Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Friday, February 11, 2011

Biểu Tình Đả Đảo Vì Quyền Lợi Cộng Đồng hay Cá Nhân.

Người Việt chúng ta thường kêu gọi Đoàn Kết vì quyền lợi Cộng Đồng (bonum commune communitatis). Và nên dẹp bỏ những tư tưởng vì quyền lợi cá nhân (bonum commune hominis).
Nhiều người cho rằng, sự việc một số cử tri trên dưới 40 ủng hộ viên Liên Danh Gió Mới tại Hiu-Tân đã tổ chức biểu tình đả đảo, có thể đã gây ra “ấn tượng xấu” về sự phân hóa trong sinh hoạt Cộng Đồng. Theo tôi, hiện tượng đả đảo đó chưa đủ yếu tố để gọi là dấu hiệu rạn nứt; Nhưng là dấu hiệu của một lằn ranh giữa giới GIÀ và TRẺ, khác biệt về phương cách đấu tranh trong hoàn cảnh hiện tại, cho lý tưởng cứu quốc và kiến quốc trong giai đoạn sắp tới. Tôi tìm được một thuật ngữ pháp lý LaTinh để giải thích về lằn ranh này, Contra principia negantem disputari nequit. Không thể tranh luận với nhau nếu không có cùng một căn bản cột trụ.
Cả hai phía “đả đảo” và “bị đả đảo” đều dùng lá cờ VNCH là vũ khí trọng yếu, để che chở và bảo vệ cho lý tưởng Quốc Gia của mình, khi đối diện nhau tại hiện trường. Phía đả đảo giương cao ngọn cờ Vàng và hô to “đả đảo, đả đảo, đả đảo”, qua hệ thống loa phóng thanh cực mạnh, bao trùm cả một không gian rộng lớn. Còn bên phía những người bị đả đảo, cũng giương cao ngọn cờ Vàng, nhưng với âm thanh bình thường từ cổ họng, để phản hồi những tâm huyết “VNCH muôn năm”. Những trận bão “đả đảo” rất lớn đã lấn áp thính giác mọi người chung quanh. Văn hóa LaTinh gọi đó là trường hợp bạo hành âm thanh để khống chế đám đông, ab abusu ad usum ad captandum vulgus = an inference from an abuse in order to capture the crowd. Binh pháp Tôn Tử gọi đó là chiêu thế Đả thảo kinh xà (Đập xuống cỏ để làm cho rắn sợ). Giới giang hồ tiếu lâm gọi đó là trò hề Rung Cây Nhát Khỉ.
Có nhiều nhi đồng đã phải ôm chặt mẹ và òa lên khóc vì âm thanh “đả đảo” quá cực mạnh, có thể đâm thủng màng nhĩ. Dù gì đi nữa, trong số người đả đảo đó, có những chàng trai hào hùng thủa nào của QLVNCH, những người xứng đáng được đồng bào ngưỡng mộ và tôn vinh, vì họ đã khoác áo treillis, dâng hiến cuộc đời trai trẻ cho lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc. Bây giờ họ đã lớn tuổi, bị thiệt thòi nhiều quá, trong suốt 36 năm qua, so sánh với những đồng minh cùng lứa tuổi, đã mang quân hàm cấp Tướng hay thuộc thành phần lãnh đạo cao cấp trong chính quyền địa phương. Biết nói gì đây, khi quý vị đó hãnh diện cho rằng, họ tham gia “đả đảo” theo tri thức chứ không vì áp lực của ai. Trong thuật ngữ triết học LaTinh, hành vi tham gia đả đảo đó, là adaequatio intellectus nostri cum re, trong Anh ngữ được hiểu là conformity of the minds to the fact. Nghĩa là Hành động theo tri thức, suy nghĩ, sáng suốt.
Theo triết lý chính trị của văn minh Âu Tây, hành động đả đảo từ “tri thức” của họ trên đây, chẳng qua chỉ là động thái của một nhóm đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hội tụ với nhau vì có cùng mẫu số chung trong sự bất mãn về một tình huống nào đó, đã xảy ra ngoài tính toán của họ. Họ quy tụ dưới sự điều động của một lãnh tụ và ban tham mưu nổi tiếng. Họ đả đảo rất năng nổ để chứng tỏ rằng, họ là thành phần “đặc sản”. Họ muốn nhấn mạnh phương thức chống cộng của họ trước sau như một, có ban tham mưu độc lập, sáng suốt, dư thừa khả năng phân tích tình hình chung quanh, và quyết định của họ rất dân chủ, với sự đồng ý của nhiều hội đoàn quân đội và dân sự. Phạm vi hoạt động được thu gọn trong một cái thế giới vỏ sò riêng tư của họ. Họ cũng đồng thời nhấn mạnh về chủ trương giữ chặt cái quỹ đạo vỏ sò ấy, nhất định không uyển chuyển, dù tình thế đấu tranh hiện tại đã ép buộc mọi tổ chức đấu tranh chống cộng, phải thay đổi chiến lược và chiến thuật dưới hình thức bất bạo động. Nôm na là họ chủ trương cô lập (kinh tế, chính trị, ngoại giao) trong phạm vi vỏ sò Việt Nam mà thôi. Không còn niềm tin vào sách lược ngoại giao của Hoa Kỳ trong thế chiến lược Mỹ-Trung Cộng-Việt Nam, không chấp nhận sách lược đối thoại với csvn, nhưng nhóm biểu tình sẵn sàng chơi trò chơi đa nguyên đa đảng với csvn. Cũng không chấp nhận đối thoại với lãnh đạo Trung Cộng về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa; mà chỉ muốn tổ chức biểu tình rầm rộ, yêu cầu “người ta” phải trả lại HS-TS vô điều kiện.
Văn hóa Hy Lạp vào thế kỷ 15-16 gọi hình thức “thu gọn trong vỏ sò” đó, là hình thức alterius non sit qui suus esse potest, Let no man be another's who can be his own. Quan điểm “chỉ trong phạm vi vỏ sò thôi nhá” đã được triết gia Aesop viết ra thành nhiều câu chuyện cổ tích trong truyện thần thoại Hy Lạp. Nổi tiếng nhất là “The Frogs Who Desired A King”, Tập thể Frogs Mơ Ước Một Ông Vua. Chuyện thần thoại này được rất nhiều triết gia trên thế giới phiên dịch để truyền đạt những quan điểm chính trị đầu tiên về Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị, Chiến Tranh, Hòa Bình đã ẩn chứa trong nội dung. Chuyện kể theo tác giả Phaedrus rằng, có một nhóm Frogs sống độc lập và rất tự do, tha hồ giang tay giang chân bơi lội thỏa thích trong một cái hồ rất lớn, như một thế giới riêng tư và thần tiên. Dù được bơi lội Tự Do nhưng phải cạnh tranh, đụng chạm về môi trường sống, nên tập thể Frogs mong muốn có một hệ thống pháp luật cơ bản (laws). Phũ phàng thay, khi đối diện với thực tế, ngay trong nội bộ Frogs có quá nhiều quan điểm khác biệt về một hệ thống luật lệ có thể vừa lòng tất cả, cho nên giấc mộng One Laws Fits All đã không thành sự thật. Một ngày kia, nhóm Frogs bèn cầu xin vị thần Zeus ban cho một lãnh tụ. Thần Zeus từ trời ném xuống một lãnh tụ Frog vào cái hồ nơi Frogs đang quy tụ, tạo ra một tiếng động rất lớn khi Frog va chạm mặt nước trên hồ, làm nhiều Frogs trong hồ hoảng sợ. Do sự va chạm mặt hồ quá mạnh, nên vị lãnh tụ Frog đầu tiên đã bị thương tích, chỉ ngoi lên được mặt hồ, và sau đó trở nên bất khả di động. Đệ nhất lãnh tụ đã van xin thần Zeus ban cho một Lãnh tụ Frog mới thay thế. Lãnh tụ Frog thứ hai từ trời xuống, không phải là loài Frog, mà lại là rắn nước. Vừa tới được hồ, rắn bắt đầu ăn thịt Frogs trong hồ. Tập thể Frog bất ổn và khiếu nại thần Zeus. Trớ trêu thay, câu trả lời từ thần Zeus cho tập thể Frogs là “Phải đối diện với những hậu quả” kể cả việc xin ban cho một lãnh tụ. Từ đó tập thể Frogs trong hồ đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng.
Đến khoảng thế kỷ 15, William Caxton, một nhà buôn người Anh đã chuyển ngữ toàn bộ câu chuyện “Frogs Xin Trời Ban Cho Lãnh Tụ” trên đây và kèm thêm một ngụ ngôn rất giá trị để ám chỉ tham vọng hão huyền của tập thể Frogs, “Đừng đánh mất Tự Do, bởi vì không gì quý giá hơn Tự Do”. Mãi đến năm 1960, thi hào James K. Baxter của Tân Tây Lan, đã ghi lại cảm tưởng trong câu kết thúc của một bài thơ ngụ ngôn về câu chuyện Frogs Xin Trời Ban Cho Lãnh Tụ trên đây,A democratic people have elected, King Log, King Stork, King Log, King Stork again”. Nôm na là, một lãnh tụ đã được bầu ra, Vua Log, Vua Stork, Vua Log, Vua Stork thêm lần nữa. Câu chuyện thần thoại về loài Frogs trên đây, đã được nhiều tác giả Tây Phương hiện đại făng-ta-di, qua nhiều ngụ ngôn khác nhau, với sắc thái chính trị, để nhắn nhủ các phe nhóm cầm quyền về phương diện Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị. Tác giả Robert A. Heinlein trong nhiều bài tham luận ở thế kỷ 20, đã đem câu chuyện Frogs trên đây vào những bài phân tích tình hình chính trị trong những giai đoạn bầu cử. Trong văn hóa VN chúng ta, ảnh hưởng của thần thoại đó được thể hiện qua khẩu hiệu Ếch ngồi đáy giếng, Ếch Trèo Miệng Giếng v.v...
Thật ra, họ tương cầu tương ứng trong biểu tình đả đảo, để giải bày những uẩn ức tồn đọng trong tri thức từ lâu. Tôi không dám lộng ngôn cho đó như là những hình thức cầu nguyện thần Zeus ban cho họ một lãnh tụ hợp tình và lý. Nhưng cảnh tượng hội tụ đó, tôi chưa bao giờ tưởng tưởng sẽ xảy ra giữa những người cùng một lý tưởng ôm ấp lá cờ Vàng. (Không cần nói toạc móng heo, ai cũng đã biết, vì kết quả bầu cử do 9000 cử tri định đoạt, đã không đem đến phần thắng lợi cho LD Gió Mới do lá bài Chu Mỹ Dung LÃNH ĐẠO. Chuyện đấu tố Ls Hoàng Duy Hùng chỉ là bề ngoài, là một kỹ thuật khai thác tinh vi để triệt hạ HDH, để kiếm phiếu, để thắng cử, để đạt được mục tiêu chính trị. Còn ĐIỂM chính ở đây, là cơ hội thu gọn phạm vi hoạt động Cộng Đồng trong quỹ đạo của một phe nhóm, rồi bước vào giòng chính, rồi phát huy công danh sự nghiệp và … để quyền lợi phe ta được lâu bền, sau này).
Nếu có sự rạn nứt, thì tôi lo lắng cho nhóm biểu tình ấy sẽ gây ra rạn nứt chính trong hàng ngũ của họ, dựa trên triết lý chính trị cao siêu từ tác phẩm La ngữ nổi tiếng De Cive (On The Citizen) của triết gia Ăng Lê Thomas Hobbes xuất bản năm 1642, trong đó có một câu ngạn ngữ bất hủ ở phần cuối, nhắc nhở citizen nên suy nghĩ kỹ càng trước khi tuyên chuyến với Cộng Đồng mà nhóm tuyên chiến lại là những phần tử của cộng đồng. ”Bellum omnium contra omnes” (có nghĩa rất thâm thúy war of all against all.) Như vậy, họ mở ra trận war đả đảo cho mục tiêu thuận hay nghịch, for all or against all? Trọng tâm của nhóm biểu tình đả đảo đó là gì? Xây dựng cộng đồng cho tốt đẹp hơn hay phá hoại những gì tốt đẹp mà CĐ đang có? Nói nôm na, nhóm người đả đảo ấy, đang ở vị trí ngược chiều GIÓ, khi họ theo đuổi mục tiêu chống lại sức mạnh vô hình của 9000 lá phiếu đã quyết định về TƯƠNG LAI của CĐ Hiu-Tân, dưới hình thức bầu phiếu trong phạm vi của cơ chế vô vị lợi 501(c)(3) vừa qua. Nếu chịu khó lang thang trên mạng, thì sẽ biết rõ, không có một thứ luật liên bang, hay tiểu bang nào, ràng buộc một cơ chế 501(c) phải tổ chức bầu cử như thế này hay thế kia, kín hay hở, theo tiêu chuẩn của một cuộc bầu cử do chính quyền tổ chức. Bởi vì chính quyền là một cơ chế có quyền lực, nhân lực, ngân khoản, phương tiện và điều kiện dồi dào bên cạnh một hệ thống luật pháp rõ ràng. Còn CĐ Việt Nam chỉ là một tổ chức thiện nguyện, chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện hạn hẹp cho phép, để làm dâu trăm họ. Ai tuyên chiến phủ nhận kết quả bầu cử một cách quá khích như vậy, chẳng khác nào đang chống lại 9000 cử tri đã bỏ thì giờ vàng ngọc, để đóng góp vào nỗ lực xây dựng CĐ, qua hình thức lá phiếu bầu, để chọn những mảnh đời “ăn cơm nhà làm việc chùa” cho CĐ.
Thành khẩn xin quý ngài hãy dằn cơn nóng giận trong “tri thức” đầy tham sân si, hãy từ từ hớp những ngụm trà TRUNG CỘNG loại sang trọng, và suy ngẫm câu ngạn ngữ LaTinh dành cho tình cảnh khó khăn, của những thiện nguyện khi phải làm dâu trăm họ. Quot homines tot sententiae, there are as many opinions as there are people, hay nôm na, càng nhiều người càng nhiều ý kiến. Ủy Ban Bầu Cử không thể thỏa mãn một nàng dâu trong số trăm người dâu, để tổ chức “bầu cử kín” hơn được. Nếu thiếu thận trọng, các “thùng phiếu kín” đó, sẽ bị rơi vào bẫy sập của những chàng rể ma giáo, lợi dụng sự kín đáo của phòng kín để … mang thắng lợi về cho phe phái họ.
Nói cho cùng, dù có ngang bướng hết thuốc chữa để ngụy biện cho kế hoạch tháo cáy, nhưng chuyện bầu cử coi như gạo đã thổi thành cơm, tiến trình bầu cử đã xong, lễ ra mắt Tân HĐĐD đã xong, với sự tham dự của hơn ngàn người ngày 30-01-2011 vừa qua. (Trong khói hương nghi ngút tỏa ra từ bàn thờ Tổ Quốc của những người VN lưu vong, phải công tâm chấp nhận một nguyên lý vô hình, dù Ủy Ban Bầu Cử có ba đầu sáu tay đi nữa, cũng không thể nào qua mặt được 9000 đồng hương tị nạn CSVN)
Sự xuất hiện với cờ Vàng, âm thanh cực mạnh, để hô hoán “đả đảo tẩy chay kết quả bầu cử” của gần 40 người chống đối ấy, chỉ gây ra ấn tượng về một hành vi nhằm phá hoại sự bình an của cộng đồng người Việt. Trong triết lý chính trị của văn hóa Hy-Lạp cổ, dân chúng sẽ giải thích hiện tượng đả đảo kia là trường hợp “condemnant quod non intellegunt, They condemn because they do not understand.” Họ biểu tình vì họ không hiểu rõ những uẩn khúc trong kỳ bầu cử vừa qua.
Hàng trăm người di chuyển trên đại lộ Bellaire hôm ấy đã trầm trồ, nếu thật sự 40 người đó muốn thu hút cảm tình của 9000 cử tri trong cuộc bầu cử 3 năm tới đây, thì ngay từ bây giờ họ phải thể hiện dũng khí của giới trí thức trong xã hội văn minh, cũng như khả năng đắc nhân tâm qua những chương trình thiện nguyện Nhà Việt của họ. Nên nhớ rằng, dù đa số cử tri chọn lựa phương án thầm lặng, nhưng âm thầm không có nghĩa là họ không theo dõi các diễn tiến vận động tranh cử trước khi quyết định lá phiếu. Họ có dư thừa sáng suốt để phân biệt trắng đen, chánh tà trong các sinh hoạt CĐ, theo chiều quay của văn minh nhân loại. Đừng đổ thừa cho đài truyền hình BYN hay làn sóng Saigon 900 AM, hay cơ quan truyền thông nào cả. Mà hãy tự đấm tay vào ngực “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Thử hình dung đến ân tượng về một Bác Sĩ Nha Khoa ứng cử Chủ Tịch Cộng Đồng, nhưng phát ngôn rất vô tư và vô kỷ luật, bất chấp hậu quả, chỉ nói về mình, chung quanh cái ta của mình và cho mình ên nghe thôi, thì làm sao thuyết phục người đối diện. Vấn đề là ở chỗ thiếu lễ độ và kém giao tế đó.
Có một câu ngạn ngữ La tinh rất thích hợp với tri thức của những sĩ phu ngang bướng và kiêu ngạo, quod natura non dat, non praestat, what nature does not give, does not provide, cái gì đấng tạo hóa không ban cho, không thể thay thế được. Một cách nôm na, là nếu ông Trời không cho người đó trí khôn, thì trí khôn của người đó sẽ không thể nào thay thế được, cho dù người đó có trình độ học vấn rất cao (education cannot substitute the lack of brains.) Đốc sự hành chánh không có nghĩa là đủ trí thông minh về tổ chức bầu cử trong môi trường rắn-5-đầu 501(c). Sĩ quan tình báo Hài Quân không có nghĩa là có khả năng khôn như rận, để phân biệt ai là địch ai là ta. Phó chủ tịch một đảng cách mạng không có nghĩa là có trình độ “thủ đoạn chính trị” để biến hóa những gì đen đủa thành trắng tinh được. Một nhà báo lâu năm, một nhà thơ thất ngôn bát cú uyên bác, một chủ nhân đài phát thanh ban đêm có khả năng ru ngủ, không có nghĩa là có nhiều tinh xảo trong việc phổ biến những phóng sự zỏm, những quan điểm đối kháng xập xí xập ngầu. Một bác sĩ nha khoa có tài hùng biện trước ống kính hay làn sóng điện, không có nghĩa là dzễ dzàng thuyết phục được bệnh nhân nhắm mắt lại, nhe răng ra, để nha sĩ vô tư mần thịt. Cho nên, xin thưa quý ngài, đừng coi thường yếu tố tri thức (sự sáng suốt) của cử tri, đừng chụp mũ họ, nếu muốn họ thương yêu mình qua một lá phiếu trong lần bầu cử tới, dù là lá phiếu cho lý tưởng thiện nguyện hay công danh sự nghiệp.
Thật ra, ngài Lão Tử của tôi trong Đạo Đức Kinh chương 47, có dạy rằng 不 出 戶, 知 天 下. “Bất xuất hộ, tri thiên hạ.”, nôm na là không cần ra khỏi nhà mà vẫn biết rõ chuyện thiên hạ, do kinh nghiệm trường đời. Cho nên, dù Bà Chu Mỹ Dung có cố tình đổ lỗi cho người khác là lý do khiến bà thất cử, và để cho bà tạo được cái cớ “Kim thiền thoát xác” (con ve sầu vàng lột xác,) nhưng sự thất vẫn là sự thật. Miệng lưỡi sắc bén như lưỡi dao lam, với lời lẽ thiếu cẩn trọng trước mặt cử tri, tham mưu kém, kế hoạch vận động lá phiếu nghèo nàn, chủ trương phục vụ đồng hương viễn vông, lệ thuộc vào ngoại lực zỏm để tranh cử, chính là lý do bị thua phiếu bầu.
Có nhiều người nhờ tôi chuyển lời khuyên của một số cử tri đã bỏ phiếu cho Gió Mới: Nếu muốn thắng cử trong 3 năm tới, liên danh GIÓ MỚI cần phải ổn định lại nội lực, kiểm điểm lại khả năng đắc nhân tâm của Thụ Ủy Liên Danh mình, và phát huy ngoại lực nhiều hơn nữa.
Binh pháp Tôn Tử có chỉ dạy các tướng quân một chiêu thế khi thất trận đó là "Tá thi hoàn hồn" rất đơn giản, dễ hiểu. Sau khi bị thất bại, nên xử dụng Tá thi để lợi dụng một lực lượng nào đó mà thi hành trở lại chủ trương thật sự của mình. (Trong trường hợp này phải chứng tỏ với cử tri về chủ trương của nhóm Gió Mới là phục vụ cộng đồng hay phá hoại CĐ) Chiêu thế Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) của Gió Mới sau khi thất cử, hình như không hội đủ yếu tố thuyết phục. Bởi vì Gió Mới đã “chicken” khi mượn xác BẦU CỬ KHÔNG CÔNG BẰNG, hay mượn xác ỦY QUYỀN cho người khác (không giấy tờ chứng minh) để đảm trách việc khiếu nại kết quả bầu cử giùm cho 12 người GIÓ MỚI. Hoặc mượn xác HĐGS và TRUYỀN THÔNG như là hình thức trưng đầu heo bán thịt chó… để thuyết phục Cộng Đồng tẩy chay kết quả bầu cử, ngõ hầu LD Gió Mới dành được sự thắng cử, không thể thuyết phục được ai, ngoại trừ 40 người trong toán biểu tình. Tuy nhiên, dùng kế Tá thi này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì kết quả như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn xác loài quỷ hút máu người thì chẳng khác gì rước họa vào thân (như trường hợp mượn xác một tên ma đầu, hay mượn xác một nhóm đầu mèo đuôi chuột… không phù hợp với bất kỳ một tĩnh từ nào trong tự điển tiếng Việt, để hoàn hồn). Trong đêm kiểm phiếu, HDGS vắng mặt, Thụ Ủy LD Gió Mới và các ứng viên khác cũng vắng mặt. Đối với Ủy Ban Bầu Cử, đó là dấu hiệu bỏ cuộc, tự ý rút lui ra khỏi cuộc tranh đua. Chuyện khiếu nại chỉ là một kiểu “Tá Thi”.
Về phương diện tuyên truyền để thu hút quần chúng, trong các lớp học về truyền thông báo chí cơ bản, tài liệu giáo khoa đều luôn luôn đề cập đến nguyên lý “people want news, but they want real news, not some nobody's opinion”, (nghĩa là khán thính, độc giả luôn luôn muốn biết về tin tức trong ngoài, nhưng tin tức phải xác thực, chứ không phải là những ý kiến riêng tư của ai đó lồng vào bài phóng sự cho mục tiêu cá nhân). Và một bài phóng sự đúng nghĩa phải có đính kèm hình ảnh như là những dữ kiện quan trọng, mà một phóng viên không thể thiếu sót trong điều kiện kỹ thuật camera hiện đại, chỉ cần chĩa máy vào đối tương và bấm nút là có hình chụp ngay. Người ta muốn thấy và nghe phóng sự từ nhiều phía khác nhau để rộng đường dư luận; và dữ kiện được loan tải phải đúng với sự thật. Phóng viên A sẽ loan tải về một góc của sự việc và phóng viên B ở một góc cạnh khác, là những sinh hoạt phóng sự rất bình thường trong xã hội văn minh Tây phương. Và khán thính giả sẽ theo dõi các phóng sự từ nhiều phía để rồi … phán đoán đâu là sự thật và đâu là hư cấu.
Những phóng sự biểu tình của Tâm báo DEP với báo cáo không thành thật về con số 200 trong khi nhân số thật sự có mặt tại hiện trường chỉ khoảng 40, làm sao đắc nhân tâm cho được. Họa chăng, chỉ được đón nhận như luồng GIÓ MỚI thổi đến, để an ủi TƯƠNG LAI tuổi già qua những câu chuyện giải trí. Thuật ngữ LaTinh đặt tên kiểu phóng sự Tâm báo DEP là cum grano salis, Too much salt, Nhiều Mắm Muối Quá. Không lẽ phải ví von NHỮNG phóng sự công phu của Tâm báo DEP, một người hay vỗ ngực khoe rằng có trên 20 năm kinh nghiệm truyền thông, như là NHỮNG câu chuyện hài hước đầy hư cấu. Tâm báo DEP bỗng nhiên đã đoạt chức vô địch về phóng sự những cậu bé lên năm, hí ha hí hửng ngậm ống đu đủ cỡ ngón tay út, thổi ra bong bóng bọt to bằng cái đầu, rồi mừng rỡ reo hò với mẹ, balloon, mẹ ơi, con thổi ra balloon bự quá mẹ ơi; Dĩ nhiên Mẹ nghe xong, mẹ hiền hòa xoa đầu con, ngó quanh coi có ai theo zõi những hành vi thổi ống đu đủ của con mình không, và nói khẽ 'con ngoan của mẹ'.
Qua buổi biểu tình với nhân số khiêm nhường trên dưới 40 như vậy, mỗi câu “đả đào” dù được phóng đại bởi một giàn âm thanh cực mạnh đến đâu, hên lắm thì đến được lỗ tai con mắt của sứ quán CSVN tại địa phương để … động viên chiến dịch lũng đoạn cộng đồng. Trong số người tham gia biểu tình đả đảo, có Luật Gia, Đốc Sự Hành Chánh, Sĩ Quan cao cấp, Bác Sĩ, Kỹ Sư … thì tại sao không đeo thêm kiếng sáng suốt để được viễn kiến rằng, những thành công do tài nghệ “đả đảo” từ một phe phái Quốc Gia này dành cho nhóm Quốc Gia kia, là sự thắng lợi lớn lao của viên Tổng Lãnh Sự CSVN Lê Dũng, đối với sách lược “suy giảm tiềm năng chính trị khối người Mỹ gốc Việt.” Chắc chắn ông Dũng đang hồ hởi rung đùi vì ông ta bất chiến tự nhiên thành, khi chiến dịch đả đảo người Quốc Gia, được đề xuất từ ngay trong nội bộ người Việt Quốc Gia tị nạn, đã vô tình gián tiếp giúp ổng Dũng có thêm thành tích để báo cáo với thượng cấp. Những người cầm quyền tại VN hiện nay, không gì “fấn khởi” hơn khi nhận được báo cáo, có ít nhất 36 người Quốc Gia, đang chống lại hàng ngàn những người Quốc Gia khác, đã từng chung giới tuyến với họ, chỉ vì khác biệt phương thức chống cộng và một số đụng chạm cá nhân, và kết quả bầu cử CĐ đã không theo ý muốn của họ. Nhóm 36 nhân vật đó có lẽ đã vô tình không biết rằng, trước mắt là một cái bẫy to tướng của nghị quyết 36, mà đảng CSVN đã dàn dựng, để chính kẻ thù của csvn “chấp hành” nghiêm chỉnh nghị quyết của csvn để nhằm gây thiệt hại đối với người Quốc Gia, hơn cả mức độ mà TƯ đảng csvn mong mỏi. Đó là kế hoạch dụng nhân như dụng mộc, theo khả năng mỗi đối tượng (khai thác hệ thống âm thanh cực mạnh, vận dụng môi trường báo chí, email, rỉ tai, đồn đại, loan tin xập xí xập ngầu …) để phân hóa tiềm năng chính trị của cộng đồng người Việt sống xa tổ quốc, bằng mọi thủ đoạn và bất chấp dư luận.
Vấn đề ở đây là nguyên do chủ yếu của chiến dịch “tẩy chay đả đảo” ấy được “chấp hành nghiêm chỉnh” vì Quyền Lợi Cộng Đồng bonum commune communitatis hay Quyền Lợi Cá Nhân bonum commune hominis ?
Câu trả lời sẽ không đến từ hai anh em Ls Hoàng Duy Hùng hay Ls. Teresa Ngọc Hoàng của thế hệ thứ hai. Nhưng đến từ tri thức của những bậc cha anh thuộc thế hệ thứ nhất, theo tinh thần của một khẩu hiệu LaTinh rất phổ biến trong giai đoạn cuối của một cuộc nội chiến tại nước Anh vào thế kỷ 15. Đó là thời gian tranh giành quyền lực giữa các phe phái và cũng là thời gian khởi đầu cho những diễn biến Dân Chủ, Pháp Trị. Aut pax aut bellum, either peace or war. Chiến tranh hay Hòa Bình.
Võ Đức Quang
Feb 09, 2011

No comments:

Post a Comment