WASHINGTON - Có thể nói trong sự hiện hữu của bất cứ chế độ độc tài đàn áp nào rồi cũng đến lúc thành phần lãnh đạo - và quân đội từng giúp họ duy trì quyền lực - phải có sự lựa chọn và thường là không thay đổi được: Phải thay đổi hay sẽ có súng nổ. Quân đội Ai Cập, nhận định rằng họ chẳng nên tiếp tục che chở bảo vệ cho một nhà độc tài già nua, 82 tuổi, hoàn toàn xa rời đời sống quanh mình, không có ai khả dĩ đủ khả năng kế vị và không có được một kế hoạch đáng tin tưởng nào cho tương lai Ai Cập, sau cùng đã quyết định đứng về phía những người biểu tình trên đường phố, ít nhất là vào Hồi Một của những gì xảy ra ở quốc gia này.
Khi làm điều này, quân đội Ai Cập bỏ qua lời khuyến cáo của vương triều Saudi Arabia, trong các cuộc điện thoại gọi về Washington, là Tổng Thống Hosni Mubarak nên nổ súng nếu đây là điều cần thiết, và người Mỹ nên ngưng nói đến những quyền căn bản của người dân mà hãy hỗ trợ ông Mubarak.
Và khi các cuộc nổi dậy đòi tự do dân chủ bắt đầu lây lan sang các quốc gia khác trong thế giới Ả Rập tuần qua, quân đội Bahrain có vẻ đi đến quyết định là phía Saudi Arabia, quốc gia láng giềng, có lý hơn. Họ rút ra hai bài học từ Ai Cập, đó là: Nếu ông Obama gọi đến thì đừng bắt điện thoại. Và nổ súng ngay từ khi có những chỉ dấu bất ổn.
Hiện còn quá sớm để biết xem cả hai cách phản ứng này sẽ đưa đến kết cục như thế nào. Nhưng tại cả hai quốc gia này, cũng giống như ở quốc gia độc tài khác, chìa khóa đưa đến sự thay đổi nằm trong tay quân đội. Và cũng giống như các cơ chế có những quyền lợi riêng tư khác, thành phần lãnh đạo quân đội chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ được gì, cả ngắn hạn và dài hạn?
Thành phần lãnh đạo quân sự ở Ai Cập đạt đến cùng kết luận như ở Nam Hàn trong thập niên 1980 và ở Indonesia thập niên 1990: Nhân vật lãnh đạo quốc gia bỗng nhiên đang từ sự lợi ích trở thành một gánh nặng.
Quân đội Ai Cập, với tất cả các công ty dịch vụ thương mại, đó là chưa kể đến số viện trợ lớn lao của Mỹ và các võ khí tối tân, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cho phép họ tiếp tục duy trì thế lực của mình trong khi cho phép Washington từ từ đưa ra những biện pháp cải cách thật sự.
Hoàn cảnh ở Bahrain thì lại khác. Quân đội nơi đây có vẻ đi đến kết luận là việc thích ứng với thay đổi sẽ không có lợi cho họ - cho rằng thành phần chống đối chính phủ đe dọa quá nhiều đến ảnh hưởng của họ trong nước. Do đó, quốc gia chủ nhà, nơi đặt bộ chỉ huy Hạm Ðội Năm của Mỹ, quyết định không để ý gì đến những lời khuyên của Tổng Thống Obama, vốn theo họ chỉ là hình thức trợ giúp tự tử.
Tất cả những điều này không làm cho Tòa Bạch Ốc ngạc nhiên, vốn hồi mùa Hè năm trước, với sự đòi hỏi của Tổng Thống Obama, khởi sự lượng định khả năng sống còn của các chế độ này và mới gần đây cũng tìm hiểu cách làm sao có sự chuyển tiếp thành công sang thể chế dân chủ.
“Có nhiều điều mà chúng tôi xem tới trong các trường hợp này như các cuộc khủng hoảng kinh tế, thành phần lãnh đạo già nua, các cuộc thương thảo chuyển tiếp giữa các phe nhóm thế lực,” theo lời ông Michael McFaul, một cố vấn an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc.
Trong mấy tuần qua, ông McFaul đã dành trọng tâm của mình vào việc đưa ra các trường hợp điển hình cho Tổng Thống Obama và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, để tìm phương cách ảnh hưởng tới các cuộc đối đầu xảy ra tại các quốc gia đồng minh thân cận cũng như các quốc gia thù nghịch với Mỹ. “Hoàn toàn không hề có một mô hình hay một hướng đi nhất định nào,” theo ông McFaul, dựa theo những nghiên cứu mà ông từng thực hiện khi còn là giáo sư Ðại Học Stanford. “Có nhiều con đường đưa đến chuyển đổi dân chủ, và phần lớn đều là sự lộn xộn, hỗn độn.”
Ai Cập rõ ràng là khởi sự theo đường hướng này, với các cuộc giao tranh trên đường phố giữa cảnh sát và người biểu tình, và các hành vi bạo lực nhằm đẩy người tranh đấu ra khỏi Quảng Trường Tahrir. Nhưng các giới chức Mỹ, nhắc lại các cuộc thảo luận khó khăn với phía Ai Cập, nói rằng họ biết là ngày tàn của ông Mubarak đã đến, khoảng tám ngày sau khi cuộc khủng hoảng khởi sự, khi quân đội Ai Cập nói rõ rằng sẽ không bắn vào dân của mình.
“Chúng ta có thể thấy được sự tính toán trong đầu của họ,” theo một viên chức cao cấp Mỹ tham dự vào cuộc thương thảo. “Họ có muốn tiếp tục đứng với một nhân vật lãnh đạo già nua bệnh hoạn, với người kế vị nhiều phần sẽ là chính con trai của ông ta, một người mà phía quân đội không tin tưởng? Và chúng tôi cứ nhắc đi nhắc lại điệp khúc, 'đừng phá vỡ mối ràng buộc giữa quân đội và người dân trong nước.'”
Lời nói của các viên chức này có sự thuyết phục, một phần không nhỏ là nhờ mối liên hệ sâu xa giữa quân đội Ai Cập với quân đội Mỹ. Cuộc đầu tư có từ 30 năm qua đã có kết quả khi từ viên tướng cho đến người hạ sĩ, cho đến các sĩ quan tình báo, lặng lẽ gọi điện thoại và gửi email cho những người bạn từng huấn luyện với họ trước đây.
Nhưng nay đến giai đoạn được coi là khó khăn nhất, trong đó quân đội phải giữ lời hứa của mình là để cho một chính quyền dân sự được phát triển. Ðiều này có nghĩa là quân đội phải từ bỏ vai trò độc tôn quyền lực của mình. một điều không dễ dàng cho bất cứ thành phần lãnh đạo trong bất cứ chế độ nào, nhất là nếu họ đã đầu tư nhiều vào nền kinh tế trong nước, một điều cũng giống như thành phần quân đội tại Trung Quốc.
Câu hỏi hiện nay là liệu quân đội Ai Cập có thể để cho có việc chuyển tiếp sang một thể chế dân chủ hay không, cũng giống như từng xảy ra ở Nam Hàn, Indonesia, Phillipines và Chile trước đây.
Nam Hàn có lẽ là thí dụ rõ ràng nhất của một kết cục tốt đẹp, cho cả người dân quốc gia này và nước Mỹ. Nam Hàn nay ở trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới và chính quyền nơi đây nay là đồng minh thân cận nhất của Washington ở Á Châu.
Ở Indonesia, Tướng Suharto cầm quyền trong 31 năm, rồi đi đến sự sụp đổ, cũng như ông Mubarak. Washington cũng từng bỏ qua những hành vi đàn áp nhân quyền của ông ta vì ông là người chống Cộng nhiệt thành. Nhưng ông chỉ tồn tại được hơn hai tuần lễ sau khi người dân xuống đường biểu tình năm 1998, với ngòi nổ là cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu.
Có những người như ông Abderrahim Foukara, trưởng văn phòng hệ thống truyền hình Al Jazeera ở Washington, nói rằng kết quả các cuộc đàn áp bằng súng đạn đều được thấy rõ. Ðó là thành phần độc tài có thể duy trì quyền lực thêm một thời gian nữa, nhưng mất hết sự danh chính ngôn thuận của một chính quyền.
Ðiều này có thể đúng. Nhưng những người khác đã từng nói như vậy khi quân đội Trung Quốc nổ súng bắn vào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Ngày đó, quân đội Trung Quốc chọn đứng về phía độc tài và nay được đền đáp gấp bội phần. Quân đội Trung Quốc ngày nay có cả một hệ thống các công ty kinh doanh giàu mạnh đến nỗi phần lớn giới lãnh đạo Trung Quốc đều không dám đụng đến họ. (V.Giang)
Khi làm điều này, quân đội Ai Cập bỏ qua lời khuyến cáo của vương triều Saudi Arabia, trong các cuộc điện thoại gọi về Washington, là Tổng Thống Hosni Mubarak nên nổ súng nếu đây là điều cần thiết, và người Mỹ nên ngưng nói đến những quyền căn bản của người dân mà hãy hỗ trợ ông Mubarak.
Và khi các cuộc nổi dậy đòi tự do dân chủ bắt đầu lây lan sang các quốc gia khác trong thế giới Ả Rập tuần qua, quân đội Bahrain có vẻ đi đến quyết định là phía Saudi Arabia, quốc gia láng giềng, có lý hơn. Họ rút ra hai bài học từ Ai Cập, đó là: Nếu ông Obama gọi đến thì đừng bắt điện thoại. Và nổ súng ngay từ khi có những chỉ dấu bất ổn.
Hiện còn quá sớm để biết xem cả hai cách phản ứng này sẽ đưa đến kết cục như thế nào. Nhưng tại cả hai quốc gia này, cũng giống như ở quốc gia độc tài khác, chìa khóa đưa đến sự thay đổi nằm trong tay quân đội. Và cũng giống như các cơ chế có những quyền lợi riêng tư khác, thành phần lãnh đạo quân đội chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi: Chúng ta sẽ được gì, cả ngắn hạn và dài hạn?
Thành phần lãnh đạo quân sự ở Ai Cập đạt đến cùng kết luận như ở Nam Hàn trong thập niên 1980 và ở Indonesia thập niên 1990: Nhân vật lãnh đạo quốc gia bỗng nhiên đang từ sự lợi ích trở thành một gánh nặng.
Quân đội Ai Cập, với tất cả các công ty dịch vụ thương mại, đó là chưa kể đến số viện trợ lớn lao của Mỹ và các võ khí tối tân, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cho phép họ tiếp tục duy trì thế lực của mình trong khi cho phép Washington từ từ đưa ra những biện pháp cải cách thật sự.
Hoàn cảnh ở Bahrain thì lại khác. Quân đội nơi đây có vẻ đi đến kết luận là việc thích ứng với thay đổi sẽ không có lợi cho họ - cho rằng thành phần chống đối chính phủ đe dọa quá nhiều đến ảnh hưởng của họ trong nước. Do đó, quốc gia chủ nhà, nơi đặt bộ chỉ huy Hạm Ðội Năm của Mỹ, quyết định không để ý gì đến những lời khuyên của Tổng Thống Obama, vốn theo họ chỉ là hình thức trợ giúp tự tử.
Tất cả những điều này không làm cho Tòa Bạch Ốc ngạc nhiên, vốn hồi mùa Hè năm trước, với sự đòi hỏi của Tổng Thống Obama, khởi sự lượng định khả năng sống còn của các chế độ này và mới gần đây cũng tìm hiểu cách làm sao có sự chuyển tiếp thành công sang thể chế dân chủ.
“Có nhiều điều mà chúng tôi xem tới trong các trường hợp này như các cuộc khủng hoảng kinh tế, thành phần lãnh đạo già nua, các cuộc thương thảo chuyển tiếp giữa các phe nhóm thế lực,” theo lời ông Michael McFaul, một cố vấn an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc.
Trong mấy tuần qua, ông McFaul đã dành trọng tâm của mình vào việc đưa ra các trường hợp điển hình cho Tổng Thống Obama và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, để tìm phương cách ảnh hưởng tới các cuộc đối đầu xảy ra tại các quốc gia đồng minh thân cận cũng như các quốc gia thù nghịch với Mỹ. “Hoàn toàn không hề có một mô hình hay một hướng đi nhất định nào,” theo ông McFaul, dựa theo những nghiên cứu mà ông từng thực hiện khi còn là giáo sư Ðại Học Stanford. “Có nhiều con đường đưa đến chuyển đổi dân chủ, và phần lớn đều là sự lộn xộn, hỗn độn.”
Ai Cập rõ ràng là khởi sự theo đường hướng này, với các cuộc giao tranh trên đường phố giữa cảnh sát và người biểu tình, và các hành vi bạo lực nhằm đẩy người tranh đấu ra khỏi Quảng Trường Tahrir. Nhưng các giới chức Mỹ, nhắc lại các cuộc thảo luận khó khăn với phía Ai Cập, nói rằng họ biết là ngày tàn của ông Mubarak đã đến, khoảng tám ngày sau khi cuộc khủng hoảng khởi sự, khi quân đội Ai Cập nói rõ rằng sẽ không bắn vào dân của mình.
“Chúng ta có thể thấy được sự tính toán trong đầu của họ,” theo một viên chức cao cấp Mỹ tham dự vào cuộc thương thảo. “Họ có muốn tiếp tục đứng với một nhân vật lãnh đạo già nua bệnh hoạn, với người kế vị nhiều phần sẽ là chính con trai của ông ta, một người mà phía quân đội không tin tưởng? Và chúng tôi cứ nhắc đi nhắc lại điệp khúc, 'đừng phá vỡ mối ràng buộc giữa quân đội và người dân trong nước.'”
Lời nói của các viên chức này có sự thuyết phục, một phần không nhỏ là nhờ mối liên hệ sâu xa giữa quân đội Ai Cập với quân đội Mỹ. Cuộc đầu tư có từ 30 năm qua đã có kết quả khi từ viên tướng cho đến người hạ sĩ, cho đến các sĩ quan tình báo, lặng lẽ gọi điện thoại và gửi email cho những người bạn từng huấn luyện với họ trước đây.
Nhưng nay đến giai đoạn được coi là khó khăn nhất, trong đó quân đội phải giữ lời hứa của mình là để cho một chính quyền dân sự được phát triển. Ðiều này có nghĩa là quân đội phải từ bỏ vai trò độc tôn quyền lực của mình. một điều không dễ dàng cho bất cứ thành phần lãnh đạo trong bất cứ chế độ nào, nhất là nếu họ đã đầu tư nhiều vào nền kinh tế trong nước, một điều cũng giống như thành phần quân đội tại Trung Quốc.
Câu hỏi hiện nay là liệu quân đội Ai Cập có thể để cho có việc chuyển tiếp sang một thể chế dân chủ hay không, cũng giống như từng xảy ra ở Nam Hàn, Indonesia, Phillipines và Chile trước đây.
Nam Hàn có lẽ là thí dụ rõ ràng nhất của một kết cục tốt đẹp, cho cả người dân quốc gia này và nước Mỹ. Nam Hàn nay ở trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới và chính quyền nơi đây nay là đồng minh thân cận nhất của Washington ở Á Châu.
Ở Indonesia, Tướng Suharto cầm quyền trong 31 năm, rồi đi đến sự sụp đổ, cũng như ông Mubarak. Washington cũng từng bỏ qua những hành vi đàn áp nhân quyền của ông ta vì ông là người chống Cộng nhiệt thành. Nhưng ông chỉ tồn tại được hơn hai tuần lễ sau khi người dân xuống đường biểu tình năm 1998, với ngòi nổ là cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu.
Có những người như ông Abderrahim Foukara, trưởng văn phòng hệ thống truyền hình Al Jazeera ở Washington, nói rằng kết quả các cuộc đàn áp bằng súng đạn đều được thấy rõ. Ðó là thành phần độc tài có thể duy trì quyền lực thêm một thời gian nữa, nhưng mất hết sự danh chính ngôn thuận của một chính quyền.
Ðiều này có thể đúng. Nhưng những người khác đã từng nói như vậy khi quân đội Trung Quốc nổ súng bắn vào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Ngày đó, quân đội Trung Quốc chọn đứng về phía độc tài và nay được đền đáp gấp bội phần. Quân đội Trung Quốc ngày nay có cả một hệ thống các công ty kinh doanh giàu mạnh đến nỗi phần lớn giới lãnh đạo Trung Quốc đều không dám đụng đến họ. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment