Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, February 12, 2011

Thế giới chào mừng thắng lợi của "cách mạng" Ai Cập

Phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ chào mừng thắng lợi của cuộc "cách mạng Ai Cập", và kêu gọi quân đội nước này tôn trọng dân chủ. Cộng đồng quốc tế hy vọng là giai đoạn chuyển tiếp sẽ diễn ra một cách êm thắm và trong trật tự. Quân đội giữ vai trò quyết định trong thời hậu Mubarak.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài diễn văn đọc chỉ vài tiếng đồng hồ sau thông báo từ chức của tổng thống Mubarak, đã lên tiếng hoan nghênh sự kiện này và đánh giá :  "Ai Cập sẽ không bao giờ như trước nữa".  Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi quân đội Ai Cập đảm bảo một sự chuyển tiếp đáng tin cậy đối với người dân. Người Ai Cập, theo ông Obama, đã nói rõ là họ không chấp nhận điều gì khác ngoại trừ một nền dân chủ thật sự. Ông Obama cũng cảnh báo về những ngày khó khăn sắp đến. 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon, cũng hoan nghênh điều được ông cho là "tiếng nói người dân Ai Cập đã được lắng nghe". Ông cũng kêu gọi một tiến trình "chuyển tiếp minh bạch, trong trật tự và hoà bình". 
Phản ứng của châu Âu
Tại Châu Âu, Thụy Sĩ đã lên tiếng ngay lập tức là sẽ cho phong tỏa tài sản của ông Mubarak tại nước này, trong lúc Liên Hiệp Châu Âu, qua lời lãnh đạo ngành ngoại giao, bà Catherine Ashton, đã đánh giá là ông Mubarak đã "lắng nghe tiếng nói của người dân".
Tổng thống Pháp Nicolas Sazkozy thì ca ngợi "quyết định can đảm và cần thiết" của ông Mubarak, trong lúc thủ tướng Đức Angela Merkel, nhìn thấy trong quyết định từ chức của ông Mubarak "một thay đổi lịch sử". Dĩ nhiên sau những lời hoan nghênh diễn tiến mới tại Ai Cập, Châu Âu cũng không che giấu nỗi lo ngại cho tình hình sắp tới đây. Thông tín viên Pierre Bénazet tại Bruxelles ghi nhận : 
‘‘Châu Âu trước mắt hy vọng là tình hình sẽ yên tĩnh. Chẳng hạn như nước Ý đã hy vọng là giai đoạn chuyển tiếp sẽ tiếp tục một cách êm thắm, hoà bình, trong trật tự . Cả Châu Âu đều quan tâm vào thời kỳ chuyển tiếp, họ đề nghị giúp đỡ Ai Cập trong giai đoạn này, như lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu bà Catherine Ashton đã nhắc lại. Cũng như Ba Lan và Cộng hoà Séc, bà Ashton kêu gọi Ai Cập tổ chức bầu cử tự do, dân chủ, công minh. 
Dĩ nhiên là phản ứng của Châu Âu cũng phảng phất những lo âu, trước tiên cho chính đất nước Ai Cập, như Hy Lạp đã có lời cảnh báo là tiến trình dân chủ hoá sẽ khó khăn, khổ nhọc. Vai trò của quân đội cũng đã được nêu lên : Thủ tướng Anh, David Cameron, đã tỏ ý muốn thấy một một chính quyền dân sự, dân chủ. 
Cuối cùng thì Liên Hiệp Châu Âu cũng hy vọng Ai Cập có thể đóng góp vào sự phồn thịnh và tình hình ổn định, hoà bình ở vùng Cận Đông. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng kêu gọi chế độ tương lai ở Ai Cập tôn trọng an ninh của Israel’’.  
Người dân Ai cập cũng như quốc tế có vẻ đặt kỳ vọng vào quân đội vừa được trao quyền lãnh đạo đất nước, nhưng quân đội sẽ làm gì trong những ngày sắp tới ? Đây là câu hỏi then chốt đặt ra hiện nay. Tổng thống Mỹ Barack Obama, hôm qua đã nhấn mạnh trên vai trò của quân đội trong cuộc "cách mạng" ở Ai Cập và giờ đây trong thời kỳ chuyển tiếp. Nhưng trước mắt, những người được giao trách nhiệm "xử lý thường vụ" tại Cairo chưa cho thấy rõ ý định của họ. Từ thủ điô Cairo, thông tín viên Alexandre Buccianti nhận định như sau : 
‘‘Và bây giờ, quân đội sẽ làm gì ? Bản thân quân đội có vẻ như vẫn chưa có lời giải đáp. Hội đồng quân sự Tối cao mà thống chế Mohamad Hussein Tantawi làm chủ tịch, đã biểu hiện thái độ do dự trong bản thông cáo đầu tiên sau khi được trao quyền lãnh đạo đất nước.  
Hội đồng này đã tuyên bố xem xét các thủ tục và biện pháp mà họ sẽ tiến hành để "thực hiện nguyện vọng của dân chúng". Họ muốn cho thấy là họ rất ý thức về trọng trách nặng nề mà họ gánh vác cũng như sự cần thiết phải tiến hành các thay đổi triệt để. Nhưng quân đội Ai Cập cũng tìm cách trấn an : Chúng tôi sẽ không đảm trách vai trò thay thế quyền lực chính đáng mà người dân mong muốn. 
Trong khi chờ đợi thì phải giải tán chính phủ mà ông Mubarak đã thành lập. Nhưng vấn đề là thay thế bằng cái gì ? Thành lập một chính phủ chỉ với các nhà kỹ trị ? hay là thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc ? Trong trường hợp đó thì phải xử lý tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ra sao ?
Tổ chức này đang trở thành lực lượng chính trị có cấu trúc chặt chẽ, lớn nhất Ai Cập sau khi đảng cầm quyền của ông Mubarak biến mất. Cho dù tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã hoan nghênh quân đội, nhưng họ không quên là hàng chục thành viên của họ đã bị các toà án quân đội kết án". 
Phản ứng thận trọng và lo lắng của quốc tế cũng phần nào đến từ tính cách nhân vật đứng đầu Hội đồng Quân sự Tối cao vừa được trao quyền cầm cương Ai Cập. Thống chế Mohamed Hussein Tantawi, 75 tuổi, bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1991, là một người nổi tiếng bảo thủ và được xem là cột trụ của chế độ Ai Cập. Thống chế Tantawi cũng là một người thân cận với tổng thống từ nhiệm Mubarak.
Phản ứng của châu Á
Về phản ứng của châu Á, trước hết Trung Quốc hy vọng Ai Cập nhanh chóng tái lập ổn định, trật tự. Theo hãng tin AFP, khát vọng dân chủ và tự do của người dân Ai Cập không phải là một tin vui đối với đảng cộng sản Trung Quốc. Cho nên Bắc Kinh tiếp tục áp dụng chính sách kiểm duyệt.
Cho đến ngày hôm nay, khi truy cập vào các trang blog và địa chỉ trên mạng internet để tìm kiếm những từ khóa như "Ai Cập" hay "Mubarak" độc giả sẽ không được toại nguyện. Liên quan đến thời sự Ai Cập, phần bình luận của các trang thông tin trên mạng hàng đầu tại Trung Quốc cũng bị tạm ngưng hoạt động.
Về phần mình, Ấn Độ và Nhật Bản cùng hoan nghênh việc tổng thống Ai Cập rút lui khỏi chính quyền. Thủ tướng Nhật hy vọng Ai Cập tiếp tục đóng một vai trò then chốt trên bàn cờ quan hệ quốc tế tại Cận Đông. New Delhi thì nhấn mạnh đến mối quan hệ truyền thống hữu hảo giữa hai nước.
Về phía các nước Đông Nam Á, Philippines là quốc gia đầu tiên trong khối Asean lên tiếng hoan nghênh cuộc cách mạng ôn hòa Ai Cập và việc quyền lực được chuyển giao về tay người dân tại quốc gia trung cận đông này

No comments:

Post a Comment