Việt Nam đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong phòng chống HIV/AIDS
Lên tiếng trong một chương trình của Đài Tiếng Nói Việt Nam mới đây, ông Chu Quốc Ân, phó Cục trưởng Cục Phòng Chống HIV/AIDS, thuộc Bộ Y tế cho rằng, trong 20 năm qua nhà nước Việt Nam đã huy động cả hệ thống chính trị và tập thể nhân dân cho chiến dịch phòng chống căn bệnh hiểm nghèo này.Ông nói, mạng lưới y tế đã kiềm chế được tốc độ lây lan của HIV, nhờ vậy số lượng bị lây nhiễm đã giảm từ 15 000 đến 20 000 người mỗi năm. Cách đây chừng bốn năm, tại Việt Nam số người bị nhiễm HIV có thể lên tới 30 000 người.
Ông cho biết là hiện nay chánh phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các phương tiện an tòan, điều trị tích cực, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân HIV, song song với việc cải thiện đời sống của họ về nhiều mặt. Một số chính sách ưu đãi thành phần này cũng được ban hành và áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện giúp đỡ họ thiết thực và sau khi chữa trị HIV, cai nghiện ma túy, những đối tượng này có công ăn, việc làm, hầu trở về một cuộc sống hòan lương.
Ông Steve Kraus, Giám đốc khu vực Á Châu, Thái Bình Dương của cơ quan Liên Hiệp quốc về phòng chống AIDS cũng ghi nhận là Việt Nam đã xây dựng được một bộ luật về phòng chống HIV. Ông nhấn mạnh rằng, qua những thànhtích cụ thể, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả cao khi cùng làm việc với các đối tác khác hầu nỗ lực giải quyết tận gốc rể vấn đề đối phó với HIV.
Bác Sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên Phó Giám Đốc bệnh viện nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia y tế hiện cộng tác với Viện Nghiện cứu, đại học Oxford, Anh Quốc, nhìn nhận là Việt Nam đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác phòng chống HIV:
“Công cuộc phòng chống HIV ở Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ, mặc dầu là chúng tôi chưa thấy thỏa mãn về kết quả đó, nhưng nếu so sánh với thời gian 10 năm trước thì quả là có hiệu quả rõ rệt. Trước đây, bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị với thuốc đặc hiệu, lúc đó thuốc chống virus không có. Bây giờ, có thuốc để sử dụng dễ dàng, một phần nhờ các chương trình hỗ trợ quốc tế của Hoa Kỳ và nhiều trường đại học như Harvard, cơ quan CDC, gần đây có những nghiên cứu về Methadol. Nói chung là đã có nhiều biện pháp làm giảm hậu quả của việc chính ma túy bằng đường tỉnh mạch là cách lây truyền bệnh chủ yếu ở tại Việt Nam.
Các bệnh nhân hiện nay cũng được điều trị theo hệ thống từ các bệnh viện ở thành phố xuống tới các quận, huyện, đều có chương trình chữa trị cho các bệnh nhân HIV.”
Bác sĩ Hiền cũng tán thành sáng kiến tổ chức một cuộc thi hoa hậu “Dấu Cộng Duyên Dáng” với các thí sinh là người từng sống với HIV, mà đài chúng tôi đã có bài gởi đến quý vị trong một chương trình phát thanh trước:
“Theo chủ trương chung thì người ta khuyên là mình không nên phân biệt đối xử , mình phải coi họ là một người bình thường. Nếu có tổ chức như vậy thì là chuyện hay, bởi vì điều đó chứng tỏ, trong cộng đồng thì mọi người đều sống như nhau. Nếu tổ chức thi hoa hậu cho những phụ nữ bình thường thì những phụ nữ không may bị nhiễm HIV cũng sẽ có cơ hội y như vậy.”
Thành tích - thực tế
Các chuyên gia y tế trong và ngoài nước đều nhắc tới những thành tựu được đánh giá cao mà Việt Nam gặt hái được trong chiến dịch ngăn chống HIV, còn phía người dân thường thì suy nghỉ như thế nào, về kết quả được cho là rất hiệu quả đó. ÔngSang, một người dân Saigon có dịp tiếp xúc thường xuyên với các bệnh nhân HIV/AIDS, khi họ đến bệnh viện Gia Định xin điều trị, kể về khía cạnh mà ông cho là chuyện thấy trước mắt:
“Cái đó thì chắc chắn tôi không thể tin được, bởi vì khi ra bên ngoài thì mình thấy nhởn nhơ trước mắt, người bệnh HIV phải tự bảo vệ lấy mình chứ không kêu réo ai được. Thành tích đó chỉ là trên mặt báo chí, tư tưởng thôi, thực tế cuộc sống thì không như ý muốn được, những người mà va vào con đường đó thì tự gia đình họ phải gánh vác lấy. Hòan cảnh thực tế của xã hội, nói đúng ra là cũng còn nhiều trị trệ lắm, chứ không như theo như ý muốn của báo chí được, đó là ý kiến của những người ở đây sống với thực tế.”
Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh AIDS và HIV, giới truyền thông quốc tế đang hành nghề tại Việt Nam đặt vấn đề với chánh phủ Hà Nội, là không nên xử phạt nghiêm khắc những người bị nhiễm HIV hay dùng biện pháp mạnh đối với những người kém may mắn này, trái lại nhà nước cần phải gia tăng các công tác và phương tiện chữa trị cho họ.
Hơn nửa, Việt Nam là quốc gia có phần lớn dân số thuộc thế hệ trẻ, có nghĩa là những đối tượng có thu nhập thấp, thiếu mọi phương tiện, vì thế nhà nước nên đẩy mạnh các chương trình hướng dẫn, giải thích, giáo dục về nguy cơ chết người của HIV/AIDS, đối với những thành phần được xem là “non dạ”, thiếu hiểu biết.
No comments:
Post a Comment