Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, February 22, 2011

tin van


Chiêu lừa mới: Nhử bán xe, giữ người đòi tiền chuộc


ÐỒNG NAI (DT) - Ðồng Nai vừa xuất hiện băng cướp áp dụng chiêu lừa mới đầy táo tợn: Gạ bán xe, dụ người mua tới, giữ lại đòi tiền chuộc. Năm tên trong băng cướp này vừa bị công an tỉnh Ðồng Nai bắt được, trong độ tuổi từ 18 đến 26.

Nạn nhân của băng cướp này là Nguyễn Huy Vương 21 tuổi, sinh viên trường đại học Lạc Hồng, Ðồng Nai cho biết anh sa vào ổ cướp từ một tin đăng bán xe tay ga đời mới trên mạng. Thấy giá bán xe rẻ, Vương liên lạc và được băng cướp mời tới một địa điểm ở ngã ba Trị An thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Ðồng Nai để thương lượng.

Vương xem xe, đồng ý giả cả xong, theo nhóm người lạ “về nhà để làm giấy tờ mua bán”. Băng qua khu rừng tràm phía sau khu kỹ nghệ Song Mây, nhóm người “bán xe” lộ nguyên hình băng cướp, bắt Vương nhốt trong rừng và gọi điện thoại cho người nhà mang tiền đến chuộc mạng.

Anh ruột của Vương bí mật báo cho công an tỉnh Ðồng Nai biết. Nhờ vậy, Vương được giải thoát. Cả băng cướp 5 tên đều bị bắt.
 
Chính quyền Việt Nam thắt lưng buộc bụng để chống lạm phát
HÀ NỘI 21-2 (TH) - Tiến gần đến khủng hoảng kinh tế, nhà cầm quyền Hà Nội chuẩn bị đưa ra một số biện pháp vào tuần này nhằm đối phó với tình thế ngày càng tồi tệ.

Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Sài Gòn Giải Phóng ngày Thứ Hai 21 tháng 2 năm 2011, Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu nói ông đã đề nghị và được chính phủ chấp thuận cho giảm mức tín dụng cấp phát từ 25% xuống còn 20% hay có thể thấp hơn như một trong những biện pháp chống lạm phát.

Năm ngoái, tín dụng tăng trưởng 28.7% từng bị các tổ chức tài trợ quốc tế khuyến cáo nhiều lần là phải giảm xuống thật thấp mới có thể là một trong những biện pháp góp phần hữu hiệu chống lạm phát.

Chính sách thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá của Hà Nội đã làm nền kinh tế của Việt Nam mất thăng bằng. Ông Giàu cho hay sẽ phải giới hạn bơm tiền vào hệ thống ngân hàng lối 50 ngàn tỉ đồng (hay tương ứng khoảng $2.38 tỉ USD).

Chính sách kinh tế tài chính lung tung của chế độ Hà Nội đã làm cho giới chuyên gia kinh tế bối rối, không biết họ đích thực muốn đi theo hướng nào.

Một điều hiển nhiên là họ không thể vừa thúc đẩy tăng trưởng cao để tuyên truyền khoe khoang thành tích với dân chúng vừa muốn kềm chế lạm phát ở mức thấp. Nhưng họ lại muốn cả hai nên lạm phát đã gia tăng nhanh chóng từ giữa năm ngoái đến nay.

Hệ quả, Việt Nam phải phá giá đồng bạc hơn 9% và dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng $10 tỉ USD cuối năm ngoái trong khi thâm thủng mậu dịch trở thành kinh niên và xuất cảng tuột dốc.

Một loạt chính sách mới nhằm ổn định dần dần kinh tế vĩ mô vào lúc áp lực lạm phát đang tăng tốc. Nhà cầm quyền trung ương quyết định tăng giá điện 15.3% từ đầu tháng 3 tới đây. Giá xăng chưa kịp tăng thì hỗn loạn đã thấy xảy ra trên thị trường. Các loại thực phẩm và hàng hóa tiêu thụ căn bản đã theo nhau tăng giá khiến người dân kêu than khắp nơi.

Chưa thấy Tổng Cục Thống Kê Hà Nội đưa ra chỉ số tiêu dùng của tháng 2 nhưng giới chuyên viên dự báo lạm phát tháng này ít nhất phải đến 13.1%. Tháng 1 lạm phát 12.17% và tháng 12 năm 2010 là 11.75% trong khi chỉ tiêu nhà nước đề ra là phải kềm giữ lạm phát ở mức 7%.

Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam khoảng $1 tỉ USD trong tháng 1 và tháng 12 năm 2010 là $1.294 tỉ USD.

Ông Giàu thú nhận trong cuộc phỏng vấn nói trên rằng “Chúng ta thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhưng nhập siêu vẫn ở mức 12,5 tỷ USD (cả năm 2010). Vì thế, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định là hệ quả tất yếu.”

Bởi vậy, ông nói “Trong tình hình hiện nay, chúng ta đang từng bước tái cơ cấu nền kinh tế nên cần phải có các giải pháp ngắn hạn để ổn định kinh tế vĩ mô, kềm chế lạm phát”.

Cho tới bây giờ, đợi tới gần sụp hố ông Giàu mới nói “Tôi đã đề xuất với chính phủ là phải dùng tác động giảm tổng cầu làm giải pháp chủ lực. Muốn giảm tổng cầu thì phải phối hợp cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Về phía ngân hàng phải kiểm soát giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý”.

Khi giới hạn cấp tín dụng tăng trưởng nhiều hơn mức chỉ tiêu đề ra cho năm nay, ông Giàu cho rằng sẽ cắt bớt khoảng 60 ngàn tỉ đồng bơm vào thị trường.

“Với mức cầu gộp lại mà cắt giảm được hơn 100 ngàn tỉ đồng, thâm thủng mậu dịch có thể giảm thêm được $3 tỉ USD đến $4 tỉ USD”. Ông Giàu nói với tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam từng được coi là khu vực thị trường có nhiều hứa hẹn, nhưng những năm gần đây thâm thủng mậu dịch triền miên, tiền cứ phải phá giá và dự trữ ngoại hối thụt lùi dần.

Ngày 11 tháng 2, 2011 vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước phá giá tiền 8.5% (theo cách tính của một số chuyên viên ngoại quốc). Ðây là lần thứ tư Việt Nam phải phá giá tiền từ tháng 11 năm 2009 đến nay. Tuần trước, Ngân Hàng Nhà Nước loan báo tăng lãi suất liên ngân hàng từ 9% lên thành 11%.

Tổ chức tư vấn đầu tư Moody's Investors Service cho rằng hành động phá giá tiền của Việt Nam tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng vì đánh sụt giá tài sản và tư bản của ngân hàng. Moody cũng cho rằng hành động đó cũng tăng sự khó khăn cho hệ thống ngân hàng khi điều hành thanh khoản mà như vậy, sẽ làm cho lạm phát tồi tệ hơn.

Moody cho rằng “Nếu không có một chính sách nhất quán để kềm chế sự cấp tín dụng quá đáng và kiểm soát lạm phát, những tác động tốt của việc phá giá đồng bạc chỉ có giá trị nhất thời.”
 

No comments:

Post a Comment