Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Sunday, February 6, 2011

Các nhà dân chủ VN nghĩ gì về cuộc “Cách Mạng Hoa Lài”?

Cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Tunisia loại được gần như cả chế độ độc tài dài lâu Zine al-Abidine Ben Ali và tiếp tục làm chấn động thế giới Ả Rập, nhất là tại Ai Cập hiện giờ, hẳn mang lại một “luồng gió mát” cho phong trào dân chủ tại VN.
AFP photo
Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011.
Các nhà dân chủ đón nhận “luồng gió mát” đó ra sao?

Vui mừng và hy vọng

Nhiều nhà dân chủ trong nước bày tỏ vui mừng và hy vọng sẽ có đổi thay từ biến cố Ả Rập. Chẳng hạn như từ Hà Nội, LS Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến dũng cảm, bày tỏ tâm trạng ấy như sau:
“Qua tiếp xúc với một số người và cá nhân tôi thì tôi thật sự cảm thấy rất vui mừng cũng như rất bất ngờ về sự kiện đó vì tất cả chúng ta đều biết rằng ngày hôm trước chẳng ai ngờ được như vậy và ngày hôm sau thì tất cả hãng thông tấn đưa tin rầm rộ khiến tôi thậm chí còn nghĩ là không biết thực tế có tới mức độ như vậy không.
Với sự kiện ở Tunisia rồi Ai Cập và các nước Ả Rập khác, tất nhiên những người như chúng tôi trong phong trào dân chủ quan tâm đến vấn đề chính trị nói chung và dấn thân vào hoạt động chính trị bên “lề trái” thì chúng tôi đặc biệt quan tâm hơn và vui mừng.
Và tôi tin chắc rằng những người lãnh đạo của CS VN nói riêng và cả đảng CS nói chung sẽ quan tâm và suy nghĩ. Vì thực chất họ biết là có những tương đồng với những thế chế bị lật đổ đó, nên họ phải suy nghĩ đến sự đổi thay.”

Khuyến khích và gợi ý


freedom-map-250.jpg
Bảng xếp hạng về mức độ tự do ở châu Á của Freedom House.
Tại Saigòn, nhà bất đồng chính kiến hàng đầu, BS Nguyễn Đan Quế, nhận định rằng đây là diễn biến trọng đại có tính cách khuyến khích và gợi ý cho phong trào dân chủ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại VN và cả Miến Điện ở vùng Đông Nam Á. Và ông nhấn mạnh tới xu thế dân chủ hóa toàn cầu như sau:

“Việc đầu tiên cần phải nói là phong trào dân chủ nằm trong xu thế toàn cầu. Chúng tôi nương theo cả một xu thế toàn cầu, nghĩa là có được sự ủng hộ, hoan nghênh của xu thế thời đại. Bây giờ xu thế thời đại đang nằm trong tay của những người hoạt động trong nước này.
Tôi có thể nói vắn tắt rằng chuyện thay đổi từ bên trên xuống gọi là đổi mới cải tổ do Bộ Chính trị thực hiện, thì họ bắt đầu làm từ năm 1986 đến giờ là 25 năm rồi. Về mặt kinh tế, với số vốn rất lớn do ngoại quốc đầu tư vào, giúp rất nhiều, nhưng phải nói rằng VN sử dụng đồng vốn đó rất kém cỏi, kế hoạch phát triển kinh tế không tương xứng với tiền đầu tư vào. Đó là một sự thất bại lớn lao trong việc phát triển kinh tế khiến đưa đến hố ngăn cách giàu-nghèo ở VN ngày càng tăng. Trong khi đại đa số rất nghèo thì thiểu số giàu có lợi dụng quyền thế, tham nhũng để làm giàu thêm.
Giữa lúc lòng dân bất mãn cộng thêm xu thế thời đại như vừa nói thì, trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin với kỹ thuật mới về Internet, điện thoại di động, Twitter, Facebook…, với những cái gương đã và đang xảy ra ở Tunisia, Ai Cập thì phong trào dân chủ không cần phải tổ chức như ngày xưa. Nhưng lòng dân đã như thế, xu thế thời đại đã như thế trong khi các cường quốc đều muốn có một sự thay đổi dân chủ để phát triển, thì theo tôi, phong trào dân chủ VN có được những yếu tố thuận lợi. Có thể sau những diễn biến ở Tunisia, ở Algeria, ở Ai Cập thì cuộc cách mạng dân chủ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở VN và Miến Điện có rất nhiều cơ may xảy ra trong một thời gian rất nhanh.”

Tạo được tiền đề
Các nhà dân chủ trong nước nhận định rằng diễn biến Tunisia, Ai Cập và những nước Ả Rập hiện giờ chủ yếu nêu lên tấm gương về sự vùng dậy của quần chúng trước ách độc tài, độc đoán và tình trạng tước bỏ quyền sống của người dân. Và dù phương cách phản ứng có khác nhau giữa những xứ Ả Rập và phong trào dân chủ tại VN, nhưng các nhà dân chủ tin rằng kết quả cuối cùng vẫn bắt nguồn từ tình trạng người dân không chịu đựng nỗi sự đàn áp xem chừng như ngày càng mạnh mẽ trong nước. Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Thanh Giang nhận xét:

“Tôi nghĩ là ở VN, khung cảnh rồi đây sẽ không giống hệt như Tunisia. Nhưng tình trạng chín mùi của nó cũng đã tạo được tiền đề. Đặc biệt là sau Đại hội 11 của đảng CS, lòng người có điều gì đó bức bối – bức bối trong nhiều tầng lớp: tầng lớp xã hội và cả tầng lớp elite ngay chính trong đảng. Người ta tưởng rằng đường lối mới sau Đại hội 11 sẽ khá hơn, cởi mở hơn, sẽ dân chủ hơn được một chút nào. Nhưng dấu hiệu trước mắt thì thấy không có gì khả quan cả.
Tôi nghĩ ở VN rồi sẽ bùng nổ biến cố kiểu khác hơn Tunisia. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là phát xuất từ tình trạng người dân không chịu nỗi sự độc tài, độc đoán, áp bức đối với quyền sống của con người. Cho nên có người nói Tunisia là hôm nay và VN sẽ là Tunisia ngày mai. Điều đó sẽ là hiện thực nếu con đường đàn áp độc tài độc đoán này không được cải thiện.”

An phận và nhẫn nhục?

Nhưng nhiều người e rằng “hoa lài” Tunisia, dù đang lan tỏa đáng ngại trong thế giới Ả Rập, khó có thể tỏa hương tới VN vì trước hết bộ máy đàn áp của Hà Nội, nói theo lời blogger Tô Hải, “kinh lắm”. Lại thêm người dân xem chừng như an phận với những gì họ đang có so với trước kia. Mối quan ngại đó cũng được LS Lê Thị Công Nhân bày tỏ:
“Tôi cảm thấy là cho tới giờ phút này, chế độ độc tài toàn trị VN vẫn bưng bít được thông tin, vẫn ngăn chặn được những sự kiện cách mạng dân chủ đang nổ ra tại hàng loạt những xứ Ả Rập như vậy.
Trong dân cư VN, trong cộng đồng mà tôi đang sống giữa thủ đô Hà Nội thì theo cảm nhận của tôi thực sự là những sự kiện ấy không ảnh hưởng đáng kể gì đến dân chúng. Nhiều người tôi thấy họ chẳng biết Tunisia là ở đâu hay Bắc Phi là ở chỗ nào. Một mặt thì khoảng cách địa lý khá xa xôi, mặt khác về văn hóa có một sự khác biệt rất lớn.
Nhưng theo tôi, sự khác biệt quan trọng ở đây là hướng tiêu cực nghiên về phía VN. Tức là dân VN chúng ta, phải thẳng thắn mà nói, quá an phận và nhẫn nhục. Cho nên sự thay đổi theo hướng như các nước vừa nói thì có lẽ trong tương lai gần, tôi không nghĩ có ảnh hưởng gì nhiều tới VN. Nhưng trong tiến trình phát triển dân chủ của thế giới, của cả nhân loại thì rõ ràng đấy là những sự kiện rất bất ngờ và có ảnh hưởng lớn.”

Sức mạnh của lòng dân
Và lịch sử từng chứng minh rằng sức mạnh của lòng dân mới chính là yếu tố sau cùng quyết định sự tồn tại của một chế độ. BS Nguyễn Đan Quế đề cập tới nhân tâm ấy trong xu thế dân chủ hiện nay:

“Nguyện vọng của người dân VN bây giờ là muốn gì ? Nhân dân VN không chấp nhận một sự lạm dụng quyền thế quá đáng của cả một hệ thống chính trị, của cả một hệ thống chính quyền. Nhân dân không thể chịu đựng được nữa. Người ta muốn một nước VN mới, tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ, có tự do. Thì đây là lúc tiếng nói của dân tộc VN, trong đó có tiếng nói của giới bị áp bức thấp cổ bé miệng. Và chính quyền phải nghe. Tôi nghĩ rằng xu thế thời đại sẽ ủng hộ tiếng nói của anh em dân chủ chúng tôi.”
Thưa quý vị, sau khi tạp chí Asia Times cảnh báo tình trạng áp bức, bất công xã hội tiếp diễn tại VN có thể tạo điều kiện cho “hương lài Tunisia” lan tỏa tới VN thì mới đây, nhật báo Tribune De Genève của Thụy Sĩ có bài đề cập tới sự tương đồng giữa chế độ độc tài Tunisia vừa sụp đổ với các thể chế toàn trị như VN và cả TQ.
Nội dung bài báo có đoạn mô rả rằng “Tại TQ và VN, các chế độc độc tài CS đã biến thành tập đoàn Mafia Đỏ tham ô trắng trợn, cai trị không khoan nhượng từ hơn 6 thập niên nay, nơi mà sự đàn áp đẫm máu còn tàn tệ gấp nhiều lần chế độ Ben Ali ở Tunisia… Dân chủ chỉ có được khi chính người dân bất mãn cùng cực, nổi dậy, xuống đường biểu tình như đã thấy ở thế giới Ả Rập”.

No comments:

Post a Comment