Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Wednesday, February 9, 2011

Thái Lan: LHQ không cần phải can thiệp vào vụ xung đột biên giới

Liên Hiệp Quốc sẽ giúp đỡ thương lượng để kết thúc xung đột xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan vào ngày 14 tháng 2 .
Trong khi đó Ngoại trưởng Thái Kasit Piromya bày tỏ chỉ muốn đàm phán song phương, còn bên Campuchia cho rằng, đó chỉ là cớ của Thái để xâm lược nước họ.

Thái Lan muốn giải quyết bằng đàm phán song phương

Báo bưu điện Bangkok của Thái Lan loan tin vào hôm thứ Tư, ngày 9 tháng 2 cho biết, Chính phủ Thái Lan từ chối can thiệp của Liên Hiệp Quốc trong cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Campuchia, vì Thái Lan cho rằng Thái Lan không phải là một nước thất bại và do đó hai nước có thể xử lý các vấn đề chính thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Vào hôm thứ ba vừa qua, các quan chức Bộ Ngoại giao Thái Lan tái khẳng định niềm tin vào cuộc đàm phán song phương và từ chối việc Chính phủ Phnom Penh kêu gọi bên thứ ba can thiệp. Báo bưu điện Bangkok còn cho biết, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva gọi điện cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vào hôm thứ ba, ngày 8 tháng 2 để làm rõ sự thật về các vụ chạm súng.

Mặc dù thông tin chi tiết của cuộc trò chuyện giữa Thủ tướng Abhisit và ông Ban Ki-moon không được tiết lộ, nhưng trước đó ông Abhisit nói rằng ông sẽ nói với ông Ban rằng Thái Lan đã không tấn công Campuchia, hoặc dân thường của họ.
Báo bưu điện Bangkok còn dẫn lời Ngoại trưởng Kasit Piromya rằng, ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia Hor Namhong hôm thứ ba và hai bên đã đồng ý hội đàm tại một nước thứ 3.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia ra một thông cáo hôm thứ Tư, ngày 9 tháng 2 cho biết, Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia bác bỏ lời khẳng định của Ngoại trưởng Kasit Piromya.
Ông Koy Kuong nhấn mạnh rằng Ngoại trưởng Hor Namhong chưa nói chuyện với Ngoại trưởng Thái Kasit Piromya hồi hôm thứ ba, ngày 8 tháng 2. Nhưng buổi chiều hôm đó, Đại sứ Thái Lan đã đến gặp Phó Thủ

Phái đoàn quân sự Campuchia quan sát các vết đạn ở đền Preah Vihear
Phái đoàn quân sự Campuchia quan sát các vết đạn ở đền Preah Vihear sau trận xung đột
tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Hor Namhong để chuyển tải một đề nghị của ông Kasit Piromya.
Và cho đến nay, ông Hor Namhong chưa có hồi đáp đề nghị nào, vì hiện vấn đề xung đột đang nằm trong tay của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông Koy Kuong cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm:
“Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Hor Namhong từng khẳng định, nếu như hai nước có thể tự giải quyết vấn đề song phương thì Campuchia sẽ không kêu gọi LHQ can thiệp. Bởi vì sự việc phức tạp nên  không thể xử lý vấn đề bằng đàm phán song phương. Trong khi Thái Lan khẳng định là có thể, đó chỉ là cớ của Thái để xâm lược Campuchia.”

Thái cáo buộc quân đội Campuchia xâm nhập khu vực đền Preah Vihear

Ngoại trưởng Thái Kasit Piromya đã nói trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Thái Lan hôm thứ ba rằng, cuộc đụng độ giữa binh sĩ Campuchia và Thái dọc theo biên giới từ hôm thứ Sáu đã chứng minh sức mạnh rõ ràng của quân đội Thái Lan. Trong trận xung đột, quân đội Thái chỉ bắn vào khu vực quân sự của Campuchia, trong khi binh sĩ Campuchia bắn vào các làng dân thường của Thái. Hơn nữa, binh sĩ Campuchia đã có mặt tại đền Preah Vihear, trong khi hai nước đã đồng ý rằng sẽ không triển khai quân đội đến đền này.
Liên quan lời cáo buộc trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Koy Kuong mạnh mẽ bác bỏ và cho rằng, lời nói của ông Kasit như là một khẳng định vu khống.Campuchia chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có binh sĩ tại đền Preah Vihear, chính vì đền Preah Vihear luôn luôn là một nơi để thờ phượng và du lịch.
Ông Koy Kuong cho biết, hiện chỉ có một số ít cảnh sát có vũ khí để giữ an toàn tại đền. Còn những lời cáo buộc trên là nhằm mục đích chỉ để biện minh cho cuộc tấn công của Thái về ngôi đền Preah Vihear, một di sản Thế giới. Phát ngôn viên Koy Kuong nói:
“Lời cáo buộc của Thái thể hiện cho thấy rằng, Thái Lan đã thừa nhận họ có bắn loại đạn pháo hạng nặng vào đền Preah Vihear. Thực tế, quân đội Campuchia mới có mặt tại đền Preah Vihear để khảo sát sự thiệt hại vì chỉ có quân đội mới hiểu rõ các loại vũ khí hạng nặng được Thái sử dụng. Cho nên hình ảnh quân đội Campuchia tại đền chỉ là nhóm kỹ thuật viên đến khảo sát loại vũ khí mà binh sĩ Thái bắn hướng về đền Preah Vihear.”

Đền Preah Vihear bị thiệt hại nặng?

Sau khi hai nước Campuchia-Thái Lan bắn nhau 4 ngày liên tục, và đền Preah Vihear xây dựng vào thế kỷ thứ 11 được báo cáo bị thiệt hại khá nặng. Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư cho bà Maria Luiza Ribeiro Viotti, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để tìm biện pháp can thiệp vụ xung đột này.
Trong thư gửi bà Chủ tịch Hội đồng, Thủ tướng Hun Sen cáo buộc lực lượng binh sĩ Thái đã phát động cuộc

Campuchia vẫn di chuyển binh sĩ lên quanh khu vực đền Preah Vihear
Campuchia vẫn di chuyển binh sĩ lên quanh khu vực đền Preah Vihear. AFP
xâm lăngCampuchia bằng những vũ khí hạng nặng tinh vi và một số đạn pháo Thái được bắn sâu khoảng 20 km bên trong lãnh thổ Campuchia.
Hãng thông tấn của Pháp AFP dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ hôm thứ tư rằng, các thành viên của Hội đồng bày tỏ mối quan tâm lớn ở tình tiết tăng nặng của sự căng thẳng ở biên giới. Bà kêu gọi hai bên ngừng bắn và quay lại bàn tròn giải quyết tình hình một cách hòa bình. Bà Maria Luiza Ribeiro Viotti cho biết thêm rằng, Hội đồng sẵn sàng tổ chức một cuộc họp.
Song song đó, Tổng Giám đốc Ủy ban di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa của LHQ (UNESCO) Irina Bokova cũng cho biết, UNESCO dự định sẽ gửi một phái đoàn đến khu vực có xung đột càng sớm càng tốt để đánh giá tình trạng của ngôi đền. Di sản thế giới là những di sản của cả nhân loại và cộng đồng Quốc tế có một trách nhiệm bảo vệ chúng. Điều này đòi hỏi một nỗ lực tập thể phải được thực hiện trên tinh thần tư vấn và đối thoại.

No comments:

Post a Comment