

Thái muốn rút Preah Vihear ra khỏi danh sách di sản Thế giới

Báo bưu điện Bangkok của Thái dẫn lời Thủ tướng Abhisit Vejjajiva hôm thứ Sáu, ngày 11 tháng 2 rằng, Thái Lan cũng kêu gọi tổ chức này rút đền Preah Vihear ra khỏi danh sách di sản Thế giới, và hủy bỏ kế hoạch quản lý đền của Campuchia, vì điều này sẽ làm xoa dịu đi căng thẳng ở khu vực biên giới.
Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva được báo bưu điện Bangkok dẫn lời rằng, ông tin rằng nếu như tổ chức UNESCO có thể xoa dịu căng thẳng này, thì hai bên sẽ đồng ý tổ chức hội đàm mà không có áp lực. Hai nước đều muốn người dân ở khu vực biên giới được sống hòa bình.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Suwit Khunkitti cũng cho báo bưu điện Bangkok biết rằng, Bộ Ngoại giao đã nói với đại sứ Thái Lan tại Pháp để giải thích các sự kiện cho cơ quan UNESCO. Ông nói rằng ông đang chuẩn bị thông tin để giải thích cho Tổng giám đốc UNESCO các tác động bất lợi của đền Preah Vihear nằm trong danh sách di sản Thế giới.
Ông Suwit còn cho biết, việc đặt đền Preah Vihear trong danh sách di sản Thế giới là không phù hợp với các yêu cầu của Công ước Di sản thế giới vì các vùng đất biên giới không phân định rõ ràng và không có kế hoạch quản lý thích hợp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Campuchia Sok An, kiêm Chủ tịch Ủy ban UNESCO Campuchia nói rằng, phía Campuchia có bằng chứng rõ ràng để chứng minh đề Preah Vihear và các khu vực lân cận thuộc chủ quyền Campuchia, Năm 1962 Tòa án Quốc tế đưa ra phán quyết rằng, ngôi đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia. Thứ hai, Thái Lan có nghĩa vụ phải rút lực lượng quân đội hoặc cảnh sát, bảo vệ đang đóng quân hoặc trong vùng lân cận của đền và lãnh thổ Campuchia.
Quyết định này rất rõ ràng, nghĩa là phân định biên giới đến đâu thì Thái phải rút lực lượng hết. Và thứ ba, Thái Lan phải trả lại cho Campuchia bất kỳ các loại đồ cổ quý mà Thái lấy từ đền, có nghĩa là tất cả các loại đồ cổ mà Thái được lấy từ đền, hoặc khu vực đền phải trả lại.”
Báo bưu điện Bangkok cũng cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Suwit Khunkitti lên tiếng đền Preah Vihear nằm trên một khu vực biên giới chồng chéo hai nước và việc đặt đền Preah Vihear vào danh sách di sản của Thế giới cần phải có sự phê duyệt của cả Thái Lan và Campuchia.đặc biệt là bản án của Tòa án Quốc tế ngày 15 tháng 6 năm 1962. Phó Thủ tướng Sok An nói Ông còn cho rằng kế hoạch UNESCO gửi một phái đoàn đến kiểm tra ngôi đền cũng phải nhận được sự đồng ý từ Thái Lan. Ông Suwit cảnh báo rằng UNESCO có thể được xem là thiếu trung lập bằng cách không được sự đồng ý của Thái Lan.
Nhưng Phó Thủ tướng Campuchia Sok An nhận định rằng, lời tuyên bố của Thái Lan càng làm cho Quốc tế thấy rõ Thái Lan đang quan ngại Quốc tế buộc tội liên quan hành động sử dụng vũ khí hạng nặng bắn phá một đền di sản của Thế giới được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, đặc biệt là Thái Lan sử dụng Bom chùm đã vi phạm Công ước Quốc tế.
Song song lời kêu gọi của tổ chức UNESCO, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các nước trong khối ASEAN sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về vụ tranh chấp đền Preah Vihar vào ngày 22 tháng 2 tới, trong khi Campuchia đang tìm kiếm một cuộc họp với Hội đồng Bảo an LHQ tại New York.

No comments:

Post a Comment